Hôm nay,  

Làng Homless

25/03/201300:00:00(Xem: 233100)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Hôm nay sáng chúa nhật tôi thức sớm ra vườn làm một vài động tác thể thao cho cơ thể được máu huyết tuần hoàn sức khỏe sẽ thấy dễ chịu sau một đêm nằm vùi trong giấc ngủ. Trong nhà, điện thoại reo. Đầu dây bên kia có tiếng người hồ hởi mời gọi:

- Trung, vậy chưa hả mậy? Cuối tuần ăn no ngủ kỹ hé! Thôi mặc quần áo tao với mày đi phố chơi mày!

Tôi mừng có đồng minh:

- Đi liền! Mày chờ tao!

Tôi với Tiếng là hai bạn thân từ thuở còn ở Việt Nam đi học ban Trung học.

Tiếng chở xe tôi đến khu chợ Lion dạo mát. Đầu tiên hai đứa tôi tới khu bán bông. Ở đó chủ nhân trưng bày một vườn cây đủ loại cây thứ cây ăn trái có, bông hoa, kiểng trồng trong và ngoài sân đủ hết. Đa số là khách xem giải trí nhiều hơn là người mua hoa thưởng thức, có lẽ thời buổi kinh tế khó khăn nên việc mua hoa dầu là tiêu khiển nhưng xếp vào hàng xa xí. Bên trong là khu vực tập hợp của các ông già cao niên. Họ tề tựu mỗi chỗ năm ba ông sát phạt cờ tướng. Vài ba gói thuốc chìa ra bàn đó là chiến lợi phẩm của đối thủ chiến thắng trong trận chiến đánh giặc trên bàn giấy. Đi tới nữa, chúng tôi đi ngang qua dãy gian hàng ăn uống khung cảnh thật là thảm não gian hàng bán thức ăn đủ món ăn chơi nào phở, hủ tiếu mì, bánh xèo, bánh bao, bún mấm, côm tấm bún bì…nhưng thực khách chỉ loe ngoe vài ba người ăn phở uống trà!

Ra khỏi khu Plaza Lion Tiếng đề nghị tới Chợ Trời nhỏ đường Capitol là khu trù mật gặp nhiều người lạ cho vui mắt và nhân tiện mua một vài đồ dùng. Người đến đây rất đông xe cộ chật nítch Parking. Phần nhiều là người Mễ kế đến Việt Nam, Miên, Tàu… Họ mua nhiều hoa quả. Người Việt thường cộ bầu, bí, cà chua, rau cải. Sâu vào trong là dãy bán vật dụng linh tinh pin, quần áo, kềm búa nhản hiệu China.

Tôi hỏi một người mua hàng:

- You bought this pincers. How much is it?

Ông Mễ mỉm cười:

- Appliances from China almost are cheap. This pincers is one dollar at all

Tiếng góp ý:

- Everythings is cheap but easily out of service!

Tôi cũng động viên:

- Its within my reach of “Pocket”. Economy it would be!

Một biến cố vừa mới xảy ra một thanh niên giựt một món đồ chạy lủi trong đám đông, còi tu huýt của an ninh thổi lên inh ỏi. Người người xáo trộn. Tiếng con nít khóc. Đàn bà la. Thật là một cảnh náo nhiệt Flea market có khác!

Hai chúng tôi ra khỏi khu Chợ Trời đến một tiệm ăn ở đường Senter. Restaurant sang trọng. Đèn tiệm xanh đỏ rực rỡ. Nhà thiết trí nhiều bàn ăn sang trọng trên vách có tấm biển viết “Chứa maximum#200 người”. Tôi không cần phải đếm vì chung quanh tôi vỏn vẹn chỉ có 4 thực khách, đếm đủ đầu ngón tay!.

Kinh tế ảnh hưởng buôn bán là thế!

Trên đường về tới một ngã tư chuẩn bị quẹo trái tôi thấy một cô gái tuổi khoảng 30, tóc tai rối bù, cô ta gốc American đáng lẽ gái má đỏ hồng hồng mà mặt lại nám đen vì bị đứng ngoài trời hanh lâu ngày bị nắng ăn, để túi xách nhăn nhúm xuống nền xi măng trong đựng cái mền rách và bẩn thỉu đứng ở dãy con lươn xi măng, cầm tấm bản soi vào kiếng xe chạy qua đường “Homless! I need foods for living!”. Cô nàng tràn ra lề đường vì có một khách chìa ra kiếng xe thiện nguyện một dollar.

Bạn tôi than thở:

- Rất tội nghiệp! Nhưng tao cũng vừa bị thất nghiệp mày ơi!

Tôi động lòng:

- Mày cầm một đồng cho người homless đi! Không biết ngày sao tao ra sao nữa nghe đâu chỗ tao làm bị down!

Đường về gần tới nhà Tiếng bỗn rủ tôi:

- Mày muốn tới chỗ gia cư của người homless không?

Tôi chưng hửng:

- Homless làm gì có nhà?

Nó cười ra vẻ bí mật:

- Mày đi với tao lại đây thì biết giả chân!

Xe qua cầu và rẽ qua một khu nhiều rừng cây mặc dù ở thành phố nhưng khu vườn cây nầy chưa được khai phá xây dựng nhà cửa. Tiếng kêu tôi ra xe rồi vòng tay qua vai tôi đi xuống dóc cầu.

Tôi ngạc nhiên. Chống đối:

- Tao không xuống suối đâu. Coi chừng ở đó có rắn rít vào đó không tiện đâu.

- Ậy! Tao hướng dẫn thì cứ đi! Tới mới biết giả chân một thành phố Hòn Ngọc.

Đường dốc nhiều đá sỏi lần xuống một thung lủng xa xôi. Vườn cây um tùm giữa thanh phố có một khu rừng già chưa khai thác. Tiến sâu vào trong là một ngọn suối chỗ cạn chỗ sâu chuyển động dòng nước đục ngầu chảy lờ đờ nhỏ giọt tạo thành một con sông uốn khúc chảy dài hun hút có đoạn bị lá ngập trải thành tấm nệm vàng úa mốc meo. Chung quanh đây rải rác nhiều lon bia, lon coca, cá mòi hoặc chai Budweiser nằm nghiêng ngả. Tôi chê:

- Dơ quá!

- Dơ mà có người ở đà nghen!

- Ai? Ma Trơi?

Bạn tôi che dấu:

- Làm thám tử một phen đi cưng!

Có tiếng người lầm thầm làm tôi rợn người vừa kinh dị.

- Dường như có …người!

Tiếng tự nhiên:

- Chớ không lẽ là ma!

Nghe động tịnh tiếng người lao xao chạy trốn. Một người chạy lạc ra hướng tôi. Không phải một người đàng hoàng bảnh bao ma là một ông già tóc tai bờm xờm, chân trần đi ngã nghiêng, trợ mắt trắng xóa như hai viên đạn óc nhìn xỉa xói hai đứa tôi. Hắn hỏi giọng khàn khàn như ma quái khiến tôi có cảm giác lạc vào bải tha ma.

Tôi thúc chỏ vào vai bạn:

- Về đi mày ơi! Coi chừng bọn này tấn công!


Nghe tôi lảm nhảm người trong bọn họ hỏi:

- Mấy người là ai? Vào đây làm gì? Hay là ông là cảnh sát đến bắt tôi?

iếng chào thân mật:

- Không! Chúng tôi đem bánh mì và lon nước ngọt đến viếng tặng các ông nhân ngày lễ Thank Givings.

Hắn chưa tin:

- Thật vậy sao! Trên đời này còn có người tốt vậy sao?

- No say một bữa các ông ơi!

Một giọng lè nhè dè dặt:

- Thế gian này làm gì có người tốt! Bữa nay từ sáng tới chiều tao xin chỉ được 3 đồng!

Ông ta kêu hú lia lịa nào là Thon, Nook, Chakha, Long hen…Từ từ một lũ người xuất hiện họ mở mắt traó tráo mặt ốm nhom tợ gáo dừa khô trông rất dễ sơ.

- Hai ông nầy là ai? Cảnh sát chăng?

Một người trong bọn xúi quẩy:

- Bắt thì cứ bắt! Bọn tao về nhà chung nhà nước nuôi!

Một người khác khinh rẻ:

- Nói chi bọn Police! Bọn nầy mà tình cảm gì chỉ biết là bắt bớ.

Ông già đầu tiên chúng tôi gặp phân trần:

- Quý vị nầy có ý tốt! Họ là người tốt! Good boy đó mấy ông ơi!

Một giọng đay nghiến chen vào:

- Get out, OK!

- Gì mà tốt!

Ông già năn nỉ

- Họ là ân nhân đem thức ăn nước uống tiếp tế tụi mình đó! Cám ơn hai ông nầy đi!

Tiếng có vẻ thông thạo quen biết đám người nầy qua nhiều lần thăm viếng lấy bánh mì, chese, nước ra mồi từng người. Họ vồn vã nhận quà cáp:

- Thank givings! Thankgivings! Thank you! Youre welcome!

Tiếng giải thích cho tôi hiểu và thông cảm đây là làng homless có chừng vài chục “Dân làng” trú ngụ. Họ chung nhau sống cuộc đời không nhà không cửa, không nghề nghiệp, không bà con thân thuộc. Họ ăn vận hao háo dân cao nguyên. Mái nhà trên lợp mây dưới phủ màng cây. Dân làng chống đỡ với khí trới lạnh lẽo. Chịu đựng gió sương bốn mùa dãi dầu mưa nắng. Lúc đói lúc lạnh.

Làng homeless quy tụ dân du mục mỗi ngày một mặt lạ. của dân tứ phương. Có nhiều lão trượng định cư ở cụm rừng nầy rất lâu nhưng không xưng danh xưng tướng. Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…

Tiếng nói nơi đây một xã hội hoà bình. Một thiên đường của tình thương. Một xã thế giới của Christ đầy đủ nét chân chính! Cảnh nhà trời chiếu đất tạo cho họ những con người tình cảm thương yêu và đùm bộc trong xã hội “Bộ lạc” rất thiên nhiên ít hỹ, nộ, ái, ố mang tính chất bẫm sinh của loài người “Tiền cỗ” thời ăn lông ở lỗ. Bọn người tiền sử đi đi lại lại tự do trong khu vực ổ chuột, họ vận y phục kẻ áo xanh người đỏ, thân trên khệ nệ áo veston dưới quần đùi, khăn choàng đỏ đen, đầu quấn vải đỏ giống các mụ ngồi đồng đi thiếp trông rất ngoạn mục!

Họ kể chuyện đời sống cá nhân cho chúng tôi nghe tất cả đều đội trời chung sống trong bóng tối bốc từng miếng cơm vì họ sợ ánh sáng sẽ đưa cảnh sát vào đây ruồng bắt họ sẽ mất nơi an cư lạc nghiệp! Họ sống một kiếp người trong bóng tối âm u như loài ma quái. Các thây người gầy đét bộ xương khô di dộng trong bóng tối dày đặc che phủ bởi tàng cây phủ đầu. Ngày thì hành khất độ nhật. Đêm về sinh hoạt trong tình người ấp ủ lòng thương yêu đầy cưu mang chân chất và thật thà. Một nếp sống không tranh dành, không se sua, không thương xá, xa lánh loài người. Gìn giữ một ít tư hữu giản dị: Mền, áo ấm, vải rách làm giường. Tất cả được che chở bởi bóng tối. Đèn là sao đêm. Màn đêm là bạn bè giúp họ trải qua mối đau khổ của trần ai!

- Trước kia tôi là một học sinh giỏi trong lớp học đó chứ! Công việc ở hảng out of business. Bị thất nghiệp. Đói. Không nhà. Khủng hoảng qua nhiều ngày nhiều tháng nhều năm tôi hoá điên sống vất vưởng trong cuộc đời khố rách!”

Hay mẫu chuyện thương tâm này:

- Tôi có tội cờ bạc bị hết tiền hoá ra nông nỗi…. Xin ăn bị Cảnh sát bắt. Vì hạnh kiểm xấu không xin được job, không tiền nên đi lại con đường xin ăn. Quả là kiếp người bị trời đày!

Phần đông họ là đám người bị thất sủng trong xã hội. Từ khó khăn này đến khó khăn khác lột xác biến họ ra con người homless bị đời khinh chê. Tôi bàn với bạn:

- Trách nhiệm đối với người này là công việc nhà nước một phần một phần là họ thiếu tích cực xin xỏ việc làm để cho dòng đời lôi cuốn vào sự bại hoại!

Tiếng tặc lưỡi thở dài:

- Cũng là kiếp người sanh ra là như thế!

- Nói theo Kiều “Bởi số chạy đâu cho khỏi số” Quả thật đời người rất chua cay!

Một vài ngày sau xuất hiện nhiều xe cảnh sát ập vào làng Homless đưa ra xe số dân homless vài chục người về ty cảnh sát. Con suối dưới gầm cầu phẳng lặng dòng nước trôi lờ đờ đưa những chiếc lá rừng trôi đến nơi vô tận. Bóng đêm tiếp tục dày thêm bóng đen đen nghịch; trong đó một chân trời mông quạnh không bóng người lai vãng, cũng không tiếng cười, không tiếng người nói chỉ còn nghe tiếng chim bay ăn đêm và lá vàng rơi lác đác.

Một tuần lễ sau làng Homless lại tiếp tục khai sanh và nẩy nở nếp sinh hoạt của lớp người mới theo nếp sống cũ đến đây trú ẩn trong khu rừng lá, họ xây dựng khu trù mật ngày càng phát triển. Trong đám phiêu bạt đặc biệt trong thời gian gần đây có mặt đám thanh niên unemployment mặt tái xanh, phờ phạc, mới tới đây lập nghiệp với các bậc tiền bối vô gia cư vô nghề nghiệp sống đời du mục sống nay chết mai để trôi qua một kiếp người đói rách...

Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
02/08/202015:03:00
Khách
Toa soạn Việt Báo nên sửa lỗi chính tả : "HOMELESS", chứ không phải "homless"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,252,430
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một dương cầm thủ đồng thời là nhà văn, có nhiều CD và sách đã xuất bản, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của Phương Lan là một truyện ngắn gia đình.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng gia đình theo diện HO. Hiện sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới nhất là một hồi ức về mảnh đất tạm dung và quê hương yêu dấu.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông là chuyện hậu valentine Day, ngắn nhưng ý nghĩa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông là chuyện hậu valentine Day, ngắn nhưng ý nghĩa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California khi 62 tuổi. Hiện đang volunteer tại một trường tiểu học ở Marysville, Bắc Cali, trong khi chờ đi dạy.” Bài viết mới của tác giả cho mùa Valentine là một truyện tình Việt-Mỹ bắt đầu từ thời chiến, với ghi chú:
Nhạc sĩ Cung Tiến