Hôm nay,  

Chuyện Nghe Lỏm Trên Xe Đó Hoàng

15/04/201300:00:00(Xem: 301957)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Thông thường hai vợ chồng tôi cùng lái xe mỗi khi cần cùng xuống miền nam Cali, Orange County. Nhưng nếu lâu lâu phải độc hành như lần này thì tôi leo lên xe đò HOÀNG… cho khoẻ.

Chuẩn bị trước tinh thần cho12 tiếng đồng hồ bó gối, sáu tiếng đi, sáu tiếng về, tôi có mang theo vài cuốn sách đọc. Nhưng đọc mãi cũng chán, tôi kiếm cách giết thì giờ bằng cách…chú ý đến những khách đồng hành trên chuyến xe từ Orange County trở về San Jose này.

Tôi để ý ngay phía hàng ghế sau tôi có hai phụ nữ đang nói chuyện say sưa. Tôi biết chắc họ là hai người lạ cùng tình cờ ngồi chung một băng ghế, nói chuyện với nhau cho qua thì giờ khi xe chạy. Họ bắt đầu bằng chuyện mưa, chuyện nắng, chuyện xăng, cộ, đường, muối, và dần dần một trong hai người kể câu chuyện sau đây…

Tụi em là bạn chơi thân với nhau từ hồi trung học lận chị ạ!

…Nó tên là Xuyến, vừa học chung lớp, vừa là hàng xóm láng giềng nên hai đứa em thân nhau lắm, còn hơn là chị em ruột thịt nữa đó. Hồi em vượt biên đến Mỹ nó vẫn kẹt ở lại VN, đến mãi 5, 6 năm sau mới theo gia đình sang Mỹ diện HO. Tuy là em ở San Jose, còn nó thì xuống Los, nhưng mà cũng đâu xa xôi gì cho cam, sáu bảy tiếng lái xe chứ mấy … cho nên cứ ba bốn tháng tụi em vẫn gặp lại nhau. Hoặc là em xuống dưới, hoặc là nó lên trên này. Còn điện thoại thì thôi khỏi nói, mỗi tuần tụi em phải gọi cho nhau cả mấy tiếng là chuyện thường.

Nó qua sau nhưng lấy chồng trước em. Ngày cưới, em vừa làm phụ dâu, vừa lo không biết bao nhiêu việc cho nó. Đó chị thấy còn tình bạn nào thân thiết hơn vậy nữa? Em đối với nó thiệt là hết mức.

…Công bằng mà nói, nó đối lại với em cũng rất tốt. Hai vợ chồng nó hạp tuổi ăn nên làm ra, đến khi phiên em lấy chồng nó cũng tận tình giúp đỡ nhiều lắm. Phải vậy mà tình bạn tụi em vẫn kéo dài thêm mười mấy năm nữa, cho đến năm 2008

- Năm 2008 thì sao?

- Ấy, chị không nhớ sao? Cái năm 2008 kinh tế suy thoái recession, thất nghiệp quá chừng. Cả chồng em lẫn chồng nó trước sau đều bị laid off hết chị ạ. Còn tụi em thì nó làm nail, em làm tóc, làm ăn tự do nên không phải thất nghiệp như người ta, nhưng bị phản ứng giây chuyền chị. Khó khăn chung nên ai cũng giới hạn việc làm đẹp. Tụi em cũng bị ảnh hưởng ghê lắm

…Nhưng cũng may mà tình trạng khó khăn này chỉ kéo dài khoảng hơn một năm thôi, rồi tình hình kinh tế có tiến bộ nên không hẹn cả hai ông ấy cùng có job trở lại.

- Vậy thì tốt quá, có vấn đề gì đâu?

(Gượng cười)-Phải vậy thì đâu có chuyện gì xảy ra. Ngặt nổi hai ông ấy có job kỳ lắm. Ông xã em đang ở đây lại có job…dưói Los, và ông xã nó đang ở Los lại được mướn trên đây. Oái ăm vậy đó.

- Rồi sao ? Ông xã em có nhận job dưới Los không? Và ông chồng cô Xuyến thì sao?

- Phải làm chứ chị. Tình hình khá hơn chút chứ vẫn khó khăn lắm. Người ta còn thất nghiệp thiếu gì. Mình có việc, tuy là đi xa một chút, nhưng cũng là may mắn rồi. Cứ nhận đại, đi làm có đồng ra đồng vô rồi sẽ từ từ kiếm việc gần nhà sau chứ bây giờ có việc không làm ở nhà biết bao lâu nữa mới có đây?

- Còn chồng cô Xuyến đó?

- Dạ thì họ cũng nghĩ giống y như em vậy. Tạm thời cứ nhận việc đâu cũng được rồi tính sau.

- Vậy là hai ông… đổi nhà?

(Bật cười)

- Hỏng dám đâu. Ai mà kỳ vậy. Thí dụ như chồng em còn ở đây, mà chồng nó đi làm xa lên trên này thì còn tạm được. Nhà em lúc nào cũng dư 2 cái phòng trống để đồ đạc vậy thôi. Và nhà nó cũng vậy. Nhưng mà bây giờ cả hai ổng đều vắng nhà ở vậy coi sao được! Nên đành là nhà để trống. Chồng em thì xuống dưới share một phòng nhà người ta ở. Và chồng nó là anh Thành cũng vậy, tức là cũng thuê share một phòng khác trên đây chứ không có ở nhà em!

- Ồ ! vậy thì đâu có vấn đề gì?

- Em cũng nghĩ vậy. Nhà ai nấy ở. Hằng tuần mỗi ông làm việc xong chiều thư sáu lại đi xe đò Hoàng về nhà, chiều Chủ Nhật lại xe đò Hoàng lên đường về lại nhiệm sở. Tuần nào mặn nồng hơn thì ở lại với vợ over time (híhí, cười hóm hỉnh) thì sáng sớm thứ Hai ra phi trường đi máy bay lên đi làm luôn vẫn còn kịp. Tốn thêm ít chục.

…Mấy tháng đầu thì cũng không có vấn đề gì, nhưng đi riết rồi cũng mệt chị ạ. Nhất là công việc ngày mỗi nhiều nên đầu thì mấy ổng tuần về một lần, sau mỗi hai tuần mới về. Thôi thì hai tuần cũng được đi. Ngặt nỗi là vấn đề ăn uống lại có vấn đề.

- Sao?

-…Trước thì mỗi tuần đều về nhà, khi đi thì em đều nấu sẵn cho vài món mang xuống dưới ăn dần. Còn OK. Bây giờ thì đến hai tuần nên đồ ăn để lâu quá mấy ổng chê. Vậy là bắt đầu đi ăn tiệm. Mà chị ơi, đi ăn ngoài thì vừa tốn tiền, mà toàn là đồ độc hại mở mằn. Chị biết mà. Mấy ổng làm biếng cứ sáng phở tái, chiều thì cơm sườn, hủ tiếu…thì cholesterol, huyết áp gì mấy ổng tăng vùn vụt thấy mà sợ. Bây giờ mấy ổng đi làm xa hoàn cảnh bắt buộc phải ăn bờ ngủ bụi thấy tội quá. Nên em mới bàn với bạn em là: ở thì mấy ổng phải share phòng nhà khác phải chịu, nhưng cái ăn thì có thể du di. Đằng nào nó cũng phải nấu ăn mỗi ngày cho nó và cho con, thì chi bằng nấu thêm chút nữa cho ông xã em đi làm về ghé lại ăn hay mang về nhà ảnh, tùy. Đồ ăn nấu ở nhà thì khi nào cũng mới, đỡ độc hại, ít đồ béo bột ngọt hơn tiệm nhiều…

- Vậy cô Xuyến đó có chịu vậy không?

- Chịu chứ chị, vì dưới đó nó nấu cho chồng em ăn thì trên đây em cũng nấu cho chồng nó ăn lại. Vậy là huề. Khỏi lo chuyện tiền nong gì cả. Thêm đũa thêm chén thôi chứ cũng đâu bao nhiêu.

- A! Tốt, tốt

-…Được đâu khoảng tháng thôi chị à. Đàn ông giống nhau một điểm là tật làm biếng. Một hai tháng đầu mấy ổng còn ghé nhà ăn cơm, có khi bới đi ăn lunch cho hôm sau nữa, thấy cũng có hiệu quả lắm. Nhưng rồi đâu lại vào đấy. Cả hai ông đều dần dần bữa tới bữa không. Hỏi thì mới biết là đi làm về mệt rồi mấy ổng chỉ muốn ghé cái tiệm nào gần gần nốc đại tô mì hay tô phở cho qua ngày chứ không muốn lái xe đi xa hơn một chút để có cơm ăn đàng hoàng. Tức không chị?

- Ừ thì đàn ông mà. Ông xã tôi cũng y chang tật làm biếng vậy chứ có khác gì?

-…Cho nên em mới nghĩ là thôi thì mấy ổng khỏi cần share phòng, cơm bờ ngủ bụi hoài cũng tội. Cứ dọn về nhà. tức là ông xã em cứ dọn về ở nhà bạn em là Xuyến. Còn ông xã nó thì về ở nhà em. Chị nghĩ coi, mỗi tháng tự nhiên tốn $400 tiền share phòng lãng xẹt trong khi nhà em dư đến hai cái phòng trống để không. Rồi thêm khoảng 300 tiền ăn ngoài nữa là 700 đổ sông đổ biển. Đó là chưa kể ăn uống độc hại không tốt cho sức khoẻ. Mấy ổng cũng đâu còn trẻ trung gì nữa. Không cẩn thận có ngày đổ ra là khổ vợ khổ con. Hai nhà tụi em thân nhau quá mà. Em coi anh Thành chồng nó như anh, và nó ngược lại cũng coi chồng em như vậy. Chỉ cần mình tin tưởng nhau là đủ, chứ thiên hạ chưa nói mà mình cứ lo xa ngại ngùng quá đáng chỉ có lỗ thôi.

Cho nên là cuối cùng, chồng của em ở San Jose, nhưng đi làm ở Los, và ở nhà nó; còn chồng nó ở Los lại ở nhà em đề làm việc ở San Jose. Kể ra cũng không có gì bất tiện như tụi em lo ngại lúc ban đầu. Ngại là thiên hạ dị nghị thôi, chứ giữa nó và em thì tuyệt đối tin tưởng. Anh Thành chồng của nó tuy thân nhưng rất đàng hoàng biết giữ ý tứ với bạn của vợ lắm. Anh đi làm cả ngày tối khuya mới về ăn uống chút đỉnh là rút vô phòng. Rất ít khi tiếp chuyện với em trừ những khi tình cờ gặp gỡ...

Được vài tháng. Một hôm đêm đã gần khuya, em gọi điện thoại muốn nói chuyện với ông xã em. Đứa con gái của nó lớ ngớ thế nào lại cầm điện thoại của ảnh lên trả lời.

( Và sau đây là toàn bộ nguyên văn kể lại)

- A lô, Mimi đó hả con. Dì Vân nè. Cho dì nói chuyện với Bác Hải.

- Dạ dì chờ một chút… Dì Vân ơi bác Hải không có trong phòng

- Ủa Bác đi đâu?

- Con thấy bác Hải đang ở trong phòng của má con.

- Hả ? Thiệt không? Con thấy thiệt không? Bác làm gì trong đó?

- Dạ con thấy Bác Hải đang ngổi trên giường gãi lưng cho má con…

- Bác Hải làm gì?

- Bác Hải... đang gãi lưng cho má con.

Thôi thì khỏi nói chị cũng biết em nổi cơn thế nào rồi, làm cho một trận qua điện thoại xong, và sáng sớm hôm sau em kéo luôn anh Thành tức tốc bay xuống Los nói cho ra lẽ

Bốn mặt một lời. Đây là lời phân trần của Xuyến

- Xuyến : cô nói rằng cô có bệnh nhức đầu kinh niên. Lâu lâu bị lên cơn bất ngờ rất khó chịu và đau đớn, không có thuốc nào chữa hết. Mỗi lần như vậy chỉ một cách duy nhất là “cạo gió” cho cô qua cơn nhức đầu chóng mặt đó rồi từ từ tự nó hết. Tối qua cô lên cơn đau đầu này nặng hơn mấy lần trước rầt nhiều cơ hồ chịu không nổi, chồng đi vắng, con còn nhỏ không biết gì, cực chẳng đã phải nhờ Hải chồng của Vân…cạo gió dùm. Đơn giản vậy thôi chứ không có chuyện gì khác.

- Ông xã em : Dĩ nhiên là chỉ cạo gió vì Xuyến yêu cầu. Anh là người có tư cách không hề có ý gì với Xuyến. Lúc đó Xuyến đau đớn rủ rượi quá nhưng nhứt định không chịu cho chở đi bệnh viện hoặc kêu 911. Lý do là không có bảo hiểm sợ tốn tiền. Hải ngộ biến phải tùng quyền thôi. Nếu hai người có ý nọ kia, không dại gì làm cái chuyện đó trong nhà trong khi con cái còn thức, và cửa phòng thì mở toang ra như vậy( cho nên con bé Mimi mới thấy mà nói với Vân).

- Thành chồng Xuyến : xác nhận vợ có bệnh nhức đầu nặng và cách duy nhất làm giảm cơn đau là …cạo gió. Thành đã nhiều lần cạo gió cho vợ vì lý do này. Anh cũng tin luận điểm của Hải là nếu có ý gì, hai người không dại gì khơi khơi ở trong nhà mà cửa phòng thì mở toang như vậy.

Chị thấy không- (giọng ủ rủ)- Cả ba người họ về cùng một phe. Ông xã em với con Xuyến chung phe không nói gì, chứ cái ông Thành vợ cắm sừng lên đầu vậy mà cứ nhắm mắt tin theo mới lạ!

- Nhưng chị thấy họ cũng có cái lý đó chứ!

- Ngụy biện thôi chị ơi. Chỗ chị em bạn gái với nhau em hỏi chứ ngoại trừ ảnh và …bác sĩ, chị có dám vạch lưng ra cho bất cứ thằng đàn ông khác sờ mó cạo gió cho chị không? Trường hợp khẩn cấp, không cứu thì chết may ra, chứ nó chỉ nhức đầu sổ mủi, có khó chịu cách mấy cũng đâu chết chóc gì mà kêu chồng em vô phòng cạo gío chứ? Rõ ràng là có ý đồ. Chồng vắng nhà, kêu một thằng đàn ông khác vô phòng khoe cái lưng là sao? Trai đơn gái chiếc. Sống chừng này tuổi nó còn lạ gì mèo nào mà chê mở hả?

- Rồi hiện giờ em và chồng em… sao? Người kia hỏi

- Tụi em ly dị rồi.

- Sao vậy? Chuyện ở cô Xuyến đó thôi mà?

- Đây mới là chuyện buồn của em đó chị.( giọng buồn rầu). Sau hôm đó giữa em và nó dĩ nhiên đâu còn gì nữa. Em cũng không tiếc. Còn chồng em cũng bỏ việc đang làm dưới đó, dọn lại về nhà. Ban đầu thì em cũng nghĩ chỉ con nhỏ Xuyến tính dụ dỗ ảnh thôi, chứ ảnh cũng không có gì. Nhưng mỗi lần nhắc đến vụ này là ảnh cứ một mực bênh con Xuyến và đổ hết lỗi cho em. Một lần cãi nhau em tức quá đòi ly dị. Mình chỉ buột miệng nói, vậy mà ảnh bắt ngọn đồng ý liền chị ạ.

- Thì em nói đòi ly dị?

- Đồng ý là em nói, nhưng em chỉ nhất thời giận mất khôn buột miệng thôi chứ có phải là muốn vậy đâu. Chỉ là ảnh chịu liền không một chút đắn đo mới độc chứ!

- Chưa có giấy tờ gì hết thì em nói lại thôi?

- Nói làm chi nữa chị ơi. Rõ ràng là ảnh đã có ý muốn ly dị với em từ trước nên chờ em mở lời là chịu liền.Vậy thì đâu còn tình nghĩa gì nữa mà nói đi nói lại?

- Rồi còn vợ chồng cô Xuyến?

- Họ vẫn còn sống với nhau như thường. Sau vụ đó anh Thành dọn ra khỏi nhà em, được it tháng thì có việc ở dưới đó kêu. Vậy là gia đình họ cha con chồng vợ lại một nhà như cũ. Chỉ có gia đình em là tan nát. Không biết có phải là số phận hay không, nhưng bây giờ nghĩ lại em chỉ ân hận một điều…nếu ngày đó em đừng có nóng nảy quá. Chuyện vợ chồng đâu còn có đó, biết nhẫn nhịn chút xíu rồi thời gian cũng qua. Bây giờ thì quá muộn rồi.

Cô chấm dứt câu chuyện bằng một tiếng thở dài…

Xe đến San Jose, tôi xuống trước nhưng cũng tò mò liếc nhìn phía sau hai phụ nữ còn khá trẻ, chỉ không biết ai là người kể ai là ngưòi nghe! Lòng thầm nghĩ đến khoảng thời gian 2008- 2009 đó đúng là thời kỳ u tối của kinh tế Mỹ, bản thân mình cũng thất nghiệp ở nhà cả năm, và cũng từng thảy đơn xin việc khắp nơi, kể cả dưới miền nam Cali. Khi ấy, nếu có hãng nào dưới đó kêu, chắc cũng sẽ lên đường như hai ông chồng trong câu chuyện mới nghe được này.

Chuyện đời đưa đẩy nhiều khi mình không muốn mà nó đến vẫn cứ đến. Tôi cảm thấy mình may mắn không phải bị lâm vào hoàn cảnh éo le như hai ông bạn trên. ./.

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
22/04/201305:51:53
Khách
Chuyện hay quá, chắc là vợ chồng cô Vân hết duyên, hết nợ nên mới bỏ nhau lãng xẹt như vậy, phần chắc nghĩ mình lady first hay chưa từng mất job do nghề nghiệp tự do nên có ý khi thường ông chồng khi him chẳng may thất nghiệp một thời gian một năm...nói chung là đoán mò chứ không sure.
Mà nói gì thì nói chứ hy vọng chỉ là truyện ngắn hư cấu chứ vợ chồng cô Vân không hiểu khi bỏ nhau có nghĩ tới con cái chung hay không?
15/04/201314:30:37
Khách
Chuyện hay quá hén, mấy người làm tóc, làm nail, sửa quần áo đâu có thất nghiệp.
18/04/201318:01:40
Khách
thoi buoi bay bio khong tin ai duoc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,270,609
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả là một nhà văn đã xuất bản 3 tác phẩm, góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Ông sinh tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Truyện tết Cali sau đây của ông có lời của tác giả trân trọng đề tặng cho nhân vật:
Tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”... Cô cũng là người đã mời đã mời Chú Sáu Steve Brown -một người Mỹ yêu tiếng Việt- gia nhập sinh hoạt làng Việt Bút, Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 vừa phát hành, cô có bài viết “Sinh Nhật 4 Tháng Bẩy”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Nhạc sĩ Cung Tiến