Hôm nay,  

Những Police Mỹ Mà Tôi Gặp

19/06/201500:00:00(Xem: 13540)

Tác giả: Vô Sắc
Bài số 3547-16-30097vb8061915

Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả. Ông tự sơ lược về mình: Tôi tên Sac Vo, sinh 5/10/1942 tại Huế, nguyên là giáo chức, động viên khoá 3/68 Thủ Đức. Cấp bậc trong quân đội Trung uý. Biệt phái về Bộ giáo dục tháng Chín 1969. Sau tháng Tư 75, đi tù 6 năm. Qua Mỹ diện HO 21, đinh cư tại thành phố Tucson từ 12/22/93 đến nay. Gia đình gồm vợ, 6 con năm gái, một trai, tất cả đã có gia đình và đều cư ngụ tại Mỹ.

* * *

Du khách viếng thăm nước Mỹ chắc khó có dịp gặp Police Mỹ. Trên các đường phố nội ô, ngoại ô hay trên xa lộ liên bang, thường chỉ thấy Police Mỹ trong các vụ tai nạn, kẹt xe trên đoạn đường dài, hay lúc đèn báo hiệu ở các trục lộ giao thông bị trở ngại, Police xuất hiện để giải quyết vấn đề, điều tiết giao thông.

Tôi qua Mỹ cũng trên 20 năm, ngày nào cũng lái xe đi làm hay lang thang đâu đó, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe Police chạy cùng hay ngược chiều. Thường thì tất cả các loại xe cùng chạy đều giữ tốc độ đúng như đã quy định trên các bảng báo hiệu bên đường. Vài ba lần, cũng có thấy xe Police đậu trong các đường nhỏ, để quan sát và theo dõi xe cộ lưu thông. Xe Police chỉ vượt nhanh khi hú còi và chớp đèn báo hiệu. Lúc đó mọi xe cộ phái nhường đường bằng cách dạt vô lề. Sống ở Mỹ trên 20 năm, vậy mà tôi chỉ mới có ba lần xáp mặt, trao đổi qua lại với Police trên đường đi: một lần gặp nguy cấp, kêu cứu. Hai lần khác vì vi phạm luật giao thông, và thêm hai lần Police ghé nhà gọi cửa.

Lần thứ nhất tiếp xúc với Police là lúc tôi vừa qua Mỹ chưa đầy tháng. Tôi xin được chân rửa chén bát, lau dọn vệ sinh ở một nhà hàng ăn uống người Việt. Thời gian làm việc từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối. Đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, từ nhà hàng đến khu nhà tôi thuê ở khoảng 3 miles chừng 5 km. Phương tiện đi lại hồi ấy là nhờ chiếc xe đạp người bạn qua trước tặng và nó là bạn đường của tôi suốt 6 tháng khởi đầu.

Một buổi tối, sau giờ xong việc, tôi lững thững đạp xe về nhà, qua khỏi Stone là rẽ vào Navajo, nhà tôi thuê trên con đường này trong khu chung cư cho mướn. Khu này hiện Giáo hội Phật giáo đã mua lại và xây dựng ngôi Chùa thứ hai của thành phố Tucson.

Mới đạp xe đươc chừng 3 block, tôi bỗng thấy phía trước có tiếng la lối chưởi thề. Một người đàn ông Mỹ có vẻ say rượu, đang xông lại phía tôi. Thấy ngại, tôi cho xe lánh vào khu gia cư kế cận. Tay say rượu thấy tôi quay xe chạy, hắn càng chưởi thề lớn hơn rồi ra sức đuổi theo. Kinh hãi quá, tôi liệng chiếc bỏ xe đạp, vừa chạy bộ vừa kêu “Help! Help!” Một vài nhà bên đường mở cửa nhìn ra, rồi vội vã đóng lại. Tay say rượu chạy đến thấy chiếc xe đạp, hắn dùng chân đá, đạp, miệng không ngớt văng tục. Tôi đu người nhẩy qua một bức tường thấp ngăn khu gia cư với đường lớn rồi núp lại đó chờ coi ra sao.

Chỉ chừng vài ba phút sau, bỗng thấy một chiếc trực thăng xuất hiện trên trời đêm, liệng quanh vùng, dọi đèn pha xuống. Tiếp theo hai xe Police hú còi chạy đến, dừng lại. Hai tay Police xuống xe, nhanh chóng áp tải tên say rượu đưa về phía khu nhà hắn. Thấy có xe Police còn ở đó, tôi leo tường trở ra, kéo luôn chiếc xe đạp của mình ra đường. Một tay Police hất hàm hỏi, tôi lờ mờ đoán ý: Mầy đi dâu về? Có vấn đề gì không? Tôi lí nhí, bập bẹ trả lời. Xong nghe hai viên Police bảo nhau.

- Hắn không biết tiếng Anh.

Nghe họ bảo thế, tôi mới sực tỉnh, hết ảo tưởng. Lâu nay cứ tưởng chắc qua Mỹ tiếng Anh của mình đủ dùng, hoá ra cái học của tôi thiếu thực hành, tập nói. Bốn năm trung học, học Anh ngữ với thầy Việt nam, sau này Anh văn thì tự học trong sách học thuộc các bài luận, chỉ để đối phó với thi cử. Vốn từ thì có chút ít đó, nhưng giọng phát âm thì vừa Việt vừa Pháp, chẳng anh Mỹ nào hiểu nổi. Một viên police bảo tôi “Mày về nhà đi.”

Tôi ngập ngừng, nghĩ đường còn xa, xe đạp bị tên Mỹ say rượu quăng quật không còn đạp được, chẳng lẽ vác cái khung xe mà đi, e sợ lỡ Police đi mất, tên say kia lại xuất hiện đuổi theo thì sao. Tôi vận dụng hết khả năng mồm miệng chân tay để viên Police hiểu: Xe tao hư, nhà tao còn xa, tao đang sợ lắm, mày giúp tao về nhà. May quá, viên Police hiểu ra. Hắn bảo tôi:
- Mày mang xe đạp của mày bỏ đằng sau xe tau cho về.
Nói xong nó mở cốp xe đằng sau, tui đem xe đạp bỏ vào,nó đậy cốp xe,chỉ vào xe, khiến vào ngồi, chở cho về tận nhà
Lúc này cũng đã 12 giờ đêm. Thời ấy chưa có cell phone, khi đụng chuyện đâu cách gì liên lạc. Vợ con đang thấp thỏm chờ ở cửa, thấy xe Police chở tôi về, cả nhà ùa ra, không biết việc gì đã xảy ra. Chào viên Police, vác cái xe đạp hỏng vô nhà, nghĩ lại mới hú hồn. May mà có bức tường thấp cho tôi leo qua, rồi may mà xe Police đến cứu kịp. Chắc nhờ người trong một nhà nào đó gọi dùm điện thoại báo cảnh sát. Nếu không, thật không biết tôi sẽ bị tên say rượu hành hung tới mức nào.

Lần thứ hai tôi gặp Police là vì chính mình vi phạm luật đi đương. Lái xe đi xin việc làm, trên xe chở theo thằng bạn. Mới qua chưa bao lâu đường sá còn mù mờ, vừa đi, vừa dò. Đang chạy dọc theo Country club, đến Ivinghton, đèn đỏ xe thì đậu lane chạy thẳng, liếc bản đồ nhìn thấy hảng Solar nằm bên kia đường. Khi đèn xanh bật sáng, lẽ ra phải cho xe chạy thẳng rồi tìm chỗ quay đầu lại. Vậy mà không suy nghĩ gì, thay đường vắng, tôi bật đèn nháy rồi qoẹo trái. Xe vừa qua được một đoạn nỗng thấy đằng sau có xe Police đuổi theo, liên tục chớp đèn, ra lệnh tấp vào lề. Tôi dừng ngay xe, tắt máy, hai tay đặt trên tay lái theo đúng lời dặn dò khi gặp Police chận xét hỏi, ngồi chờ. Đằng sau,xe Police cũng ngừng, một viên Police Mỹ trắng cao to xuống xe, lại gần, cho phép quay cửa kính xuống nói chuyện.

- Mày đã phạm luật, không vào lane có dấu quẹo trái mà quẹo trái.

- Xin lỗi, tui không biết đường và đang tìm đường đến hãng Solar.

Viên Police nhìn thấy tấm bản đồ tôi đang đặt nằm trên xe, nghe phát âm giọng tiếng Anh ú ớ, hình như anh ta biết ngay đây là bọn mới đến định cư. Sau khi coi bằng lài xe, anh ta cười cười bảo mày đi đi, lần sau cẩn thận. Police Mỹ đúng là bạn dân, xử việc có lý, có tình, đượm chất giáo dục về giao thông.

Lần thứ ba tôi “tái ngộ” Police Mỹ là hơn mười năm sau ngày định cư. Cũng vẫn chuyện vi phạm luật đi đường. Chạy quá tốc độ. Tan sở, lên hãng bà xã để đón ba về nhà. Trời mùa đông, mới hơn năm giờ mà đã tối, hơi vội, xe rẽ vào đường Stella, rẽ thêm một con đường nữa là đến nhà. Trường tiểu học khu vực chúng tôi ở nằm trên đường Stella, Đoạn qua trường học, tốc độ ấn định là 25 miles. Hai vợ chồng vừa chạy xe bon bon vừa nói chuyện. Nhìn gương chiếu hậu bỗng thấy xe Police đuổi theo. Lại chớp đèn, phát hiệu ngừng xe. Tiếp tục chạy thêm một đoạn ngắn, tìm chỗ dừng, khoanh tay ngồi đợi. Police bước lại bảo.

- Khu vực chỉ được phép chạy 25 miles, mày chạy 40 miles.

Nói xong, anh ta hỏi bằng lái rồi trở về xe, còn mình thì ngồi yên đợi. Chừng 15 phút sau, viên police quay lại cầm giao tờ tờ giấy phạt. Cầm tờ lệnh phạt, mở lời năn nĩ, ỷ ôi. Tui lớn tuổi, Không nhìn vào bảng tốc độ trong xe nên không rõ đã chạy bao nhiêu miles, tui lái xe hơn mười năm chưa vi phạm. Viên Police ôn tồn bảo. Nếu mày không bằng lòng mày khiếu nại tại toà. Xong chào chúc may mắn rồi đi.

Tờ giấy phạt có ghi rõ trường hợp vi phạm, số tiền đóng phạt, thời hạn, nếu quá hạn, phạt thêm ra sao. Tiền phạt gởi đến đâu, nếu muốn khiếu nại thì gọi số điện thoại nào, toà án sẽ hẹn ngày cho ra toà để tranh luận. Số diện thoại để gọi xin ghi danh lớp học luật lệ giao thông. Vậy là về nhà lo viết check nạp phạt, gọi “đăng ký” lớp học luật giao thông một ngày vào thứ bảy. Khiếu nại thì không làm vì bà con cho biết, tha phạt xác suất chỉ được 10% nếu may khi phiên toà tay Police bắt phạt mình vắng mặt, toà thiếu nhân chứng thì mình mới thắng. Thời gian 10 năm trươc vi phạm luật giao thông tiền phạt 80$. Bây giờ là 250$ đó bà con, xin lái xe cẩn thận một chút.

Còn sau đây là hai lần Police vào gõ cửa nhà. Một lần nhằm ngày bầu cử. Police nghe tin gì đó, gõ cửa nhắc đề phòng an ninh quanh vùng.

Thêm một lần nữa, đang ngồi xem tivi trong nhà bỗng nghe xe Police và xe chừa lửa, hú còi và dừng trước cửa nhà. Mở cứa, Police bảo:

- Đằng sau nhà mày có lửa cháy.

Ra nhìn, thấy đúng là lửa đang cháy rực ngoài bức tường sau nhà, khói bổc cao/ Xe chữa lừa gắn vòi rồng lấy nước từ trụ nước cứu hoả trước nhà, phun nước dập tắt lửa. Xong việc tất cả lái xe đi, không nghe phàn nàn, trách phạt. Số là sàn nhà thảm thay bằng gỗ đem vất đàng sau nhà để chờ sở vệ sinh đúng hạn kỳ đi dọn sạch, có lẽ tay nào hút thuốc đi ngang ném mẩu thuốc gây cháy.

Sống ở Mỹ 22 năm,gần một phần ba đời người, mình chẳng phải là dân bản địa, đến dung thân ở một đất nước xa lạ, vậy mà vẫn được xem bình đẳng với dân bản xứ, hai ba lần dọn nhà, đâu phải trình báo xin xỏ gì. Chẳng bao giờ phải bận tâm lo nhập hộ khẩu hay báo cáo tạm trú tạm vắng với phường xã. Tha hồ di chuyển, đi không ai thèm biết, về chẳng ai thèm hỏi. Đơn vị hành chánh chỉ có thành phố điều hành bởi các vị dân bầu, mỗi khi hữu sự dân chỉ cần bấm máy 911, Năm phút sau có Police, xe chữa lửa hay xe cửu thương vội vã chạy đến tận tình giúp đỡ, còn thường nhật chẳng thấy ai qua lại.

Xã hội Mỹ bình thường thấy vắng quan phụ mẫu, nhưng vẫn yên bình, sạch sẽ. Cả khu vực mình sống chưa hề nghe tiếng cãi lộn hay việc phiền phức xảy ra. Toàn thành phố, chuyện trộm cắp lâu lâu mới nghe một vài vụ đột nhập vào nhà vắng chủ để lục tìm của chìm. Tin tức lâu lâu vẫn có chuyện nổ súng, người chết, bị thương đâu đó, nhưng chỉ là chuyện hoạ hoằn xảy ra trên một đất nước mênh mông như cả một lục địa, đâu phải là chuyện gì ghê gớm.

Nói một cách trung thực và khách quan, trong đời sống tại Hoa Kỳ, con người cũng như mọi loài sinh vật đều đươc bảo vệ và tôn trọng tuyệt đối. Khi Police để mắt tới anh là coi như anh đã vi phạm luật pháp và chờ nhận lệnh phạt không phải vô cớ,bày chuyện để vòi vĩnh.

Vô Sắc

Ý kiến bạn đọc
30/06/201518:53:07
Khách
Tôi biết tiếng Mỹ thì chỉ dùng "You and I" để giao tiếp, nhưng đại từ của tiếng việt thì rất phong phú, tại sao phải viết " Đằng sau nhà mày có lửa cháy." mà không viết là "Đằng sau nhà ông có lửa cháy."
23/06/201505:58:45
Khách
Cám ơn quí báo, đã sửa lỗi chánh tả chữ police
20/06/201521:21:54
Khách
Xin lỗi. Chữ Police dã đánh máy sai nhiều ở đoạn giữa bài viết.
19/06/201516:18:39
Khách
Viet sai chinh ta, spelling chu police nhieu qua.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,044,151
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.
Hoàng Nga là tên thật. Sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái,
Tác giả là cư dân Miami, thường góp nhiều bài viết ngắn, luôn cho thấy tấm lòng với quê hương, bạn hữu.
Ngày 15/07/2012, Viết Về Nước Mỹ có phổ biến bài “Định Mệnh Đã An Bài” của Nguyễn Hữu. Đây là tự truyện đặc biệt của một nhà giáo viết thành thư đề ngày 19/2/2012, gửi em gái ở Mỹ.
Chủ Nhật 21-6 là Fathers Day 2015. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Diệu Anh Trinh, kể về. Bài viết cho thấy cách viết và cách nghĩ tử tế và chừng mực hiếm có.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVI được tổ chức vào Chủ Nhật 16 Tháng Tám 2015, và 20 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ,
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992,
Nhạc sĩ Cung Tiến