Hôm nay,  

Không Hẹn Mà Gặp

09/04/201300:00:00(Xem: 294143)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.

Đi chợ về nghe tiếng tít tít phát ra từ máy nhắn.Tôi bật lên và chú ý lắng nghe, thì ra anh Thanh -kỹ thuật, cùng Trường Sinh Ngữ Quân Đội với tôi, tới thăm thành phố Greenville, SCvà thăm… tôi nữa, hiện đang ở chơi nhà người quen, là anh Thạnh.

Thanh với tôi, một anh Bắc kỳ di cư năm 54-rau-muống-xanh-lè và một anh Nam kỳ giá-sống-trắng-tinh lại là bà con mà bắn cà nông tầm xa thường là không tới thế mà trong trường hợp tôi với Thanh lại… tới liền một khi thế mới là lạ.

Lý do là Thanh rất cởi mở nên tuy xa mà… lại gần còn như gần mà không cởi mở trong cung cách giao thiệp thì bắn cà nông không… tới là lẽ đương nhiên.

Thanh với tôi là bà con xa như ta vẫn thường nói: “Làm xui một nhà là làm gia cả họ.” Chả là vì chả là cháu gọi ông chồng bà cô của tôi là cậu mà cậu đây theo lối Nam có thể là anh hay là em trai của mẹ trong khi đó nếu là anh của mẹ thì người Miền Bắc gọi là bác còn là em của mẹ thì mới gọi là cậu.

Theo cách xưng hô ở Miền Bắc tôi gọi em gái ông già tôi là cô trong khi người Miền Nam lại gọi là dì mà dì theo lối gọi Miền Nam lại có thể là chị hay em gái của mẹ.

Trong khi đó, “dì” theo lối gọi Miền Bắc thì chắc chắn phải là em gái của mẹ vì thế mới có câu; “Xẩy cha nhờ chú. Xẩy mẹ nhờ dì.” Còn như nếu, “dì” là chị của mẹ thì người Miền Bắc lại gọi là, “bác.” Đúng là rắc rối cuộc đời của tiếng Việt ta như những người ngoại quốc vẫn thướng nói khi mới học tiếng Việt. Nhưng nói vậy có lẽ cũng chỉ đúng một nửa mà thôi.

Theo như David, ông bạn Mỹ của tôi, đã từng phục vụ tại Viêt Nam hai nhiệm kỳ thì cái hay của tiếng Việt là khi nghe hai người Việt nói chuyện ta sẽ biết được vai vế của hai người trong cuộc đàm thoại nữa!

Còn như theo người Nhật thì khi nghe người Việt nói thì người ta có cảm giác như nghe chim hót, chả là vì tiếng Nhật đa âm, không có năm dấu giọng lên xuống như cua người Việt Nam ta!

Nay tôi xin trở lại để nói về tiếng Anh. Tiếng Anh thì giản dị chỉ có một tiếng, “You” mà thôi thành ra khi người nghe chú ý thì thấy hai người đang đàm thoại ngang hà ng với nhau dù là em bé hay là ông già bảy mươi, không biết vai vế của hai người này! Đúng là mỗi một ngôn ngữ có cái hay riêng của nó!

Nhưng tiếng Việt mình quả là là rắc rối chẳng những cho người Việt mình, nhất là cho các cháu bé mà trong số người thân có lẫn lộn người Miền Nam và Miền Bắc như trường hợp của… tôi.

Mà cách gọi của người Việt mình còn rắc rối hơn nữa cho người ngoại quốc khi họ mới học tiếng Việt. Chỉ xin tạm kể, như đã nói ở phần trên, tiếng Anh chỉ có một từ, “You” thì tiếng Việt phong phú hơn nhiều nào là ông,bà ,chú, cô, cậu, mày, em, cưng v… Ôi thôi hầm bà lằng.

Để trở lại câu chuyện.Chiều hôm đó tám chúng tôi, gồm bốn đôi, “Cựu tân lang và cựu giai nhân”, đã qua khỏi, “độ tuổi thất thập” là anh và chị Thanh, chị và anhThạnh (có dấu nặng) -bạn anh Thanh đi thoát năm 75, định cư ở Greenville, SC, đã về hưu – anh và chị Bảo-bạn anh Thanh cùng ở Pheonix, Az, cũng đã về hưu, và vợ chồng chúng tôi, cùng nhau ra tiệm Hibachi trên đường Wade Hampton Blvd để dùng cơm chiều.

Trừ anh Thanh là bạn cũ, còn anh Thạnh và anh Bảo là hai bạn mới, nhưng mới thì mới mà tình thân ấm áp vẫnbao trùm lên bốn anh em chúng tôi ngay từ giây phút đầu tiên gặp gỡ. Điều này cũng nhờ vào tài khéo gợi chuyện và đặt câu hỏi của anh Bảo cũng như anh Thạnh. Còn phía bên các bà thì vui vẻ hàn huyên ngay từ giây phút đầu gặp gỡ y như là những cố nhân lâu ngày gặp lại.

Anh Thanh cho biết anh và anh Bảo, bạn cùng ở Phoenix, AZ, đã mua vé máy bay tới Charlotte, NC và sá ng mai hai anh sẽ lái xe trở lại Charlotte, NC để trở vế Phoenix,AZ ngày mai.

Anh cho biết anh đến Charlotte, NC thăm người em ông chú và anh nhắc lại trong những buổi nói chuyện qua phone với tôi là anh đã có hẹn sẽ đến thăm tôi khi có dịp và đây là dịp mà anh sẽ thực hiện. Một công đôi ba chuyện cùng làm một lúc vì tuổi đã lớn rồi không biết có còn lái xe được nữa không. Nghe anh nói đến đây tôi chơt nghĩ tới những bài báo nói về xe tự lái mà không cần tài xế nhưng phải đến năm 2030 mới phổ biến như vậy không còn kịp cho chúng tôi nữa rồi.

Khi anh cho biết sáng mai sẽ lái xe trở về Charlotte tôi ngỏ ý không đồng tình liền nhưng không lay chuyển anh được và anh còn mời tôi qua Pheonix, Az chơi và anh nhấn mạnh khi anh còn có khả năng lái xe để đưa tôi đi chơi được.

Năm 2013, anh và tôi sẽ thêm một tuổi là 73 và tính theo tuổi ta thì chúng tôi đã 74 một số tuổi đủ để thấy là lái xe đường dài là không nên nữa vì nguy hiểm.

Lại nói về tài khéo gợi chuyện của anh Bảo và anh Thanh trong lúc mạn đàm chúng tôi ai ai cũng đồng ý là không nên và không bao giờ ở chung với con trai hay con gái. Ở chung với con gái thì lại vướng chàng rể mà ở chung với con trai thì lại vướng cô con dâu, sẽ gây ra nhiều điều phiền phức cho con gái hay con trai của mình và làm trở ngại hạnh phúc của chúng.

Xã hội Mỹ là xã hội trong đó hạnh phúc mỗi cá nhân luôn luôn đuoc tôn trọng chưa kể đến đời sống Mỹ rất gay gắt làm việc tám giờ hay mười hai giờ một ngày. Khi con mình về đến nhà thì không biết bao chuyện lặt vặt đang chờ phải giải quyết mà nay lại phải lo cho ông bô bà bà bô nữa thì dâu nào nó chịu, rể nào nó nai lưng ra gánh bây giờ.

Có ông già HO dại dột cho con tiền down cái nhà rồi về ở chung với con trai và con dâu thế nhưng cô con dâu thì lại quá khéo để tỏ sự bất mãn khiến ông tự hiểu và phải bỏ mớ tiền down vội vã chạy vắt giò lên cổ để xin housing hầu mua lấy sự bình an trong tâm hồn như trong câu “Tùy ngộ di an” mà ta vẫn thường nghe nói.

Thế nên thượng sách là nên ở riêng hoặc là có nhà hoặc là share phòng hoặc là thuê apartment hoặc là xin housing. Vì khi ở riêng như thế thì, “Mình có mặc cái quần đùi cũng không ai phiền mình cả,” như lời một anh bạn già tâm sự.

Anh bạn này có mấy đứa con, đứa nào cũng nhà cao cửa rộng cả mà anh vẫn thơ thới lấy apartment làm chuẩn để sống nốt cuộc đời tỵ nạn trên đất Mỹ một cách an nhiên tự tại.

Thành phố Greenville, SC này thuộc miền Cao Nguyên của tiểu bang South Carolina vì thế nên Tiểu Bang South Carolina được mệnh danh là The Upstate, nói nôm na là tiểu bang cao nguyên nên rất nhiều cảnh đẹp như trong từ ngữ Việt Nam thường mô tả nào là, “giang sơn cẩm tú” nào là, “non sông gấm vóc” nào là, “sơn thủy hữu tình”v…v và v…v…

Thế nhưng khi nghe anh Thanh nói sá ng mai sẽ trở lại Charlotte tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng vì tôi đã dự định sẽ đưa anh đi thăm một trong những nơi này là nhà máy điện nguyên tử ở Quận Hạt (country) Oconee của công ty Duke Energy.

Các cụ ta có câu: “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định.” Xin tạm dịch là miếng ăn miếng uống cũng do tiền định cả. Sáng hôm sau tôi điện thoại để chào từ biệt anh Thanh và bà xã thì chị Thạnh (có dấu nặng) cho biết là anh Thanh đã đổi ý và sẽ ở lại chơi thêm một ngày nữa cho vui lò ng bạn bè. Thế là tôi có dịp hướng dẫn cả nhóm đi thăm nhà máy điện nguyện tử ở quận hạt Oconee.

Bang South Carolina rất nghèo so với các tiểu bang khác thế nhưng từ khi có Nhà Máy Điện Nguyên Tử tại Oconee County vào năm 1973 thì Tiểu Bang đã dần dần được kỹ nghệ hóa. Bây giờ tại hai thà nh phố Greenville và Spartanburg đã có hai nhà máy lớn là Michelin sản xuất vỏ xe hơi và BMW sản xuất xe du lịch BMW mà phần lớn sản phẩm đã được xuất cảng đi các nước khác trên thế giới. Tại thành phố Charleston có một phân xưởng của hãng Boeing sản xuất máy bay chở hành khách.

Khi đến thăm nhà máy điện nguyên tử ở Oconee bạn sẽ có dip được ngắm cảnh sơn thủy hữu tình mà hồ chứa nước để giúp làm mát tuốc bin của lò điện nguyên tử tạo nên. Trên đường lái xe đến nhà máy, một chị trong nhóm chợt nói to lên như để chia xẻ cảm xúc của mình cho mọi người trong:

- Ô kìa trông có khác chi Vịnh Hạ Long đâu!

Vì đây là cao nguyên nên hồ chứa nước đã làm chìm một phần một số đồi núi trong lò ng ho, tạo nên những hòn đảo nhân tạo lô nhô trên mặt nước nên trông chẳng khác chi Vịnh Hạ Long ở Việt Nam.

Khi vào thăm nhà máy chúng tôi được tặng những cuốn lịch với cảnh quan chung quanh lòng hồ.

Trong nhà máy có một phòng trưng bày sa bàn toàn cảnh khu nhà máy cũng như những nút nhấn giúp cho khách viếng thăm biết từng nơi trên sa bàn khi nhấn cho đèn tại nơi đó sáng lên.

Đi theo mũi tên chỉ khách sẽ được hướng dẫn đi qua từng phòng nhỏ với video cùng âm thanh giải thích từng công đoạn vận hành của nhà máy. Đứng trên đồi gần phòng trưng bày nhìn xuống lòng hồ không ai là không khỏi xúc cảm trước cảnh thiên nhiên được biến hình thành nhân tạo của hồ chứa nước.

Trên đường trở về Greenville anh Thanh và anh Bảo luôn miệng nhắc hai chúng tôi qua Phoenix.Az thăm hai anh chị khi có dịp thuận tiện. Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ đi vì còn gì sung sướng cho bằng khi mình đến đâu biết nơi đó có người thân đang mong chờ mình tới.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
11/04/201318:47:09
Khách
Mỗi người là một cá nhân có ý thích, cách sống khác nhau, ý nghĩ khác nhau. Tôi không hiểu tại sao nhiều người thích ở chung với người khác.
Sống một mình sướng thấy bà, khỏi cãi lộn. Trang trí nhà cửa, muốn nói gì nói, có sự riêng tư.
Kẹt lắm tôi mới ở chung với má tôi, nhưng mà cũng may cho tôi là má tôi hiền mà tôi còn bực bội đây.
01/05/201317:38:00
Khách
Chào Ông
Thật là thú khi có bạn đọc hồi Âm.Cám ơn Ông nhé! ! Chúc sức khỏe.Mến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,271,189
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng:  http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li cho Trung Thu 2012.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông là một du ký về nhiều nước Âu Châu, với nơi hẹn chính là Paris.
Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn, người đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, từ nay là bút hiệu. Cô là dân Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, từng sống ở vài tiểu bang như Indiana, New York, Connecticut, hiện là cư dân San Jose, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”
Nguyễn Khánh Vũ là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, tác giả đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến