Hôm nay,  

Về VN Hay Ở Lại Mỹ?

17/06/201300:00:00(Xem: 185906)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1950, tốt nghiệp đại học 1972, công chức VNCH. Từ 1975, tù cải tạo 33 tháng. Sau đó lăn lộn kiếm sống tại quê rẫy vùng Bà Rịa Vũng Tàu, sang Mỹ theo diện IR5 (con bảo lãnh cha mẹ) vào cuối năm 2008, hiện là cư dân Las Vegas. Bài viết cho thấy một chọn lựa trái chiều: 5 tháng sau khi cầm thẻ xanh đoàn tụ với con cái tại Mỹ, tác giả chọn việc quay trở lại Việt Nam. Lý do, nguyên văn: “già rồi, phận hèn bạc nhược...” Vì là những ý kiến trái chiều, mọi chữ nghĩa dùng trong bài được giữ nguyên vẹn, không biên tập sửa chữa. Mong tác giả sẽ còn sức viết tiếp.

Từ apartement, Thành tần ngần bước vào hè phố Desert Inn tại Las Vegas. Trời tháng 8 nóng hực như trong lò bánh mì. Lề đường vắng người, giao lộ chỉ thấy xe cộ hào nhoáng vun vút. Chẳng bù với Việt Nam từ cây dù, cục gạch, lề đường, ngõ hẻm cũng là nơi sinh kế cho cả một gia đình.

Tên đường Decatur phát âm theo tiếng Pháp rõ là khác hẳn khi phát âm theo tiếng Mỹ, đứa con gái ở Mỹ gần 10 năm nhắc nhở làm Thành thấy bối rối. Vốn liếng sinh ngữ ư? Bảy năm trung học với sinh ngữ một là Pháp, sinh ngữ hai là Anh. Mộng mơ du học Đức, chẳng đủ điều kiện đại học thì mong học bổng cao học, cắm cúi đèn sách 4 năm trời ở Goethe Institut học tiếng Đức. Học vừa xong Trung cấp Mitteln Stuff, vì TT Thiệu độc diễn nên CHLB Đức không cấp học bổng nào đến Đức, mặc dù Goethe Institut hứa hậu thuẫn tối đa. Thế là xong mộng du học, lại thêm tẩu hoả nhập ma vì tiếng Đức phát âm giống Anh mà lại viết giống Pháp/ La tinh.

Mộng xuất dương càng tắt ngúm khi gặp vận nước tháng 4 năm 75. Đã đành cột đèn có chân cũng đi nhưng còn kèm điều kiện rất là quan trọng: có tiền vàng. Mà tiền vàng phải từ nhiều cây lượng trở lên. Thành mới ra trường, mới ra đời, lại vợ yếu con thơ… nên làm gì có? Miếng ăn còn không đủ (hay nói vắt mũi bỏ vào mồm không sai lắm), thì bới đâu ra chỉ cây mà vượt biên? Sau tù cải tạo, về quê rẫy đành cúi đầu nhẫn nhịn, lầm lũi kiếm sống suốt gần ba thập niên ở Việt Nam. Còn tiếng Anh chỉ là tự học sau này cho kịp thời thế, nên thấy Mỹ là… nerveux vì nghe nói kém.

Đến năm 2008 mới được con bảo lãnh sang Mỹ theo diện IR5. Đúng như Sở Di Trú Hoa Kỳ đã nói ngay khi đến cửa nước Mỹ, chỉ mười ngày sau có thẻ xanh, số an sinh xã hội gửi đến tận nhà. Thành đọc thấy thẻ xanh có giá trị 10 năm mà lòng bồi hồi: nhiều người đã phải đánh đổi nhiều thứ, kể cả sinh mạng để có nó. Giấc mơ nước Mỹ bắt đầu từ đây.

Theo con đến Nha Lộ Vận (DMV), thay vì làm căn cước ID Thành đòi thi bằng lái xe. Nhìn qua cửa, thấy thí sinh chỉ việc chọt chọt, chỉ chỉ trên màn hình lại thêm miễn phí thi, Thành xin vào thi, và tất nhiên là rớt. Dù sao, Thành cũng biết chừng cách thi trắc nghiệm không phải kiểu đánh đố đậu xe cách lề đường …abcd… phân/ inch. Hôm sau thi lại nữa, thủ theo cuốn tự điển Việt-Anh và tài liệu thi bằng lái bằng chữ Việt ở Cali, quả nhiên bèn thi đỗ lý thuyết. Ra chụp hình có Instruction Permit thấy đời hăng hái hẳn lên: chỉ còn thi lái xe thực hành mà thôi.

Trước ngày đến Mỹ, Thành đã học lái xe hơi ở Việt Nam khoảng một tháng nên tương đối quen xe nhưng xe đang tập lại là xe chân ga không phải xe tay số sàn như ở Việt Nam: càng sướng. Nhưng tập ở parking thì không khó, đến lui xe vào chỗ đậu có 4 góc 4 thùng phuy mới nếm mùi chật vật… Tạm vượt qua vấn đề de xe, đến giao thông ở Nevada thì hoảng. Ở Việt Nam mỗi ngã tư dù đang đèn xanh cũng đều nguy hiểm như nhau nên ta phải giảm tốc, còn ở Mỹ cứ đi thẳng, không sợ. Đến lạ. Thói quen giao thông ở Việt Nam đã quá hằn sâu vào trí óc, không dễ thay đổi khi ở Mỹ: phải nhường đường – Yield ở các ngã tư, ưu tiên người đi bộ, tín hiệu khi đổi làn đường, chỉnh tốc độ xe tuỳ theo đường giao thông… là những điều xa lạ cần thực tập nhiều. Lại tâm lý sợ ticket vé phạt, sợ xe sang hào nhoáng, sợ không có tiền bồi thường nếu lỡ va quẹt. Ở một đất nước như Việt Nam hàng năm chết vì tai nạn giao thông hơn dân số một xã, khi sang Mỹ lại càng phải… rón rén hơn. Mà đúng thật: có thấy Việt kiều nào dám lái xe ở Việt Nam bao giờ?

Mặc dù đã học 8 tiếng lái xe do Driving school, mặc dù con và cháu đã tận tình cho thực tập lái xe nhiều lần, Thành vẫn thi hỏng thực hành: do lùi xe còn hở xa lề, do chạy không đúng tốc độ, do…. Sau đó con còn nói, sao lúc thày (giám khảo Mỹ) say Hi mà bố chẳng nói chi. Khốn nỗi Việt Nam chưa quen chào hỏi bằng lời, chỉ gật đầu cười không đủ a??.

Lúc ấy là tháng thứ hai ở Mỹ.

Nhớ lúc chuẩn bị sang Mỹ, dự định sẽ… sẽ… về IT nên lo lắng nhiều thứ, dù đã có cử nhân công nghệ thông tin, viết Visual Studio, quản lý database, kinh nghiệm sửa chữa máy tính từ Hard drive đến gắn RAM, lắp ráp nhuần nhuyễn, cài đặt phần mềm văn phòng… Nhưng khi sang đến nơi, thấy người ta quăng laptop, desktop mà nóng mặt. Ai thèm sửa máy tính nhỉ? Chỉ cần lượm rác máy tính cũng đủ mệt!

Còn về software, network? Bạn bè hồi trung học ở Cali cười khì: Tụi tao sắp retired mà mày muốn xin vào làm ư? Ai thèm thuê mướn thằng già 59 như mày, thí dụ rằng mày khéo giỏi?

Gặp người anh họ ở Cali đang hành nghề khai thuế chỉ bảo: Hay là chú học ngành địa ốc, hoặc bán thuốc tây/ dược tá là nhanh, chỉ khoảng 6 tháng là có lisence, đi làm mỗi giờ có 14 đồng... Thành nghĩ: học thì đã đành, học phí đã đành, nhưng học xong biết thế nào? Địa ốc phải có thời gian, phải là broker, lại quen thuộc ngõ ngách, buôn có bạn bán có phường. Khó. Ngành bán thuốc (pharmacien technical) tuy dễ học nhưng liệu có Wallgreens nào thu dụng ông già như mình? Bèn nghĩ đến chuyện đi bưng phở. Con gái nó lườm: bố sang đây mà tính thế à?

Tháng ngày dư thừa rảnh rang đến độ, viết email cho cha sở nhà thờ xin việc gì cũng được, làm không công nhưng nói trước là không có xe đi. Cha email bảo đã liên lạc với ông trùm ... và thế là thôi. Ngóng tin mãi, thầm nghĩ đến làm công quả/ quét lá đa sân chùa cũng không xong. Không hiểu tại vì không có chân đi hay tại không đúng phe cánh? Chịu.

Cùng bạn già rảo quanh khu Phước Lộc Thọ, Thành mới thấy phe ta khá đông. Háo hức ngó coi có ai quen hồi trong trại cải tạo. Chẳng dễ! Chợt nhớ ra: Thành thuộc đời chót HO. Còn gì nữa? Hồi trong trại Thành thuộc loại trẻ nhất, sinh khoảng 1950, lại là nguỵ quyền nên ít có người nhỏ tuổi hơn. Bây giờ ngồi quanh bàn cà phê, cờ tướng là các bô lão hàng sáu bó trở lên, thâm niên quân ngũ, có bề dầy cải tạo at least ba năm. Nhớ ngày chân ướt chân ráo đến đất Mỹ, bắt đầu bằng số không, con cái bồng bế, chữ nghĩa tiếng tăm không thạo, vất vả kiếm sống nhiều năm liền. Sang Mỹ khoảng mười lăm năm, khi gia cảnh tương đối/ mới có cơ ngơi, con cái có chỗ có nơi, nhất là các cụ HO, nay trông bệ vệ oai phong gia trưởng hẳn ra. Nhiều người có nét như hổ nhớ rừng của Thế Lữ. Đâu đâu cũng thoang thoảng nét sầu lữ thứ, thương nhớ cố hương. Lại thấy có những đầu đen Việt Nam lầm lũi trên phố Westminster, khu Garden Grove. Có thể họ còn vì tình cảm gia đình xộc sệch hoặc do biến đổi môi trường từ khí hậu xích đạo sang khí hậu ôn/ hàn đới chăng.

Gặp bạn trung học ở Cali, sau khi nghe kể lể khúc nôi, bèn khuyên: Mày nên biết có nhiều người đã chịu mất nhiều thứ mới cầm được thẻ xanh như mày. Hãy ráng ở lại Mỹ vài năm, thi quốc tịch Mỹ, đến tuổi 65 gia nhập sư đoàn 833, lãnh tiền già SSI, lại được housing, medicare là yên chí..

Thành cười buồn: …lại sống nhờ tiền tips sao. Mình đã chẳng làm gì cho nước Mỹ, nay lại ngửa tay ư?

Khi xưa, trước khi rời khỏi nước Việt Nam mọi người đều bị chặt mất đường về: nhà cửa bị tịch thu/ bán rẻ, lại còn phải có cả giấy không nợ ngân hàng, không thiếu thuế. Nay ngày Thành xuất cảnh, thậm chí ông Tổ trưởng dân phố cũng còn không biết. Có visa Mỹ, mua vé máy bay… là đi thôi.

- Xưa tụi bay chỉ một đường binh là tiến lên/ ở lại Mỹ vì không có đường lùi. Vì có muốn về cũng không được vì người ta đã đốt mất Sạn đạo. Nay tao hai đường binh vừa dương vừa thủ: nhà cửa, tài sản còn y nguyên. Muốn về là về… Còn để phân biệt ra đi vì lý do kinh tế hay chính trị, xin khoan nói.

Thế là, Mỹ không còn gì để bấu víu thêm. Già rồi, phận hèn bạc nhược, sống ở đâu chẳng thế, Mỹ hay Việt Nam cũng chỉ là ăn bám con cái. Nếu ở Việt Nam, thơm thảo bây gửi về chỉ độ hai ba trăm đô mỗi tháng là vợ chồng tạm đủ qua ngày.

Bèn chỉ mong được enjoy. Bèn gọi là tri nhàn, đãi nhàn.

Trước Tết Kỷ Sửu, sau khoảng 5 tháng tại Mỹ, vợ chồng Thành quyết định mua vé một chiều. One way ticket.

Quý Vũ

Ý kiến bạn đọc
23/01/201819:57:16
Khách
Ông này chỉ có một đường binh, lui về VN rồi là rất khó qua Mỹ lại. Tôi cũng đi qua những đoạn đuòng như ông này kể nhưng rán ....và giờ là công dân Mỹ. Rán..riết nên quen chỉ mơ sau này về VN 3 tháng mùa đông hằng năm thôi !
Quí vị nào qua Mỹ rơi vào hoàn cảnh tương tự như ông này chớ đừng nản chí mà quay lui nhé. Chỉ cần lấy được bằng lái xe là mọi chuyện sẽ tùng bước tốt dần lên.
21/06/201312:31:59
Khách
mới đọc tưởng nói người Việt quốc tịch Mỹ, về già trở về VN luôn. Chưa chắc sướng đâu, nhất là có cơ ngơi, con cháu tại Mỹ. Cám ơn tác giả về ý kiến, tuy có vẻ hơi ngược với xu thế hiện nay. Nhỉ?
17/06/201310:57:41
Khách
Bài hay. Văn phong đặc sắc, lời gọn ý nhiều...tỏ ra con ngừoi biết rõ mệnh Trời, chán chừờng an phận....không muốn nói chiều...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,443,596
Tác giả là cư dân Minnesota, hiện làm việc trong ngành bưu điện. Đôi bạn Hoàng Trần - Thanh Mai đã góp nhiều bài đặc biệt và cùng nhận giải tác giả xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài mới của ông kể chuyện du lịch vui vẻ từ California tới Bắc Cực. Bài đăng 2 kỳ. Phần tiếp theo là chuyện bắt đầu từ Grand Canyon. Hình ảnh, bộ tứ du lịch tại:
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975. Đã hồi hưu hơn mười năm qua. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là tự sự hiếm có về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của ơng.
Tác giả đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008, với loạt bài viết về người con khiếm thị có tài ba âm nhạc. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell Minnesota. Sau đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là một cựu sĩ quan CSQG/VNCH, tù “cải tạo” gần 7 năm, định cư tại Nam California từ năm 1991 theo diện HO5. Cựu nhân viên Material Specialist (công ty ALCOA) đã nghỉ hưu năm 2012. Sau đây là bài viết của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Sau đây là bài viết mới của bà.