Hôm nay,  

Mua Nhà, Xây Nhà

08/08/201200:00:00(Xem: 253961)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.

Viên manager người Mỹ nói: “Hãy mua nhà đi vì mua nhà có cái lợi là khi mình trả tiền hàng tháng là mình trả vào túi của mình còn thuê nhà hay thuê apartment thì khi mình trả tiền thuê hàng tháng là mình trả tiền vào túi ông chủ nhà hay chủ nhà băng đến khi mình dọn ra là trong túi mình chẳng có đồng nào tay trắng vẫn hoàn toàn trắng tay.”

Kinh nghiệm này thật đáng quý và càng đáng quý hơn nữa khi được viên manager rất thành thực nói ra: “Mua nhà là điều có lợi nhất vì nếu vì công ăn việc làm mà phải move đi nơi khác thì ta cứ việc bán nhà là có một số tiền lận lưng cho chắc ăn hay nếu cần tiền để down một chiếc xe mới thì ta cứ việc lấy tiền equity mà ta đã trả vào cái nhà ra để xài một cách ngon lành vì đó là tiền của mình.”

Đó là về phía ông manager người Mỹ, còn tôi khi nghe ông ta nói thì thấy ông ta đúng 100 phần dầu dừa rồi nhưng cái khoản tiền equity thì tôi chẳng hiểu mô tê gì cả vì là lính mới tò te vào xã hội Mỹ mà.

Mãi về sau này khi tìm hiểu thì mới biết được tiền equity là tiền mà mình trả hàng tháng vào căn nhà mà mình mua. Số tiền này khi mình lấy ra thì coi như mình mượn tiền của mình và mình phải trả tiền lời!

Sau này khi có dịp gặp ông anh họ bên Cali tôi lập lại ý kiến của ông manger này thì ông anh họ tôi mới chậm rãi trả lời:

- Chú cho tôi biết chuyện này quá trễ vì nếu biết từ hồi đó (tức là lúc tôi mua nhà vào năm 1998 lận) thì tôi cũng mua nhà như chú rồi.

Nói như ông anh họ tôi thì ai mà biết được, đúng như người ta vẫn thường nói ai mà biết ma ăn cỗ ở đâu, ai mà biết ruột gan phèo phổi ông anh họ của tôi ở đâu,như thế nào mà thổ lộ tâm tình vì trăm người ngàn lẻ một ý mà!

Còn các cụ ta thì lại nói: “An cư lạc nghiệp” nghĩa là có nơi ăn chốn ở cho đàng hoàng tử tế thì mới nói đến chuyện lạc nghiệp được tức là yên tâm mà phát huy tối đa tài năng trong nghề nghiệp của mình.

Thành ra hai xã hội có hai cái nhìn khác nhau về cái vụ mua nhà, đúng là ở bầu thì tròn mà ở ống thì dài!

Thế nhưng,tôi nên bắt đầu với việc mua nhà như thế nào đây? Nước Mỹ là nước tiến bộ nhất trên thế giới với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đứng hàng bậc nhất trên hoàn cầu và một nền dân chủ vững chắc từ khi lập quốc cho đến ngày nay nhưng điều này cũng không giúp nước Mỹ tránh khỏi những kẻ bất lương sẵn sàng làm hại những người lương thiện vì những mục đích bất chánh của bọn chúng.

Quy luật tạo hóa là có ngày thì sẽ có đêm, có người thì cũng có ma,có quỷ,có người lương thiện thì cũng có người bất lương mà những người này sẵn sàng kiếm sống trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người khác.

Con gái một anh bạn tôi đã nhờ một bà địa ốc người Mỹ làm môi giới mua một căn nhà mà theo lời kể lại là nội thất của cái nhà đã được quét vôi mới tinh với hai cái máy một giặt và một xấy cũng mới hết ý.Khi được hỏi thì được cho biết là căn nhà khoảng 20 tới 25 tuổi vì bà ta không biết rõ dù bà ta là người môi giới địa ốc! Ðúng là chuyện lọa có phải không các cụ?

Còn cô gái mới ở Việt Nam qua,kinh nghiệm nơi xứ người chẳng có là bao lại bị choáng ngợp trước vẻ mới tinh ở phía trong căn nhà (vì mới quét vôi) và hai cái máy giặt và máy xấy láng coóng như mời gọi:” mua đi! mua đi. Nên đã chẳng kịp suy nghĩ để khám phá ra mình đang mắc vào một quả lừa!

Cô con gái của ông bạn liền ra tay ký ngay một cái check tiền cọc là $500.00 đô với hy vọng là khỏi để ai tranh mua mất ngôi nhà ngon lành kia nhưng lại chứ nhưng quái ác đã làm cô gái sớm vỡ mộng khi một người bạn của cha cô chịu khó xuống tầng hầm coi lại mấy cái cột nhà thì thấy cái nào cái nấy đều bị mối ăn và do đó đã tìm ra được sự thật là cái nhà mà bà địa nói đại là chừng 25 hay 30 năm gì đó chĩ là nói xạo mà thôi.

Đến đây thì có một màn làm sao lấy lại tiền cọc bi giờ? Vấn kế ông manager người Mỹ thì ngài chỉ nói hai chữ:”Dễ ợt” ra nhà băng cancel cái check đặt cọc là xong nhân lúc địch đang còn không ngờ,còn chuyện trả lời bằng thư cho địa ốc thì để ông giúp đánh máy cho cái thư trả lời kết tội cái mụ nọ đã nói dối, một điều cấm kỵ trong nghề làm môi giới địa ốc.

Thế là công ty đia ốc cứ im thin thít gái như ngồi phải cọc còn oan nỗi gì? Bên Mỹ chuyện gì chứ chuyện làm môi giới địa ốc thì phải học lấy bằng hành nghế mà điều cấm kỵ trong lúc hành nghề là không được nói dối,vi phạm có thể bị thu hồi bằng hành nghề như chơi mà bị như vậy là bể nồi cơm là cái chắc.

Ðến đây thì một anh bạn cùng hãng nhảy vô anh cũng chỉ mới mua nhà cách đây không lâu.Anh giói thiệu cho một ông địa ốc đứng đắn đàng hoàng. Ông này cũng đã từng qua Việt Nam chiến đấu nên tình huynh đệ chi binh Mỹ -Việt cũng còn nồng ấm dù rằng năm đó là năm 1997 tức là 22 năm sau khi người Mỹ cuốn cờ bỏ mặc đồng minh Nam Việt Nam chết tức tưởi không kịp vuốt mắt.

Ông địa ốc này rất tốt cứ thứ bảy chủ nhật là ông tình nguyện chở nguyên gia đình cô gái đi coi nhà, nhà mới có,nhà cũ có nhưng hình như ông là nhà chuyên sưu tầm nhà đồ cổ thì phải. 


Những ngôi nhà mà ông dẫn đi tham quan thì nhà nào nhà nầy đều cũ xì ,cũ đến nỗi mùi mốc xì ra khi mới mở cửa mà khách chưa kịp bước vào.Có lẽ ông là chuyên viên về địa ốc mà lại chuyên về đồ cổ chăng nên ông ta mới tìm những căn nhà thật cổ, thật cũ mà những tấm vách đã long cả đinh như nhũng cái răng lung lay của mấy ông già bà cả để bán cho gia đình cô gái này chăng?

Nói của đáng tội, ông cũng dẫn đi coi được vài căn nhà mới ,nhưng những căn hộ này hình như nó có mắt nên nó chê gia đình cô gái thì phải nên cuối cùng ông địa ốc tốt bụng này đành phải giã từ vũ khí để giã từ gia đình cô gái đi làm mai mối cho người khác mua nhà vì ông đã xài hết sách của ông mà không kiếm nổi cái nhà cho ra hồn và cũng tốn khá nhiều tiền xăng để chở gia đình cô gái đi dạo chơi Greenville cho đỡ buồn!

Cũng có lần ông đã làm cho gia đình cô gái chao đảo y như khi vượt biên tàu bị bão là khi ông dẫn đi coi một căn nhà sạch nước cản thì gia đình cô gái bèn có cuộc họp mặt lớn bé già trẻ để quyết định nên hòa hay nên chiến nghĩa là có mau mau mua hay không mua.

Ôi thôi thì đủ ý kiến cứ như quân ta bắn quân mình,bà già thì muốn ừ, ông già thì lại ừ mà là ừ hữ còn cô con gái thì bàn ra anh chàng rể thì bàn vào.

Vui ơi là vui! Rốt cuộc, cuộc chiến nào cũng phải có lúc chấm dứt và cả gia đình cô gái đi đến một cuộc hưu chiến mà không bên nào thắng cả.

Riêng ông già chồng thì tuyên bố một câu xanh rờn chấm dứt việc mua nhà cũ, rằng từ nay sẽ chỉ mua nhà mới xây dựng mà thôi chứ không mua nhà cũ nữa để cho dễ quyết định.

Thế là cuộc nội chiến mua nhà được tạm yên nhờ sự lãnh đạo sá ng suốt của ông bố già vào phút thứ 25! Và cuộc hưu chiến bắt đầu.

Hưu chiến chẳng đuoc bao lâu thì bạn bè chỉ cho cái ông ta tạm gọi là Z đó đang xây nhà cho ông này, ông kia làm cùng hãng, thế là ông già bèn tìm gặp ông Z để nhờ xây cái nhà cho tổ ấm của mình.

Cái ông Z này nghe nói trước kia cũng là ông thầy dạy chữ Việt cho học trò bậc trung học ở Việt Nam sau đó ông bị động viên vào quân đội khi ngày mất nước sắp xảy ra thì ông vọt lẹ nên ông không bị đếm lịch do CS in sẵn tặng cho ông.Nhờ vậy, khi sang đến My, ông tìm cách đếm tiền của mấy anh chàng khố rách áo ôm H.O chơi, tuy chơi mà thiệt.

Gặp ông Z ông bèn cho ông già H.O này một cái hẹn để bàn về hợp đồng xây nhà.Tới hẹn chờ mãi không thấy ông Z xuất hiện có lẽ ông Z này đã tự đổi tên ông ta thành ông Zulu rồi chăng.

Cuối cùng qua điện thoại ông tả oán là ông rất bận không thể đến được, một hình thức làm khó đây. ”Sách” này thì ai mà không biết cuối cùng ông Z này cũng phải thò mặt ra rồi nói nhăng nói cuội cho xong khi ông già H.O cho biết sẽ nhờ builder người Mỹ lo cho cái nhà, và khỏi cần nhờ ông giúp nữa vì cứ tưởng ông là người Việt đẹp đẽ chứ không phải là người Việt xấu xí nên muốn giúp ông tí tiền còm tiêu chơi.

Qua buổi nói chuyện mới biết ông chỉ muốn làm khó những người H.O mới qua nhưng lần này ông đã gõ lầm cửa và bộ mặt thật của ông đã lộ ra chưa bao giờ rõ như thế này.Thế là ông tiu nghỉu ra về!

Sau vụ ông Z, ông già H.O bèn tới ngay khu sub- station và do tình cờ đã gặp ngay được ông builder người Mỹ đang cất nhà để bán ở cái khu nhà sub-division này.

Tới ngày hẹn ông này ta tạm gọi là ông M. tới nhà ông già H.O mang theo hợp đồng, bản vẽ các loại nhà để khách hàng lựa chọn. Ông M. này quả là ”sư” trong nghề của ông. Ông đã chinh phục được cảm tình của mọi người trong gia đình ông già H.O và ông đã ký giao kèo xây dựng 2 căn nhà một cho ông già H.O và một cho gia đình cô gái, con của ông già H.O.

Trước khi bắt đầu xây nhà, theo lời yêu cầu của ông già H.O, ông M.bèn dẫn nguyên cả đại gia đình ông già H.O tới khu sub-division coi môt căn nhà tương tự vì các bản vẽ căn nhà tuy có chú thích rõ ràng như hoành đồ, thiết đồ v…v… nhưng đâu bằng chính tự mắt mình coi trên thực địa.

Ông M. này có một điều rất đặc biệt khác hẳn các ông thầu xây nhà khác là khi căn nhà có trục trặc nếu gọi ông là ông tới liền để sửa giúp hoặc cho ý kiến nên làm sao hay ông cho số điện thoại của các hãng thầu con đã có hợp đồng tham gia vào việc xây cất căn nhà như điện, nước, gas, hay mái nhà.Đôi khi chính bản thân ông ta còn giúp sửa chỗ hư nếu ông ta thấy có thể làm được.Đây là chuyện hiếm có vì những cái hư lặt vặt đâu có bảo hiểm bao giờ đâu.Quả thực đây là một ông thầu xây nhà hiếm có!

Trong lúc vui chuyện, ông ta kể lại một chuyện thật tức cười hồi ông còn đi học ông phải đi làm thêm để kiếm tiền tại một bar rượu. Ông ta bị một khách hàng hăm bắn,dĩ nhiên là ông ta phải thưa người này ra tòa.

Ông tòa phán rằng bị cáo phải luôn luôn ở cách xa nguyên cáo một khoảng 50 ft,là tầm sắt thương của khẩu súng của bị cáo, nếu tôi nhớ không lầm,nếu không thì bị cáo sẽ bị giam ngay khi nguyên cáo báo cho cảnh sát.

Ðể cho chắc ăn nên bị cáo đã hỏi lại ông tòa là nếu nạn nhân vô tình đi đến gằn hắn thì hắn phải làm sao?

Câu trả lời của ông tòa là ông không cần biết điều đó và nếu điều đó xảy ra thì bị cáo phải chạy xa nguyên cáo càng nhanh càng tốt cho đủ 50ft.Đọc đến đây có phải quý bạn thấy luật pháp Mỹ có chỗ cười mà đau bụng không và mong các bạn quay lại câu chuyện mua nhà đọc cho đỡ buồn.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,249,525
Viết Về Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh Hai bài viết của Khôi An và Mai Hồng Thu
Tác giả sinh trưởng tại Biên Hòa. Trước 75, sinh viên ĐHVăn Khoa SG và dạy học tại TH Long Thành. Sang Mỹ năm 1981. Hiện cư ngụ và làm việc tại Los Angeles, California. Đã có bài đăng trên tạp chí Hợp Lưu, Phụ Nữ Diễn Đàn và một số trang web talachu.org, hopluu.net, nhohue.org, honque.com, ngo-quyen.org... và các diễn đàn Van chuong PN, Đai Hoc Van Khoa SG.
Tác giả vừa nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 -hình bên- với bài viết "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo đầu tiên của Viết Về Nước Mỹ là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, hình bên, đã loan báo kết quả giải thưởng trong cuộc họp mặt ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên được tổ chức tại Thư Viện và Bảo Tàng Tổng Thống Richard Nixon, Nam California ngày 29-11-2000.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể chuyện từ Bắc xuôi Nam dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả chỉ mới đến Mỹ từ 2008, hiện là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo và đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2009 và 2011. Bài mới nhất của tác giả kể về buổi họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Đây là bài về buổi họp mặt năm ra mắt sách VVNM 2012, viết bởi một tác giả ở San Jose không kịp “đu xe đò Hoàng” để xuôi nam phó hội. Donna Nguyễn đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”...
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.
Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.
Nhạc sĩ Cung Tiến