Hôm nay,  

Mừng Lễ Tạ Ơn

20/11/201500:00:00(Xem: 16116)

Tác giả: Lê Ngọc Anh
Bài số 3676-18--30176vb6112015

Ngày Thanksgiving đang tới. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Lê Ngọc Anh là chuyện lễ tạ ơn đầu tiên trên đất Mỹ. Tác giả là cư dân Wisconsin nhưng hiện đang thăm Nam Cali, viết "Mừng Lễ Tạ Ơn / Happy Thanksgiving” như một chia xẻ về những ngày sống trên Nước Mỹ. Mong bà tiếp tục viết.

* * *

Lễ Tạ Ơn đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ tại Thành Phố Westminster, Nam California, cách đây mười chín năm. Lúc đó chúng tôi mới đến Mỹ được vài tháng.

Hãng của chồng tôi, nhân dịp lễ tặng nhân viên mỗi người một con gà tây to tướng. Tôi tần ngần trước con gà tây, không biết phải thanh toán nó như thế nào đây? Nướng ư? Không xong, vì cái lò nướng của nhà tôi quá cũ kỹ, nó không chịu làm công việc đó. Sau một hồi vận dụng đầu óc, tôi đi đến quyết định nấu cary gà tây, nhưng mà nồi đâu mà nấu cho hết. Lại phải diễn một màn đi mượn nồi... Xóm tôi ở chung quanh phần đông là dân H.O., nên mượn một cái nồi to đúng cỡ cũng không khó. Ra chợ Mỹ gần nhà, mua khoai tây và các thứ linh tinh cũng tạm đủ gia vị để nấu cary.

Cuối cùng, tôi cũng giải quyết được con gà tây khổng lồ đã làm khổ lòng tôi không ít, vì tôi phải đánh vật với nó khi chặt ra thành những miếng nhỏ để nấu. Món cary nấu xong được phân phối tới cửa nhà của hàng xóm, kèm theo một nụ cười và một câu nói mang âm hưởng năn nỉ: "Các bác ăn dùm! Cảm ơn!". Có lẽ thấy khuôn mặt tôi thành khẩn quá, cộng vào đó không nấu mà cũng có ăn, nên ai cũng hoan hỉ đón nhận. Thật là mừng hết lớn vì sợ ế. Phần còn lại được lũ bạn học của con trai tôi chiến đấu sạch sẽ, còn tấm tắc khen ngon và bảo đây là lần đầu tiên chúng nó được ăn cary gà tây. Tôi nói: "Không có lần thứ hai đâu các con!". Dù làm một lễ Tạ Ơn không theo đúng truyền thống và ý nghĩa của người bản xứ, nhưng chúng tôi đã cũng đã có một mùa Thanksgiving đáng nhớ.

Lễ Tạ Ơn gần đây nhất của chúng tôi vào khoảng thời gian năm ngoái - 2011, là lễ Tạ Ơn đầu tiên của vợ chồng tôi ở xứ tuyết Wisconsin với gia đình con trai. Trong một đêm trước lễ Tạ Ơn hai ngày, tôi cảm thấy mệt và khó thở, toàn thân run bần bật như người mắc mưa, đo áp huyết thì thấy cao kinh khủng. Tôi đánh thức chồng con dậy, con tôi nói phải gọi 911 ngay.

Chỉ trong chốc lát toán cấp cứu địa phương đã có mặt, tiếp đến là xe cấp cứu và toán nhân viên y tế của bệnh viện cùng tới kịp thời. Sau khi khám nghiệm, họ quyết định chở tôi vào ngay bệnh viện. Họ đã làm tất cả các cuộc xét nghiệm. Các bác sĩ và y tá cùng rất ân cần và dịu dàng. Với vốn Anh Ngữ của thời Trung Học, tôi yêu cầu họ nói chầm chậm, nếu nhanh quá sẽ không lọt vào lỗ tai của tôi. Họ cười thông cảm và thong thả giải thích tình trạng sức khoẻ của tôi, cùng cách thức theo dõi bệnh trạng và việc sử dụng thuốc men.

Từ lúc cấp cứu cho đến lúc xuất viện, họ không hề hỏi đến bảo hiểm hay bất cứ thứ gì ngoài họ tên của tôi, ngày tháng năm sinh, và địa chỉ. Cấp cứu bệnh nhân là ưu tiên số một. Trước khi tôi ra về, các bác sĩ và y tá trong phòng tới chúc mừng tôi sẽ có một lễ Tạ Ơn vui vẻ tại nhà và yên tâm chữa bệnh. Những cái bắt tay, những vòng tay ôm ấm áp tình người đã thể hiện đúng tinh thần "Lương Y Như Từ Mẫu". Họ với tôi là những người không cùng tiếng nói, không cùng sắc tộc, nhưng họ đã đối xử với tôi với đầy tình nhân ái.

Qua sự việc trên, tôi bỗng thấy... nhớ Mẹ. Ngày còn bé tôi ít gần Mẹ vì bà bận bịu buôn bán. Sau khi thôi học ở nhà giúp Mẹ trông nom cửa hàng thì tôi mới thực sự gần gũi Mẹ. Thời thiếu nữ của tôi ở Pleiku, tôi học được ở Mẹ nhiều điều bổ ích cho đời sống. Mẹ tôi học rất ít, nhưng bà là người có kiến thức và có những suy nghĩ rất cấp tiến so với những người cùng độ tuổi của bà. Mẹ tôi thường nói sống ở đời điều quan trọng là phải biết nhớ ơn, biết tôn trọng, và biết cảm thông. Cửa tiệm nhà tôi ở ngay cổng Chợ Mới Pleiku, người người qua lại rất tấp nập vào buổi sáng, nhưng vào buổi trưa thì vắng khách. Tôi thường hay nhổ tóc sâu cho Mẹ, bà chỉ cho tôi xem tướng người ta qua từng bộ phận trên khuôn mặt. Đó là những kinh nghiệm mà bà đã tích lũy qua sự tiếp xúc với nhiều người. Sau này tôi đem ra áp dụng và được khen là đã đoán đúng tính tình của mọi người.

Bài học đầu tiên Mẹ dạy là phải biết nhớ ơn. Bà nói những gì mình có được như nhà, xe, tiền bạc,..là do khách hàng đem tới. Buôn bán giống như đi làm dâu trăm họ, mình phải biết làm vừa lòng khách và tôn trọng khách, bất kể họ là thành phần nào trong xã hội. Không bao giờ đánh giá khách hàng qua quần áo hoặc bộ dạng của người ấy.

Có nhiều người khi nhắc tên ca sĩ hoặc nghệ sĩ, thường hay kêu con nọ thằng kia. Mẹ tôi nói các cụ ngày xưa không coi trọng nghề xướng ca, nhưng mình không nên gọi họ là con ca sĩ X hát hay quá, hoặc thằng nghệ sĩ Y diễn vui quá... Phải tôn trọng họ, vì họ mang tiếng hát và niềm vui đến cho chúng ta. Phải gọi họ là cô nọ hay anh kia.

Lễ Tạ Ơn của nước Mỹ gợi cho tôi nhớ nhiều những chuyện đã xẩy ra trong đời sống chung quanh mình. Nhớ ơn ai, không phải đợi đến ngày lễ Tạ Ơn trong năm mới thể hiện, nhưng dù sao đó cũng là ngày nhắc nhở mình "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" như các cụ già thường nói. Có những điều mình chợt quên, ngày lễ này gợi lại cho mình nhớ phải làm một cái gì để thể hiện lòng biết ơn. Cũng có những điều tuy đơn giản, nhưng rất giá trị trong đời sống, mình có được và hưởng được, nhưng mình không biết trân quý. Buổi sáng thức dậy, ánh nắng xuyên qua khung cửa sổ, kéo bức mành lên tôi thấy những con sóc nhỏ nhanh nhẹn chạy nhẩy trên mặt đất và những cành cây thật dễ yêu. Hàng cây sau vườn, lá bắt đầu chuyển màu và tạo thành một bức tranh có màu sắc đẹp lạ lùng đối với tôi. Lá rụng bay trong gió buổi trưa rơi xuống đất, vang lên âm thanh sào sạc, gợi cho tôi cảm nhận mùa thu đã về, và cũng cho tôi biết thế nào là mùa thu, một mùa thu đúng nghĩa.

Xin đa tạ đất trời cho tôi thấy rõ rệt bốn mùa trong năm, cây xanh, mưa mát, nắng chói, lá vàng, lá đỏ, và tuyết trắng. Cảm ơn mưa cho xanh lá. Cảm ơn nắng lên sau nhiều ngày mưa ướt át. Cảm ơn gió thổi lá thu bay cho thi sĩ làm thơ và nhạc sĩ viết những bài hát hay cho đời thưởng thức. Cảm ơn trăng huyền ảo trải xuống hàng cây khô ven đường. Cảm ơn mùa xuân cho cỏ cây hoa lá đơm bông, làm vui đất trời và làm vui con người. Cảm ơn những khắc nghiệt của cuộc đời, cảm ơn những đổi thay đau lòng nhưng đã giúp tôi được trưởng thành hơn. Xin cảm ơn những người bạn đã cho tôi hiểu thế nào là tình bạn, một tình bạn chân thành. Bạn đã cho tôi những tình cảm ấm áp, cùng dìu dắt nhau qua những ngõ hẹp của cuộc đời. Những người thiếu phụ đôi mươi thay chồng săn sóc và dạy dỗ con, vừa làm mẹ và vừa làm cha, sống mòn mỏi trong những năm tháng dai dẵng đợi chờ..."Ngày về xa quá! Người ơi...!".

Ngày hôm nay, dù ý nguyện chưa đạt, nhưng tôi bằng lòng với những gì đang có, vì tôi tin rằng mỗi người đều có một định mệnh đã được an bài, không phải muốn là được. Xin tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Thượng Đế đã cho con những hạnh phúc đơn sơ mà quí giá, đã cho con một đức tin, một chỗ dựa tinh thần để con vững chãi bước về phía trước.

Xin tạ ơn quê hương Việt Nam đã cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm. Dù buồn, dù vui, và dù đau xót, quê hương Việt Nam vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi. Cùng xin tạ ơn quê hương mới, nơi dung thân của những người ra đi mà vẫn mang theo quê hương Việt Nam trong từng nỗi nhớ...!!! Cũng chỉ vì hai chữ "Tự Do".

Lê Ngọc Anh

Ý kiến bạn đọc
02/12/201501:44:43
Khách
Thưa chị Quỳnh,
Người ngoại giáo dùng ngày lễ này để cám ơn nhau, đó là tình ngừoi, cũng là điều tốt chị ạ. Những thứ "lẩm cẩm khác" chị không cho biết là gì nhưng nếu mang đến niềm vui , theo tôi nghĩ ,cũng cần thiết cho ngày lễ và đời sống.
Chúa là người có lòng bác ái. Nếu chị là người biết thờ phương Chúa thì ngày này chị không hẹp hòi gì khi có được niềm vui biết tạ ơn nhau và tạ ơn những thứ "lẩm cẩm khác".
26/11/201519:05:28
Khách
LE TA ON THIEN CHUA


TA -On THIEN-CHUA cao voi

Cho con Su-Song lam nguoi tran gian

Ta-On THIEN-CHUA cao Sang

Tam-Moi-Phuc-That thuong-ban Nuoc-TROI.

AMEN

Dan-Tri.
22/11/201518:25:59
Khách
Người Mỹ dùng ngày Thanksgiving để tạ ơn Thiên Chúa. Người ngoại giáo dùng ngày này để cám ơn nhau và những thứ lẩm cẩm khác.
21/11/201506:51:16
Khách
Xin tạ ơn trên, tạ ơn nước Mỹ đã cho chúng con có được như ngày hôm nay: tự do, hạnh phúc, ấm no, thành công trên bước đường học vấn và sự nghiệp. Nam mô A Di Đà Phật!
21/11/201506:46:28
Khách
Tạ ơn trên, tạ ơn nước Mỹ đã cho chúng con có được như ngày nay: tự do, hạnh phúc, no ấm, thành công trên bước đường học vấn và sự nghiệp. Nam mô A Di Đà Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,076,899
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014.
Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo
“Những ngọn nến được xếp thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi. Lửa nến bập bùng. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của buổi tối mùa xuân, ba thế hệ người Việt cùng tưởng nhớ...”
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ,
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2014 và sẽ nhận Giải Đặc Biệt VVNM 2015 với hai bài “Chuyện kể cho thế hệ trẻ” và “Bão Tình” kể về tình cảm thời mới lớn
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ.
Tác giả cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ từ 1994 theo diện H.O. và hiện là cư dân vùng Little Saigon. Trước 1975, ông là một trung úy Thiết Giáp, Thiết Đoàn 5/ Kỵ Binh - Sư-Đoàn 18/ Bộ-Binh VNCH.
Tác giả hiện là cư dân Westminster, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện H.O.
Tựa đề đầy đủ kèm ghi chú anh ngữ của bài viết là “Bóng Chày, Trò Tiêu Khiển Quốc Gia (Americas National Pastime)”. Tác giả tự sơ lược tiểu sử:
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến