Hôm nay,  

Nỗi Lòng Của Lan

27/11/201200:00:00(Xem: 293883)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là một truyện mới của tác giả.

Khi Lan quẹo vào khu cư xá, cơn mưa cũng vừa dứt. Nàng cho xe chạy chậm lại để tránh những cái bumpers trên đường. Đây là khách hàng cuối cùng trong ngày nàng đưa cơm tháng đến, và là một khách hàng đặc biệt.

Không hiểu bắt đầu từ lúc nào, kỹ nghệ nấu cơm tháng trong cộng đồng Mít San Jose phát triển rất mạnh mẽ. Trong bất cứ tờ báo quảng cáo nào, độc giả cũng dễ dàng thấy dòng chữ "Nhận nấu cơm tháng, giao tận nhà, ba món ăn thay đổi hàng ngày, giá: X/ mỗi tuần, xin gọi số: Y". Chỉ cần nhấc phone cho biết địa chỉ là khách có thể thơ thới có người giao cơm ngay ngày hôm sau, khỏi mất công đi chợ, nấu bếp. Dĩ nhiên, chiếu cố dịch vụ này nhiều nhất là giới độc thân nhan nhản ở đây.

Hắn cũng độc thân như đa số khách hàng của Lan. Hay ít nhất cũng đang sống một mình. Lý do dễ hiểu là hắn chỉ lấy một phần cơm. Tháng trước, khi hắn điện thoại đến đặt cơm, Lan đã định từ chối vì không thuận đường, tận Mountain View, khá xa. Nhưng Hùng bàn lại thấy cần nhận lời để ...khuếch trương thị trường, nên cuối cùng đã thay đổi ý kiến. Hai vợ chồng mới ra nghề không lâu, khách hàng còn ít ỏi, cần thêm mối càng nhiều càng tốt để phụ thêm vào món tiền trợ cấp nhất định hàng tháng khi Hùng vẫn còn trong thời gian huấn luyện Anh Văn và nghề nghiệp.

Hắn ở trong một dãy condo mới xây dựng khá sang trọng. Không biết hắn mua hay mướn, nhưng dù mướn hay mua, Lan biết số tiền trả hàng tháng chắc cũng đã hơn số tiền chính phủ đang trợ cấp cho cả hai vợ chồng và đứa con. Chiếc xe BMW mui trần nàng vẫn thấy đậu ngay garage phía trước là một bằng chứng hùng hồ của lối sống thoải mái, dư dả.

Tuy vậy, nếu hắn chỉ giàu, chưa chắc Lan đã liệt vào hàng đặc biệt. Ngày đầu tiên khi Lan bắt đầu giao cơm, hắn chờ sẵn ở cửa và trao nàng phong bì đựng tiền cho một tháng. Theo thói quen, Lan cẩn thận đếm và thấy dư 10 đô. Tưởng hắn lộn, nàng đưa trả lại. hắn xua tay cười "ồ, đây là tiền xăng để cô đưa cơm đến", "Không, tiền xăng tôi đã tính đây rồi". Nàng trả lời. Hắn vẫn cười dễ dãi "Vậy thì cô giữ...làm gì cũng được", rồi quay vào để Lan ngơ ngác với món tiền tip đầu tiên từ khi nàng hành nghề từ ông khách hào hoa của mình. Ngay từ hôm đầu tiên đó, Lan đã thấy hắn khác người, và suy nghĩ vẩn vơ. Hắn làm gì, Lan không rõ. Chỉ biết hắn còn trẻ lắm, độ bằng Lan, hay hơn một hai tuổi là cùng. Nhưng qua lối sống đủ chứng tỏ hắn thành công vượt bực so với những người trẻ tuổi khác mà Lan biết. Suốt một tháng qua, thỉnh thoảng nàng đưa cơm tới gặp lúc hắn đi làm về, đôi bên trao đổi vài câu mưa nắng. Chỉ những câu nói thông thường giữa hai người đồng hương trên xứ người cũng làm Lan lúng túng. Tướng hắn dong dỏng cao, cân đối trong bộ vest với chiếc cravate đỏ chói. Giọng hắn trầm ấm, đầy vẻ tự tin, nhất là khi cất giọng, hàng ria mép có vẻ nghệ sĩ nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng di động nhịp nhàng khiến Lan bỗng nhớ tới một ông tướng không quân nổi danh ngày trước. Tất cả tạo cho hắn một sức hấp dẫn lạ lùng đầy nam tính. Nàng cảm thấy mình nhỏ bé lại như thời con gái, lần đầu đối diện cùng bạn trai...

Lan cho xe ngừng lại trước cửa, mở cốp lấy giỏ thức ăn ra và chú ý thấy chiếc xe mui trần của hắn. "Về sớm nhỉ!" Lan tự nghĩ, và cảm thấy tim đập. Bỏ chiếc giỏ xuống chỗ thường lệ, Lan đưa mắt nhìn sang chiếc cửa kính bên cạnh. Hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ của một scene TV phản chiếu lên cửa. Không dằn được, nàng tò mò liếc vào và giật nẩy mình. Lan thấy nửa cái đầu tóc đen của hắn nhô lên từ ghế sofa đặt trước Tivi, hai chân trần gác lên cái bàn nhỏ trước mặt mà nàng chỉ thấy từ đầu gối. Một cái đầu khác tóc bạch kim vàng óng xỏa trên ghế bên cạnh mái tóc đen của hắn. Một người đàn bà Mỹ. Lan không nhìn được mặt, chỉ thấy cặp chân trần tròn trịa, phơn phớt những sợi lông măng gác lên chân hắn. Trời, hai người cùng ngồi trong cái ghế sofa chật chội? "Chắc họ chẳng mặc gì cả", Lan cảm thấy nóng ran cả người. Đang định quay đi, Lan bỗng nghe tiếng đàn bà cười rú lên rúc rích bên trong. Cái đầu tóc vàng co cả hai chân lên ghế, dùng tay nắm mái tóc đen kéo dí xuống phía dưới. Chiếc sofa bật ngửa ... "Đồ mắc dịch!", Lan rủa thầm và cương quyết quay lưng.


Không khí trong lành sau cơn mưa làm Lan thoải mái trở lại. Nàng vuốt nhẹ mái tóc và hít một hơi dài xua đuổi hình ảnh cụp lạc trong nhà ra khỏi đầu óc. Bây giờ Lan mới nhớ tay mình vẫn cầm tấm thiệp Lan định để lại cho hắn, vì hôm qua nàng nhận được card của hắn chúc mừng Giáng Sinh. Tự nhiên Lan cảm thấy khó chịu. Cái chân trần và giọng cười đĩ thõa của người đàn bà trong nhà lại chập chờn trước mặt. Nàng giận dữ xé tấm card, tiện tay quăng vào giỏ rác bên cạnh, bước vội ra xe.

Vào freeway, Lan nhìn đồng hồ tay: gần ba giờ chiều rồi. Nàng phải chạy nhanh về nhà trước giờ tan sở, đường xá sẽ nghẹt ứ. Giờ này chắc Hùng cũng sắp về. Hùng, người đàn ông được gọi là chồng vì hắn là cha của đứa con nàng, Lan bỗng buồn bâng quơ. Nàng chưa bao giờ yêu chàng cả. Lan theo Hùng vượt biên và sống chung đến ngày nay cũng vì chàng là tài công cho chuyến đi chui sắp khởi hành. Đi theo Hùng là phương tiện duy nhất để Lan thực hiện giấc mơ tìm miền đất hứa, thoát khỏi một xã hội mà nàng đã chán chường đến tận cùng xương tủy.

Vùng đất hứa trong giấc mơ của Lan hồi còn ở quê nhà là bãi cỏ xanh ngát trước căn nhà tường gỗ vàng, có những cây cột nhỏ màu nâu sậm, cái ống khói nho nhỏ màu đỏ chói để ông già Noel chui vào mỗi mùa Giáng Sinh. Lan cũng mơ ước những thành phố ban đêm rực ánh đèn màu, lấp lánh. Những cao ốc chọc trời cùng những vũ trường sang trọng. Những người đàn bà trang phục dạ hội thật lộng lẫy, nhởn nhơ trong tiếng nhạc.

Lan đã đánh đổi hết, kể cả những gì quý báu nhất của người con gái để thực hiện giấc mơ của mình. Sự chung đụng có tính cách trả ơn hơn là kết cấu của tình yêu với Hùng lại có hậu quả. Đứa bé ra đời là sợi dây vô hình không định trước, trói buộc cuộc sống của hai người với nhau. Lan biết nàng không thể một mình thực hiện giấc mơ. Dù không có đứa con, Lan cũng phải bám lấy Hùng, dựa vào ưu tiên quân nhân của chàng để được đi định cư.

Thực tế phũ phàng hơn Lan nghĩ. Nơi đến không phải đường lót đầy tiền để nàng tự nhiên lượm lên tiêu. Căn nhà với bãi cỏ xanh ngát, cái ống khói đỏ cho ông già Noel giờ đây chỉ là một căn apartment cũ kỹ, chung quanh đầy những đồng hương mà mỗi tối Lan có thể nghe tiếng cải lương từ một căn nhà nào đó ê a vọng lại. Người đàn bà lộng lẫy trong chiếc xe bóng lộn lao vút giữa ánh đèn đêm, tới những nơi xa hoa đầy tiếng nhạc ... vẫn là một điều xa vời. Lan biết Hùng không bao giờ thực hiện niềm mơ ước đó cho nàng. Chàng chăm chỉ một cách vụng về, thủ phận trong nếp sống hiện tại, và không đủ tài thực hiện tương lai tươi đẹp đó. Lan phải tự tạo lấy, phải đốt giai đoạn. Nàng không hề nghĩ mình đang phản bội! Từ đầu, chính Hùng cũng hiểu Lan chưa bao giờ yêu chàng. Sự sống chung của hai người là một sự hợp tác, có qua có lại, mà đứa con chỉ là bản giao kèo của định mệnh. Lan dành quyền quyết định đời mình khi hoàn cảnh cho phép.

Hoàn cảnh đã hé mở cánh cửa để hắn xuất hiện. Mẫu người lý tưởng có đủ khả năng cho nàng những gì mong muốn. Nhiều đêm, bên cạnh người đàn ông có chung với mình đứa con mà Lan thấy như người xa lạ. Giữa không gian vắng lặng còn hăng hắc mùi dầu mỡ từ căn bếp đưa sang, tự nhiên Lan nghĩ đến mùi hương ngào ngạt của loại nước hoa đắt tiền ít khi nào Lan có dịp dùng đến, mùi champagne nồng nàn của những buổi dạ tiệc. Nhìn Hùng say sưa ôm gối, nàng lại thấy hắn, hào hoa, sang trọng, trong một condo đắt tiền, với chiếc xe mui trần bóng loáng.

Lan miên man suy nghĩ.

Tiếc nuối!

Tủi hờn!

Gió lồng lộng tạt vào xe khiến nàng cứ đạp mạnh chân ga. Khi Lan giật mình thấy trong kiếng chiếu hậu chiếc xe màu đen có cái đèn tròn trên mui quay tít và rực sáng. Nàng hoảng hồn cho xe vào lane trong cùng, và dừng lại.

Người cảnh sát cao lớn với tập giấy trên tay tiến đến bên cửa hỏi:

- What's problem, Mam? You're driving very fast!./.

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
01/12/201218:00:59
Khách
Bà này không có tinh thần tự lập. Nếu bà ta muốn sang, muốn đẹp thì bà ta phải tạo ra.
Còn muốn có chồng thì cũng phải biết người biết ta.
Mình phải nhìn chung quanh để biết cái thế của mình.
01/12/201215:10:18
Khách
"Lan không nhìn được mặt, chỉ thấy cặp chân trần tròn trịa, phơn phớt những sợi lông măng gác lên chân hắn." Thật sao? Mắt cô này tinh thế. Truyện dỏm! chỉ có cái xe và condo thì sự .... cám dỗ mãnh liệt của vật chất ở xứ Mỹ đối với những người Việt kém căn bản .... Sao hạ thấp phụ nữ VN thế? Xin lỗi vì những lời không hay tôi viết. Thanh
30/11/201216:05:06
Khách
Truye^.n na`y ra^'t hay va` ra^'t tha^.t. Ra^'t nhie^`u nguoi da`n ba` nghe`o va` bon chen. E^'ch ngo^`i da'y gie^'ng ma` cu*' mo* mo^.ng vie^~n vong. Nhieu nguoi da`n ba` la^~n lo^.n lo`ng to^'t va` lo`ng thuo*ng ha.i cua? nguo*`i kha'c vo*'i su*. ye^u duo*ng vie^~n vong. Nhu*~ng nguoi da`n ba` bon chen trong xa~ ho^.i nga`y nay ne^n ca'm o*n thuo*.ng de^' nhu*~ng da~ ban phuo*'c la`nh vi` co' con, co' cho^`ng, co' co^ng a(n vie^.c la`m, co' xe cha.y, co' nuo*'c sa.nch tie^u du`ng ha`ng nga`y, co' nha` ve^. sinh sa.ch se~....Co^ na`y ne^n mang o*n o^ng cho^`ng vi` da~ dem co^ ra kho?i viet nam. Co^ ne^n hieu ran(ng thoi nay nghe^` la^'y nghe^`vi` ho. co' the^? trao do^?i kie^'n thu*'c voi nhau va` no'i chuyen ho*.p nhau ho*n. To^i kho^ng thi'ch nhu*~ng nguoi da`n ba` bon chen va` kho^ng co' ba(ng ca^'p nhu*ng luo^n nhi`n xuo^'ng nhu*~ng nguoi kha'c trong giai ca^'p cua? ho. No'i chung la` nhu*~ng nguoi du*'ng nu'i na`y tro^ng nu'i no., sa^n co? cu?a nha` ha`ng xo'm luo^n luo^n xanh ho*n o*? sa^n mi`nh.
27/11/201206:53:05
Khách
Truyện hay...nói lên sức cám dỗ mãnh liệt của vật chất ở xứ Mỹ đối với những ngừời Việt kém căn bản đạo đức mới qua lập nghiệp...Nhắc ta nhớ đến tâm tình của các phụ nữ nghèo Vn mơ ước lấy đuợc chồng Đại hàn,Đài loan để đổi đời...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,260,216
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Vũ mang tựa đề “Vụng Đường Tu”, kể về chàng tị nạn Việt đã quyết chí đi tu, nhưng rồi vướng món nợ... tóc vàng.
Tác giả tên thật là Phùng An, cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Cơm Chỉ”. Bài mới của ông kể về sinh hoạt văn nghệ giúp vui tại một số Viện Dưỡng Lão tại quận Cam.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm 2010, kể chuyện gia đình ông vượt biển, định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, 1978 và hai ông bà nuôi dạy 4 người con ăn học thành tài, tốt nghiệp đại học Berkely, tất cả đều nên người hữu dụng. Bài mới của ông Trần năm nay bàn về tử vi của ứng viên Tổng Thống Mitt Romney.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến