Hôm nay,  

Nhớ Một Đêm Biểu Tình

22/11/201200:00:00(Xem: 165011)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua. Có tin nói sau khi dẹp tiệm, Trần Trường đã về Việt Nam làm ăn. Cũng lại có tin công việc nuôi cá của ông ta sau cùng đã bị chính bọn công an Việt Cộng tới cưỡng bức tịch thu. Mới đây có tin nhân vật đặc biệt này, sau khi sạt nghiệp tại Việt Nam, trở lại nước Mỹ và xuất hiện ở San Josẹ. Sau đây là bài viết ngắn của tác giả P. Nguyễn.

Tôi vẫn nhớ đã lái xe qua hơn 70 dặm đường xuống Santa Ana đến một đêm của cuộc biểu tình chống Trần Trường để tham dự với cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Tôi đã thấy một rừng cờ vàng và một hào khí nồng nhiệt của người Việt quốc gia. Bên cạnh đó, có một số cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh VN đã có mặt để ủng hộ.

Tay không bước đến nhưng cuối cùng tôi đã được trao cho một tấm cờ vàng nhỏ để giương cao với mọi người.

Tiếng hô đả đảo vang dội một góc phố và nhiều người lớn tuổi, các cụ ông, cụ bà, các bác, các dì đã ngồi bệt xuống khu parking để vẫy cờ.

Họ là những người mà tuổi đời không còn giúp đôi chân họ đứng vững lâu trong đêm lạnh nhưng nếu họ còn đi được, nói được và hô to được thì việc đứng ngồi với họ tôi nghĩ không phải là chuyện lớn.

Tôi đã cảm thấy hãnh diện khi được đứng cạnh những người ngồi này, những người vào đêm khuya này đáng lẽ đang ở trong một căn phòng ấm cúng với con cháu, với gia đình hay tìm một giấc ngủ yên bình trong đêm.

Họ đã không chọn căn phòng hạnh phúc và chiếc giường ấm cúng đó. Họ đã chọn một đêm lạnh ngoài trời và một rừng người cùng cờ vàng chung quanh.

Để làm gì?

Chỉ để chia xẻ cùng chung với mọi người nỗi u uất nơi tha phương và nỗi uất hận Cộng Sản.

Cho đến bây giờ khi đọc tin về Trần Trường, tôi vẫn không quên những giây phút lịch sử của đêm đó, một đêm lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Lịch sử của chúng ta, người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, không chấm dứt sau năm 75 mà chỉ mới bắt đầu.

Chúng ta đang viết một lịch sử mới, một lịch sử mất quê hương nhưng vẫn lưu truyền bởi chúng ta đang có một quê hương thứ hai.

Mất quê hương chỉ là một chương của lịch sử VN ngàn đời. Nó sẽ được tiếp tục viết với các chương kế tiếp khắp nơi trên thế giới.

Những bác, những dì, những cụ, những bà, những người ngồi bệt dưới đất của đêm chống Trần Trường đâu có hiểu rằng, họ đang viết lên được một trang của lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, viết một cách đơn giản nhưng rất hào hùng, viết một cách ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.

Một ngày nào đó, không còn những người ngồi dưới đất để viết lịch sử thì những người còn đứng được sẽ tiếp tục công việc ấy.

Lịch sử người Việt hải ngoại phải được lưu truyền bởi chúng ta vẫn còn chỗ đứng trên quê hương thứ hai này.

Chúng ta sẽ chỉ để dành và viết chương chót của lịch sử này khi chúng ta đặt bước chân trở về quê hương.

Bao lâu?

Không cần biết khi cuốn lịch sử người Việt hải ngoại vẫn còn được viết và lưu truyền, chương chót vẫn luôn luôn được để dành và để trống.

Trong lịch sử lập nước và giữ nước, đã có lần chúng ta để dành và để trống chương chót giữ nước trong suốt 1000 năm dài thời đô hộ Hán thuộc.

Một ngàn năm trải qua bao nhiêu thế hệ?

Với tuổi thọ trung bình ngày xưa khoảng 65 thì phải qua 15 thế hệ đời người con cháu mới viết xong chương chót.

Ngày nay, thời hiện đại khoa học của computer, không lâu đâu.

Trong hai việc viết và lưu truyền lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, nếu tôi không làm được việc viết, tôi sẽ cố làm việc lưu truyền.

Còn nếu cả hai việc tôi không làm được thì có lẽ tôi đang… ở nursing home.

Các bạn tha thứ cho.

P. Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
29/11/201219:11:22
Khách
Hoan nghênh tác giả!

Tôi có biết chuện của thằng "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" mà ông đã đi biểu tình để bày tỏ thái độ năm nào.( Tôi khinh bỉ nó nên không thèm viết tên nó!)

Chí ít cũng có người vạch mặt,chỉ tên phường ăn cháo đái bát như vậy...

Không phải tôi a dua với ông nhưng thiêt nghĩ khi ta hoan hô,ca ngợi thái độ can đảm,hiên ngang của các người hùng thời đại như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,nhạc sĩ Việt Khang,bác sĩ Nguyễn Đan Quế....ta cũng không nên bỏ quên mấy cái ung nhọt của cộng đồng như thằng " Râu kẽm ",thằng nhạc sĩ già trắc nết thối tha mà ta đã từng ái mộ hồi còn trong nước...Không phải phỉ nhổ người khác làm vui nhưng cũng cần lôi cổ mấy thứ cặn bã đó ra ánh sáng để mọi người cùng nhớ và làm guơng cho những người khác.

Tôi cũng nhận thấy chúng ta rất nên học tập thái độ bày tỏ chính kiến như ...Mỹ (dĩ nhiên không phải vì mình đang sống trên nước Mỹ ! ) vì thiển nghĩ đó cũng là một cách đóng góp cho xã hội : đóng góp ý kiến bằng thái độ.

Trân trọng chân tình của ông vô cùng : "lưu truyền lịch sử cùa người Việt tỵ nạn hải ngoại và viết."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,262,870
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật trong ba tập truyện của Phạm Thành Châu đã xuất bản, phải kêu là tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế. Nhân vật trong truyện mới của ông Châu sau đây còn “trên cả tuyệt vời”, nói theo kiểu các trang mạng phổ biến từ trong nước.
Tác giả là một dương cầm thủ đồng thời là nhà văn, có nhiều CD và sách đã xuất bản, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là truyện ngắn mới của bà dành cho mùa giáng sinh đang tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là hai bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Roches- ter, NewYork. Hình ảnh và bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả được chuyển tới bằng điện thư, được giới thiệu như sau:
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, và sự lạc quan, yêu đời. Bài viết mới nhất là một họp mặt trường cũ, với niềm vui của tình thầy trò.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, hai lần nhận giải thưởng, đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau: Chủ nhiệm tuần báo Phù Sa, phát hành tại bắc Cali vào những năm 1990.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Nhạc sĩ Cung Tiến