Hôm nay,  

Vợ Bỏ!

20/04/201300:00:00(Xem: 264314)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

Ông hàng xóm khu chung cư người Việt từ hồi bị vợ bỏ đâm ra đổi tính đổi nết, đang hiền như con gái bỗng dưng cục cằn thô tục, đang lành như Bụt bỗng dưng trở nên cám lợn dở hơi.

Bình thường, đậu lộn vào ô xe chỗ của ông, ông yên lặng lái xe ra đậu xa xa ngoài đường. Nhưng tối hôm qua, người bị vợ bỏ dộng cửa nhà người đậu xe nhầm, đập ầm ầm, chửi trời chửi đất, chửi văng xích địa, chửi luôn hàng xóm. Bao nhiêu ngôn ngữ hàng tôm hàng cá vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh, ông hàng xóm sổ tuốt tuột vào mặt vào tai người nhầm chỗ đậu.

— Đ… mày! F… you!

Người kia biết tội, cứ liên tục mở miệng xin lỗi,

— Em lạy quan bác! Em xin quan bác! Em nhầm! Quan bác bỏ qua.

Tối, nửa đêm về sáng, ông mở nhạc hết bài Đàn Bà, “Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu…”, lại tới bài Lầm, “Anh đã lầm đưa em sang đây…”, nghe buồn nẫu ruột nẫu gan. Nửa đêm thanh vắng, âm thanh nhạc sến vang dội len lỏi qua bốn bức tường phiền tai chung cư. Nhưng hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, người người chép miệng nói, thôi, nhịn, bỏ qua.

Sáng, người bị vợ bỏ mở cửa lái xe đi làm, cô hàng xóm sát vách liếc trộm nhìn vào thấy chai bia trống rỗng nằm la liệt trên thảm. Cô thông báo,

— Bên trong chai bia đen ngòm tàn thuốc lá!

Chiều đi làm về, người bị vợ bỏ đi bộ ra đầu ngõ ghé tiệm tạp hóa 7-Eleven mua mấy két bia và nguyên một cây thuốc Malboro. Con nít trong xóm có đứa ngỗ nghịch, đi theo lấy đá chọi. Người bị vợ bỏ dừng lại, mở miệng nói cám ơn, tay móc bóp, trong đó có bao nhiêu tiền, ông ta chia đều cho đám con nít. Cô hàng xóm thông báo bản tin cho mọi người trong chung cư, rồi buông lời kết luận,


— Thằng chả mát rồi, mát thiệt tình. Bả biết chi không? Cho đám con nít tiền xong, thằng chả lại đi bộ về nhà, lấy mớ tiền khác, rồi lại đi bộ ra đầu ngõ mua bia mua thuốc. Cứ như vậy. Gần một tuần rồi. Mà bà chị nhìn coi, mới gần một tuần, thằng chả người gầy xanh lét, thịt da biến đâu mất tiêu, nhìn cứ như con chàng hiu.

Nữ phóng viên đài CCCC (Chung Cư Cây Cam) xuống giọng, nói thì thào,

— Hôm qua tui còn nhìn thấy thằng chả xé mấy cái áo cũ, cuộn tròn lại giống như sợi dây thừng. Mắt còn liếc nhìn lên trần nhà như đang tìm chỗ để treo sợi dây…

Tối thứ Sáu, hoạt cảnh ông hàng xóm bị vợ bỏ vẫn tiếp diễn trên sân khấu của Chung Cư Cây Cam như thường lệ. Hoạt cảnh kéo dài cho tới nửa đêm về sáng của ngày thứ Bẩy, tự nhiên hoạt cảnh ngừng, thôi diễn. Căn phòng trọ của người đàn ông bỗng tự nhiên trở nên yên lặng, yên phăng phắc, không “lại là con dao” mà cũng chẳng “anh đã lầm”… Không ai hiểu chuyện chi đã xảy ra. Có người tự nhiên nhớ tới lời của cô hàng xóm, mọi người trong chung cư yên lặng hồi hộp chờ đợi giây phút đèn xanh đèn đỏ của xe cấp cứu và xe cảnh sát chớp sáng một góc của Chung Cư Cây Cam.

Nguyên ngày Chúa Nhật, người người trong khu chung cư tấp nập kéo đến gõ cửa hỏi người nữ phóng viên đài CCCC, nhưng cũng không ai biết chi thêm. Có người đề nghị phá cửa xông vào nhà, nếu không xác của thẳng chả sình thối, mất vệ sinh toàn khu phố. Có người nói gượm hẵng, để coi…

Sáng thứ Hai, căn phòng vẫn tiếp tục yên lặng như tờ. Người trong chung cư lại kéo tới tổng đài CCCC, hỏi thăm tin tức. Tổng đài đóng cửa kín mít, ngay phía trước dán bản tin ngắn ngủn, cộc lộc:

— Về rồi!

Tối thứ Hai, trong nhà lại thấy râm ran tiếng đọc kinh Mân Côi của đôi vợ chồng son. Tiếng đọc kinh của ông chồng lần này nghe có vẻ to và sốt sắng hơn cả tiếng cô vợ.

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
27/04/201316:29:53
Khách
Ở đâu có người Việt Nam thì ở đó sẽ có lắm chuyện thị phi.Chuyện rất thực tế,cảm ơn tác giả./.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,446,409
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Đón năm mới 2013, mời đọc bài viết cuối năm của Khôi An kể chuyện về thanh âm, ca nhạc.
Tác giả làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới, chuyện cuối năm bên Tây vẫn đầy hương vị của Little Sàigon.
Là con gái một quân nhân VNCH, từ bé, nàng từng nghĩ mình sẽ là vợ lính. Sau đổi đời, trưởng thành tại Hoa Kỳ, nàng chống lại Bố để kết hôn với một thuyền nhân. Ngày cưới đúng vào mùa giáng sinh. Năm nay, kỷ niệm 22 năm thành hôn, chàng đang trong nhà tù cộng sản tại Việt Nam.
Thêm một cánh chim đầu đàn thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ vừa từ trần: Cụ Nguyễn Văn Thịnh, vị niên trưởng của một gia đình thuyền nhân gồm 58 người định cư tại San Diego, đã ra đi vào lúc 4 giờ 57 chiều ngày thứ Hai 17-12-2012, nhằm ngày 5-11 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 83 tuổi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết ngắn. Mong Y Châu tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. 
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Thời chiến tranh, ông là YSĩ Quân Y Nhảy Dù. Bài viết sau đây được tác giả viết cho Mùa Giáng Sinh năm 2012. Chuyện là thật, nhưng họ và tên các nhân vật không hoàn toàn đúng sự thật.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.