Hôm nay,  

Cô Mít Ướt

26/06/201300:00:00(Xem: 219168)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Folrida, từng có góp bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

Tháng hè bầu trời như giãn nở ra, ngày dài thêm, đúng là "tháng năm chưa nằm đã sáng...", người ta có nhiều thời giờ hơn để hưởng thụ ánh nắng. Người thì đi ra biển nhìn sóng biển nhấp nhô không ngừng nghỉ bên những bọt biển trắng xoá chạy về một chân trời vô định hay là đi thăm viếng vùng đồi núi non trùng điệp để lắng nghe tiếng rừng cây hoà nhịp với tiếng suối reo trên sườn đồi dốc...

Mọi người dậy trễ hơn, tôi vào bếp pha ly cà phê sáng, thì có tiếng điện thoại reo vang. Ở bên kia đầu dây là tiếng của một người Việt Nam, giọng quen quen, hỏi thăm:

- Xin chào, xin cho hỏi thăm, có phải là cô mít ướt không ạ?

- Xin lỗi, tôi không hiểu rõ ý của cô.

Rồi cô gái giải thích thêm:

- Cô còn nhớ con không? Năm ngoái, cô có đem bán mấy trái mít ướt quá là ngon, tụi con nhắc hoài. Năm nay tới mùa mít rồi, tụi con đợi hoài sao không thấy cô đến nên gọi cô xin nhớ chừa phần mít ướt cho con.

Tôi hơi ngỡ ngàng:

- Thì ra vậy, được rồi tôi sẽ dành phần cho, đừng lo.

Gác điện thoại, cầm ly cà phê vừa pha, lòng thấy vui vui, từ nay tôi có thêm"nick name" (biệt danh): cô mít ướt.

Giống như những người khác có biệt danh là cô chôm chôm, cô sầu riêng, . . . cô hột xoàn, nói ra là người ta biết liền, dễ thương ghê! Thêm một mùa trái cây, thêm một mùa mít, nhanh thiệt!

Đã lâu rồi, cũng vào hè, ở vùng Đông Nam, tiểu bang"sunshine" rất ít người Việt Nam định cư. Những người buôn bán, những chủ chợ hầu như quen biết hết những khách hàng, quen luôn cả những sở thích của họ. Chị Chi, thì thích vãi thiều (lệ chi), tới mùa đặt mua cả thùng(25 lbs). Cô An, mỗi mùa không bao giờ bỏ qua trái nhãn (long an), loại nhãn hương, hột út tiêu, mùi rất thơm. Chú Long, luôn hỏi có báo mới hông?Và ưa trái thanh long nhưng phải có cái thẹo, do chim ăn...

Khi tôi vừa bước vào chợ, sau những lời chào hỏi, người chủ chợ vồn vã:

- Mấy ngày nay có một trái mít ngon, nhiều người hỏi mua nhưng không bán, để dành...

Tôi hỏi ngay:

- Trái mít ở đâu rồi ông chủ?

Theo hướng chỉ tay, tôi vào trong góc khuất của chợ.

Quao! Trái mít lớn trên 30 lbs, nở gai, chín đều mùi thơm toả khắp nơi.

Kinh nghiệm cho biết là"trồng cây chọn giống", tôi lấy hột từ trái mít nghệ ươm giống trồng sau nhà.

Cây mít chắc là hợp với phong thổ, lớn nhanh lá trãi dài xanh mướt, thấy mê.

Đúng hạn kỳ, nó cho ra trên chục trái, to lớn như trái mít giống. Mọi người khen tôi có số "nhuận điền". Bây giờ lại có chuyện không ai ngờ: cây mít nghệ của tôi lại cho ra... trái mít ướt.

Buồn quá tôi định chặt bỏ nó rồi trồng lại cây mít khác, nhưng nghĩ lại đâu biết chừng khi trồng lại cây mới nó cũng là mít ướt. Chuyện gì cũng có duyên, không phải mọi thứ đều như ý mình muốn!

Tôi chợt nhớ lại ngày xưa ở Việt Nam, ngọai tôi có trồng cây mít ướt cũng được nhiều người thích lắm. Rồi một hôm tôi đem những trái mít ướt đến những người đồng hương VN, với ý định là bán cho họ, nếu không được thì biếu không cho họ lấy thảo; không biết là tôi có khiếu"markerting" hay là hút... hàng, tôi bán được hết!

Về nhà mọi người nói tôi hên, tôi cũng nghĩ vậy, sợ họ mắng vốn, cả năm nay tôi không dám đi qua khu vực đó.

Bây giờ tôi có biệt danh là cô mít ướt, chưa chắc ai muốn cũng được đâu à!!

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,253,034
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến