Hôm nay,  

Nhớ Một Đêm Biểu Tình

22/11/201200:00:00(Xem: 165016)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua. Có tin nói sau khi dẹp tiệm, Trần Trường đã về Việt Nam làm ăn. Cũng lại có tin công việc nuôi cá của ông ta sau cùng đã bị chính bọn công an Việt Cộng tới cưỡng bức tịch thu. Mới đây có tin nhân vật đặc biệt này, sau khi sạt nghiệp tại Việt Nam, trở lại nước Mỹ và xuất hiện ở San Josẹ. Sau đây là bài viết ngắn của tác giả P. Nguyễn.

Tôi vẫn nhớ đã lái xe qua hơn 70 dặm đường xuống Santa Ana đến một đêm của cuộc biểu tình chống Trần Trường để tham dự với cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Tôi đã thấy một rừng cờ vàng và một hào khí nồng nhiệt của người Việt quốc gia. Bên cạnh đó, có một số cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh VN đã có mặt để ủng hộ.

Tay không bước đến nhưng cuối cùng tôi đã được trao cho một tấm cờ vàng nhỏ để giương cao với mọi người.

Tiếng hô đả đảo vang dội một góc phố và nhiều người lớn tuổi, các cụ ông, cụ bà, các bác, các dì đã ngồi bệt xuống khu parking để vẫy cờ.

Họ là những người mà tuổi đời không còn giúp đôi chân họ đứng vững lâu trong đêm lạnh nhưng nếu họ còn đi được, nói được và hô to được thì việc đứng ngồi với họ tôi nghĩ không phải là chuyện lớn.

Tôi đã cảm thấy hãnh diện khi được đứng cạnh những người ngồi này, những người vào đêm khuya này đáng lẽ đang ở trong một căn phòng ấm cúng với con cháu, với gia đình hay tìm một giấc ngủ yên bình trong đêm.

Họ đã không chọn căn phòng hạnh phúc và chiếc giường ấm cúng đó. Họ đã chọn một đêm lạnh ngoài trời và một rừng người cùng cờ vàng chung quanh.

Để làm gì?

Chỉ để chia xẻ cùng chung với mọi người nỗi u uất nơi tha phương và nỗi uất hận Cộng Sản.

Cho đến bây giờ khi đọc tin về Trần Trường, tôi vẫn không quên những giây phút lịch sử của đêm đó, một đêm lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Lịch sử của chúng ta, người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, không chấm dứt sau năm 75 mà chỉ mới bắt đầu.

Chúng ta đang viết một lịch sử mới, một lịch sử mất quê hương nhưng vẫn lưu truyền bởi chúng ta đang có một quê hương thứ hai.

Mất quê hương chỉ là một chương của lịch sử VN ngàn đời. Nó sẽ được tiếp tục viết với các chương kế tiếp khắp nơi trên thế giới.

Những bác, những dì, những cụ, những bà, những người ngồi bệt dưới đất của đêm chống Trần Trường đâu có hiểu rằng, họ đang viết lên được một trang của lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, viết một cách đơn giản nhưng rất hào hùng, viết một cách ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.

Một ngày nào đó, không còn những người ngồi dưới đất để viết lịch sử thì những người còn đứng được sẽ tiếp tục công việc ấy.

Lịch sử người Việt hải ngoại phải được lưu truyền bởi chúng ta vẫn còn chỗ đứng trên quê hương thứ hai này.

Chúng ta sẽ chỉ để dành và viết chương chót của lịch sử này khi chúng ta đặt bước chân trở về quê hương.

Bao lâu?

Không cần biết khi cuốn lịch sử người Việt hải ngoại vẫn còn được viết và lưu truyền, chương chót vẫn luôn luôn được để dành và để trống.

Trong lịch sử lập nước và giữ nước, đã có lần chúng ta để dành và để trống chương chót giữ nước trong suốt 1000 năm dài thời đô hộ Hán thuộc.

Một ngàn năm trải qua bao nhiêu thế hệ?

Với tuổi thọ trung bình ngày xưa khoảng 65 thì phải qua 15 thế hệ đời người con cháu mới viết xong chương chót.

Ngày nay, thời hiện đại khoa học của computer, không lâu đâu.

Trong hai việc viết và lưu truyền lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, nếu tôi không làm được việc viết, tôi sẽ cố làm việc lưu truyền.

Còn nếu cả hai việc tôi không làm được thì có lẽ tôi đang… ở nursing home.

Các bạn tha thứ cho.

P. Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
29/11/201219:11:22
Khách
Hoan nghênh tác giả!

Tôi có biết chuện của thằng "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" mà ông đã đi biểu tình để bày tỏ thái độ năm nào.( Tôi khinh bỉ nó nên không thèm viết tên nó!)

Chí ít cũng có người vạch mặt,chỉ tên phường ăn cháo đái bát như vậy...

Không phải tôi a dua với ông nhưng thiêt nghĩ khi ta hoan hô,ca ngợi thái độ can đảm,hiên ngang của các người hùng thời đại như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,nhạc sĩ Việt Khang,bác sĩ Nguyễn Đan Quế....ta cũng không nên bỏ quên mấy cái ung nhọt của cộng đồng như thằng " Râu kẽm ",thằng nhạc sĩ già trắc nết thối tha mà ta đã từng ái mộ hồi còn trong nước...Không phải phỉ nhổ người khác làm vui nhưng cũng cần lôi cổ mấy thứ cặn bã đó ra ánh sáng để mọi người cùng nhớ và làm guơng cho những người khác.

Tôi cũng nhận thấy chúng ta rất nên học tập thái độ bày tỏ chính kiến như ...Mỹ (dĩ nhiên không phải vì mình đang sống trên nước Mỹ ! ) vì thiển nghĩ đó cũng là một cách đóng góp cho xã hội : đóng góp ý kiến bằng thái độ.

Trân trọng chân tình của ông vô cùng : "lưu truyền lịch sử cùa người Việt tỵ nạn hải ngoại và viết."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,264,611
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 12 tháng Tám sắp tới tại Little Saigon. Từ hôm nay tới cuối tuần, nhiều tác giả từ khắp nơi sẽ bay về họp mặt. Nhân dịp này, mời đọc lại ký sự họp mặt Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên,
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Nhạc sĩ Cung Tiến