Hôm nay,  

Tạ Ơn Đời

29/10/201500:00:00(Xem: 13484)

Tác giả: Ngọc Vân
Bài số 3657-18--30147vb5102915

Tác giả là một kỹ sư công chánh, viên chức tiểu bang tại Los Angeles. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô kể về sinh hoạt với người vô gia cư qua hội thiện nguyện "Brothers Helpers". Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Tháng 8 mùa hè năm nay, chị tôi và các cháu sang thăm gia đình từ thành phố Frankfurt nước Đức. Chị tôi khuyến khích tôi viết bài về việc làm thường nhật của một hội từ thiện liên hệ đến nhà thờ Công Giáo gần trung tâm thành phố Los Angeles, nơi tôi hiện đang sống.

Chị tôi bảo tôi, nếu em viết về một để tài gì mà em trực tiếp dự phần hay có kinh nghiệm thì bài sẽ thật, sẽ súc tích và cảm động hơn vì mình chuyên chở tâm tình và ý nghĩ thật của mình để chia sẻ với mọi người.

Để giúp các cháu có cái nhìn tổng quát về đất nước Mỹ và cũng là cách giáo dục con cháu tham gia hoạt động có ích cho xã hội nên tôi dắt các cháu đi theo ra phụ giúp với nhóm từ thiện này trong những ngày các cháu thăm gia đình bên Mỹ.

Đây là hội từ thiện với tên gọi "Brothers Helpers", nơi mà tôi và ông xã tôi tham gia mấy năm nay sau giờ tan sở hay những ngày nghĩ phép. Hội này xuất phát từ thành phố tên La Canada.

Nhiêm vụ chính của hội là giúp đỡ cho những người nghèo bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già, thương phế binh, người tàn tật hay bịnh hoạn mỗi ngày bữa cơm chiều từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.

Hội cung cấp quần áo, mền gối, vật dụng cá nhân cho họ.

Hằng ngày từ khoảng 6:45 chiều là những người homeless đã sắp hàng thật dài trước cổng nhà thờ La Placita. Ước tính mỗi ngày hội chăm lo hơn 300 phần thức ăn cho ngần ấy người. Như vậy để thức ăn chuẩn bị kịp cho hơn 300 người nghèo thì mỗi ngày những tình nguyện viên đã đến rất sớm từ lúc trưa. Thời khóa biểu được chia giờ rõ ràng như sau:

3:00 - 5:30pm: chuẩn bị thức ăn và nấu nướng trong bếp

5:30 - 6:30pm: chia thức ăn, đóng hộp và chuyên chở

7:00 - 8:30pm: phục vụ bữa ăn chiều tại La Placita.

Thức ăn mà hội có được một nửa là do các siêu thị hay các tiệm bánh tặng khoảng 150 phần, còn một nửa là do các thành viên, thiện nguyện viên chia nhau nấu nướng và đóng hộp vào các khay ngay tại chỗ thật gọn gàng và sạch sẽ.

Khi mọi công việc hoàn tất trước khi chuông nhà thờ đổ lúc 7 giờ, các thiện nguyện viên tụ tập lại nắm tay nhau cầu nguyện. Sau đó chúng tôi bắt đầu phân phát các hộp đồ ăn. Phụ nữ, gia đình và các người ngồi xe lăn sẽ được ưu tiên nhận phần ăn trước, sau đó mới đến mọi người đã sắp trong hàng.

Quang cảnh vào lúc này rất là nhộn nhịp. Đôi khi còn có thể trở thành náo loạn và đôi chút hỗn độn, nhất là gần cuối tháng.

Đầu tháng thì con số người đứng sắp hàng giảm đi gần một phần tư hay hơn vì các thiện nguyện viên khác giải thích rằng mấy người vô gia cư hay mấy người không có tiền mua thức ăn tối đã được lãnh tiền phụ cấp nhận vào ngày đầu tháng. Đến giữa tháng trở đi thì con số người sắp hàng lại trở nên dài thườn thượt vì phần đông đã xài hết tiền phụ cấp từ chính phủ.

Các cháu tôi thích tham gia những việc làm giúp người nghèo nên xin theo tôi phụ giúp. Quang cảnh có vẻ náo nhiệt và diện mạo của nhóm người vô gia cư hay các người trong hàng cũng làm cho các cháu có phần bỡ ngỡ đôi chút. Mặc dù chị tôi năm vừa rồi đã có dẫn các cháu về Saigòn làm từ thiện. Tôi nói với cháu đấy cũng là một xã hội thu nhỏ thôi. Người ta cũng người này người nọ. Nhiều người rất dễ thương và có lẽ vì hoàn cảnh hoặc bệnh tật hay thói quen xấu dẫn đến đường cùng phải ra đường sống.

Có những nhân vật vô gia cư rất ngộ. Có một ông cứ dùng bao rác nhựa làm thành quần áo và rất đặc biệt là ông ta luôn từ chối quần áo, giày vớ mà thiện nguyện viên muốn tặng cho ông. Mỗi ngày không biết trưởng nhóm phải nhe nhàng nhắc nhở, giải thích ông bao nhiêu lần vì có cho bao nhiêu hộp đồ ăn hay bánh mì cũng không đủ với ông.

Có người thì hằn học, thô lỗ. Có người thì rất lịch sự và tán thành công việc của hội Công Giáo từ thiện đã giúp họ có được bữa cơm chiều nóng sốt, ngon lành.

Tôi cũng thầm cảm ơn những hội đoàn hay cơ sở, nhà hàng, tiệm bánh, chợ búa đã giúp cho hội từ thiện nầy thức ăn hàng ngày để hội có đủ thức ăn phân phát, chăm lo cho người nghèo mỗi tuần đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu trong những năm vừa qua. Nhất là năm kinh tế Mỹ xuống dốc, thất nghiệp tăng cao. Hội phải lo thêm thức ăn do đông nhiều người nghèo hơn. Nếu không có sự đóng góp của các siêu thị, tiệm bánh hay các đóng góp của từng cá nhân hay tập thể chắc rằng hội sẽ có nhiều khó khăn, thử thách. Xin tri ân những nhà hảo tâm!

Thực đơn hằng tuần đều giống nhau và do các thiện nguyện viên chuẩn bị trong bếp chính của trụ sở ở La Canada như cắt xà lát, nấu mì Ý hay cơm xúc xích.

Thịt viên cho mỗi thứ ba (meatball Tuesday), nuôi Ý (pasta) vào thứ năm, bánh mì lát kèm với thịt hay súp kiểu Mễ vào mỗi thứ sáu.

Vì tôi cũng thích nấu ăn nên cách đây vài năm trước, tôi thường tự mình làm cơm chiên, đôi khi cháo, mì xào, chả giò rồi nhờ ông xã để các khay thức ăn lên phía sau xe truck. Hai vợ chồng tôi đem đi phân phát cho homeless dưới khu Los.

Có một lần chị Phượng tôi với tôi làm công quả ở chùa Phật tổ, hôm đó nhà chùa nấu cơm trắng dư nhiều quá nên cho tụi tôi đến 4 hay 5 bịch đi chợ đầy cơm trắng.

Vì biết tôi thường cho người vô gia cư ăn nên chị tôi nói với nhà sư là tụi tôi có thể giúp lấy đi bớt cơm thặng dư. Tôi mang số cơm nấu dư này về hết. Ngày đầu tôi làm cơm chiên. Sau lại nghĩ ra nấu cháo thịt đúng hai ngày. Tôi gom hết các nồi trong cái bếp nhỏ của tôi để đựng cháo thịt bầm đem phân phát cho cho người vô gia cư ngủ trên đường phố. May cho tôi lần ấy vào mùa đông nên những người nghèo này thấy cháo họ mừng lắm. Họ nói cháo nóng, ngon làm họ bớt lạnh giá và ăn hết. Tôi phát mỗi lần cả mấy chục tô cháo mà vẫn không đủ. Hai vợ chồng tôi nhìn họ ăn ngon lành vui vì cảm động, ấm lòng mà quên mệt.

Lần đó vì nấu nhiều nồi quá, lúc cháo nấu xong, tôi vội vàng lấy ra khỏi bếp, để xuống sàn lót thảm, tôi sơ ý quay lại bếp trông mấy nồi cháo kế tiếp. Đến khi tôi và ông xã chuẩn bị mang mấy nồi cháo đi. Nhấc nồi cháo lên đem xuống xe (nhà tôi là căn hộ ở lầu 3 dưới chợ Tàu Los Angeles) mới thấy cả một khoảng thảm bị cháy in nếp và nét của cái nồi chị tôi mang từ bên Đức sang tặng. Đó là một kỷ niệm khó quên. Khi chị Phượng tôi người làm công quả ở chùa Phật Tổ Long Beach đến chơi. Chị thấy dấu tròn cháy trên thảm hỏi đó là gì? Tôi mới kể ra câu chuyện hôm chị và tôi được chùa cho cơm nấu dư quá nhiều. Tôi phải làm thành cơm chiên và cháo thịt cho homeless ăn mấy chuyến mới hết số cơm thặng dư của chùa lần đó. Chị tôi cười hiền bảo "đó cũng là kỷ niệm đẹp cho vợ chồng em"

Sau những lần hai vợ chồng tôi một mình khuân vác khệ nệ các nồi cơm, cháo và nấu nướng dọn dẹp. Ông xã tôi mới bàn với tôi là vì chúng tôi đi làm toàn thời gian nên anh khuyên tôi tốt nhất là kiếm hội thiện nguyện nào hay tổ chức bất vụ lợi nào như Mission Home rồi ra đấy phụ họ thay vì nấu nướng mỗi ngày như vậy. Đôi khi đi phân phát đồ ăn cho họ mà chỉ có 2 vợ chồng tôi lay hoay không xuể. Anh nói cũng hơi sợ vì không biết mấy người vô gia cư có người bệnh tâm thần hay lên cơn điên vì nghiện thuốc hay nổi giận vô cớ do bệnh tật mà có thể làm nguy hiểm đến chúng tôi nếu họ nghĩ lầm là chúng tôi không phân phát thức ăn đồng đều. Và đây cũng là cái duyên mà từ đó tôi bắt đầu tham gia việc thiện nguyện của hội công Giáo gần nhà “la Placita – Our Lady Queen of Angels” và hội “Brothers Helpers”.

Một lần cháu Susi và tôi diện kiến một gia đình đứng chờ phát thức ăn. Vợ chồng này có 3 đứa con. Họ trông còn trẻ. Người cha với hình xâm đầy cánh tay và cổ, người mẹ tương tự vậy. Cô đẩy chiếc xe em bé, bên cạnh cô hai đứa bé độ chừng giữa tuổi bốn đến bảy tuổi. Người trưởng toán nhóm thiện nguyện đưa tôi một hộp bánh kem loại cupcakes để đưa thẳng cho gia đình đó.

Từ bàn của các thiện nguyện viên đi đến chỗ gia đình này đang đứng là chừng 30 bước đi. Vậy mà hộp bánh của tôi không biết bao nhiêu người vô gia cư khác đòi lấy và la gấu ó. Tôi hơi chùng bước vì sợ nhưng ráng tự trấn an. Tôi bước tiếp đi mà chỉ lo mấy người thèm ngọt nổi sùng do tôi không phát cho họ mà đặc biệt cho gia đình của hai vợ chồng đó. Lúc đưa cho họ hộp bánh, thằng anh lấy và nhanh nhẹn rút bánh kem ra, liếm hết kem trên mặt bánh rồi mới đưa cho đứa em gái nó. Nhìn thấy rất tội mà cũng thấy được cả sự hồn nhiên của trẻ nít. Cả tôi lẫn cháu Susi đều thương cảm cho hoàn cảnh của họ. Người cha mỉm cười nhẹ nhàng, luôn miệng cảm ơn và nói mấy lần là anh ta tán thành công việc làm của hội. Tôi nghĩ thầm, nếu tôi đang đi đường buổi tối sâm sẩm mà đụng độ anh chàng này, chỉ nhìn thấy hình xâm và nét mặt anh ta chắc tôi cũng hoảng vía rồi. Vậy mà anh lại tỏ ra rất lịch sự, đàng hoàng. Thế mới biết câu "Trông mặt mà bắt hình dong" mà đoán thì sẽ lầm rất xa.

Nhờ tham gia việc làm từ thiện giúp người vô gia cư, tôi mới thấy mình còn có phước quá. Có một việc làm vững chắc, có mái ấm dù nhỏ để hàng ngày đi về, có chăn êm nệm ấm, có miếng ăn, có nước nóng để tắm lúc mùa đông giá lạnh trong khi có rất nhiều người kém may mắn vì bệnh hoạn hay đi lầm đường, mền trời chiếu đất, đói khát ngay tại thành phố lớn Los Angeles.

Thế mới biết là những tiện nghi và điều đơn giản hàng ngày đôi khi tôi không biết nhận thức ra mà còn đòi hỏi nhiều hơn những gì mình có được.

Tôi dẫn các cháu Vinh, Susi, Bi, Jewel Ngọc và Tino ra đây tham gia việc làm có ích, để các cháu trông thấy người vô gia cư cũng như việc làm của các hội thiện nguyện với hy vọng và lời khuyên cho các cháu biết là lúc tuổi thiếu niên đừng xao lãng việc học nhà trường, sách vở. Biết tu tâm, dưỡng tính đừng xa đà vào những thú vui vô bổ rồi đi lầm đường không có cơ hội quay trở lại đường chính như dự định. Bên cạnh đó, tôi cũng nói là công lao hy sinh của cha mẹ nhiều lắm để các cháu đừng làm buồn lòng gia đình khi khôn lớn. Khuyên thì khuyên các cháu vậy, tôi cũng cầu Trời, khẩn Phật là phước đức tổ tiên gia đình để sau này các cháu sáng suốt không bao giờ đi lầm đường. Con người có thể gặp lỗi lầm hay thất vọng và thất bại nhưng cố gắng nghị lực phấn đấu để tránh xa cám dỗ cuộc đời và được hạnh phúc./.

Ngọc Vân

Ý kiến bạn đọc
02/11/201500:21:24
Khách
Quote "bánh mì lát kèm với thịt hay súp kiểu Mễ vào mỗi thứ sáu"

Nếu vẫn cho bánh mì kèm thịt vào mùa chay (Lent) thì làm khó cho người homeless nào giữ đạo Công Giáo . Hội từ thiện Công Giáo có nghĩ đến điều này khi làm menu không ?
01/11/201502:35:50
Khách
Bài viết thật đầy ý nghĩa. Cũng là lời nhắc nhở phụ huynh không những chỉ lo cho con cái học hành thành đạt mà còn nen khuyên dạy các con biết chia sẻ, phụng sự xã hội.
31/10/201503:15:13
Khách
Neu tác giả dùng từ Mỹ thay từ Việt cũng không khác gì người Việt từ phương Bắc vào miền Trung và Nam tha phương cầu thực xưa kia , đã gọi mẹ là mạ, là má.... đã vậy lại còn ngọng ngịu , trọ trẹ khi phát âm tiếng Việt , chẳng hạn như từ Việt Nam Cộng Hòa mà phát âm thành diẹêt nam cộng gòa . Vậy nghe lắm , đọc lắm sẽ quen dần thôi.
30/10/201520:50:11
Khách
Chu~ homeless cung~ tro? Thanh thong^ thuong voi Nguoi Viet o My~.
Khong can bat Loi nho? Nhu vay
30/10/201505:27:15
Khách
Nguoi vo gia cu thi goi la nguoi " vo gia cu",, Tai sao lai phai dung chu homeless de thay cho chu vo gia cu.. Tieng Viet giau co de dich ma..
30/10/201503:40:18
Khách
Làm việc thiện hữu ích như thế còn hơn đi chùa . Cúng cho người nghèo còn hơn cúng Phật, cúng chùa.
29/10/201520:26:45
Khách
Bài viết đọc rất hay và cảm động. Hai vợ chồng tốt quá. Đi làm về mệt mà không quản nhọc ra gíúp những người kém may mắn hơn mình. Đọc xong cảm thấy mình cũng phải có bổn phận ráng đi làm việc thiện.
29/10/201517:23:44
Khách
Toi rat thich bai viet nay. "Nhin len khong bang ai, nhung nhin xuong khong ai bang minh!" Vi vay, song voi tinh yeu tha nhan va lam mot chut gi do de cho di la nhan lai niem hanh phuc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,054,286
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014.
Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo
“Những ngọn nến được xếp thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi. Lửa nến bập bùng. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của buổi tối mùa xuân, ba thế hệ người Việt cùng tưởng nhớ...”
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ,
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2014 và sẽ nhận Giải Đặc Biệt VVNM 2015 với hai bài “Chuyện kể cho thế hệ trẻ” và “Bão Tình” kể về tình cảm thời mới lớn
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ.
Tác giả cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ từ 1994 theo diện H.O. và hiện là cư dân vùng Little Saigon. Trước 1975, ông là một trung úy Thiết Giáp, Thiết Đoàn 5/ Kỵ Binh - Sư-Đoàn 18/ Bộ-Binh VNCH.
Tác giả hiện là cư dân Westminster, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện H.O.
Tựa đề đầy đủ kèm ghi chú anh ngữ của bài viết là “Bóng Chày, Trò Tiêu Khiển Quốc Gia (Americas National Pastime)”. Tác giả tự sơ lược tiểu sử:
Nhạc sĩ Cung Tiến