Hôm nay,  

“Mẹ Ơi, Sao Mẹ Khóc?”

06/07/201200:00:00(Xem: 130483)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.

***

Hôm nay là một ngày vui của Tuấn, ngày đứa con trai đầu lòng của tôi tốt nghiệp trung học. Lần đầu tiên trong đời ngồi tham dự buổi Lễ Tốt Nghiệp (Graduation Ceremony) của con mình, tôi cảm nhận được hết tất cả nỗi hân hoan, vui sướng của hơn 200 cô cậu Tú (Tài) khi các em lần lượt lên sân khấu kể lại những kỷ niệm học trò đáng yêu suốt 6 năm dưới mái trường trung học, và đặc biệt là niềm hãnh diện được làm học sinh tốt nghiệp từ trường Oxford Academy, “number 1 of Top High Schools in California, and number 7 of Top High Schools in USA ” (dựa theo bảng nghiên cứu và thống kê của báo US News năm 2012).

Cả hội trường bật cười khi một em học sinh tốt nghiệp lên phát biểu: “Where else can you find so many different types of Asian students?”. Thật vậy, số học sinh Á Châu chiếm tỷ lệ gần 75% trong số các em tốt nghiệp, đặc biệt là các cô cậu Tú gốc Việt Nam chiếm một số lượng đáng kể với đầy dẫy những cái tên mang họ Nguyễn, Trần, Lê, Lý, Phạm, Ngô, … nằm trên danh sách các em tốt nghiệp từ trường Oxford Academy. Tôi thầm nhủ đây là điều thật đáng hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam.

Sau Lễ Tốt Nghiệp, anh cả Tuấn với chiếc băng rôn “HONOR” màu vàng choàng trên vai, vui sướng nhận hoa và chùm bong bóng “Congratulations” trao từ tay hai cô em gái nhỏ, rồi cùng chụp hình chung với gia đình và ông bà nội. Sau đó, Tuấn liến thoắng: “Xin Mẹ ngồi đợi con để con được đi một vòng chung quanh sân trường chụp hình kỷ niệm với các bạn bè trong trường”. Tôi gật đầu và dẫn hai đứa con gái nhỏ đi kiếm một băng ghế để cùng ngồi đợi Tuấn.

Sau mấy ngày vất vả chuẩn bị cho buổi lễ tốt nghiệp của con, giờ đây tôi mới có cơ hội thảnh thơi để ngồi yên quan sát các cô cậu Tú quyến luyến chụp hình bên nhau, nhất là cảnh các bậc cha mẹ và thân hữu nồng nhiệt ôm hôn nhau chúc mừng với những bó hoa rực rỡ và chùm bong bóng sặc sỡ. Lòng tôi bỗng dưng chùng xuống thật sâu. Mắt tôi bỗng hoa lên vì không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào. Hai đứa con gái nhỏ ngồi bên tôi cuống quýt lay vai mẹ, “Mẹ ơi, sao Mẹ khóc ?”

Tôi nhắm mắt.

Chỉ trong khoảnh khắc, cuốn phim quá khứ của ngày Lễ Tốt Nghiệp Trung Học hơn hai mươi mấy năm về trước bỗng hiện lên. Chầm chậm, thật chậm, … và rõ ràng như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua …

*

Tuấn yêu dấu của Mẹ,

Mẹ biết ngày Tốt Nghiệp Trung Học là ngày vui nhất của đời học sinh sau 12 năm cặm cụi sách đèn. Niềm vui càng nhân lên bội phần vì con được sánh vai cùng với những nam thanh nữ tú của ngôi trường trung học được xếp hàng đầu của tiểu bang California, Oxford Academy. Chỉ nội cái tên của ngôi trường không thôi cũng đã nói lên được cái phẩm chất học hành mà nhà trường đòi hỏi từ các em học sinh ngay từ ngày đầu tiên khi các em trúng tuyển được nhận vào học ở ngôi trường nổi tiếng này.

Tuấn ơi, con hoàn toàn có quyền hãnh diện và sung sướng. Mẹ xin lỗi con vì mẹ đã không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào khi bất chợt nhớ lại những hình ảnh quen thuộc của một buổi Lễ Tốt Nghiệp Trung Học hơn hai mươi mấy năm về trước …

Vâng, thời gian vùn vụt trôi qua, mẹ tưởng mình đã quên khuấy mất cái Lễ Tốt Nghiệp ấy. Nhưng nay nhìn con xúng xính áo mũ trong bộ cánh của các cô cậu Tú, mẹ bỗng bàng hoàng chợt nhớ lại hình ảnh tốt nghiệp trung học của một cô bé thuyền nhân Việt Nam khốn khổ chỉ sau 20 tháng định cư trên quê hương mới, bơ vơ một mình không cha mẹ, không thân nhân, không nhà cửa… hoàn toàn vô gia đình và cả … vô tổ quốc. Tuy không được vinh dự tốt nghiệp từ một trường trung học nổi tiếng như Oxford Academy của con, nhưng cô bé ấy đã ra trường với phần thưởng và bằng khen danh dự nhất từ tay bà Hiệu Trưởng: giải thưởng “Dux of the Year Award” (tạm dịch là Thủ Khoa) của trường nữ trung học Auburn.


Đó là một điều khác thường vì chỉ với vỏn vẹn 20 tháng định cư trên quê hương mới. Tuy tốt nghiệp với số điểm cao nhất trường, cô bé ấy vẫn còn nói tiếng Anh chưa trôi chảy với giọng (accent) đặc sệt Việt Nam. Thêm một điều khác thường hơn nữa, đó là sau khi nhận giải thưởng Thủ Khoa từ tay bà Hiệu Trưởng Raymond, cô bé đó đã âm thầm vội vã rời khỏi buổi Lễ Tốt Nghiệp mà không ở lại tham dự tiệc liên hoan cùng mừng vui với các bạn bè đồng khóa, chì vì một điều đơn giản là cô ta không muốn chứng kiến sự bất hạnh của chính mình, cô ta không muốn nhìn thấy cảnh vui sướng của các bạn mình khi họ ôm những bó hoa hay chùm bong bóng chúc mừng của cha mẹ và thân quyến.

Cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau tang tóc vì một lần chứng kiến cảnh thủy táng em mình trên Biển Đông, nỗi kinh hoàng sau môt lần vượt đại dương trên chiếc thuyền mong manh, và những ngày lang thang không một xu dính túi với cái bụng đói meo trên đảo tị nạn Pulau Bidong.

Tuấn ơi, con có biết rằng dẫu phải đối đầu với Anh Ngữ và muôn vàn khó khăn của buổi đầu trên quê hương mới, cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó đã nén đau thương, cắn răng, gạt nước mắt để… học giùm cho cậu em trai đã mất trên đường vượt biển, cô cũng không quên tự nhủ lòng rằng cô cũng học giùm để… trả hận cho hàng ngàn cô gái Việt Nam bị hải tặc bắt cóc hoặc hãm hiếp, và cả cho các oan hồn thiếu may mắn đã không bao giờ đến được bến bờ tự do.

*
Con yêu dấu,

Cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó là hình ảnh của chính Mẹ con, hai mươi mấy năm trước. Mẹ đã không hề có được niềm vui sướng, tự tin và hãnh diện như con trong ngày Lễ Tốt Nghiệp hôm nay. Nhưng Mẹ không buồn vì điều đó.

Vì sao con biết không?

– Họ, những người cộng sản khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam, đã dùng những thủ đoạn ti tiên và đê hèn nhất để trả thù và bần cùng hóa dân miền Nam chúng ta. Họ đã đặc biệt kỳ thị những người Công Giáo và con cháu của các “ngụy quân, ngụy quyền” bằng cách dùng thủ đoạn “Sơ Yếu Lý Lịch” nhằm áp đặt chính sách ngu dân và cản trở con đường học vấn của chúng ta. Họ muốn chúng ta ngu để họ dễ trị.

Dẫu đã vượt thoát Cộng Sản và ra khỏi Việt Nam, thế hệ thuyền nhân của Mẹ vẫn không thể hoàn toàn trút bỏ đi cái mặc cảm thua kém vì cái quá khứ đầy tang tóc và đau khổ của chính mình. Nhưng thế hệ thứ hai là con ngày hôm nay đã hoàn toàn thay đổi tất cả. Con tốt nghiệp trung học với hạng “Honor” từ Oxford Academy, con nhận được học bổng và chuẩn bị vào một đại học lớn ở Boston. Con đường tương lai đang mở rộng thênh thang trước mắt con quá khác xa với cái ngõ cụt mà người dân miền Nam đã bị đẩy vào sau năm 1975.

Con bước vào đời đầy tự tin, không băn khoăn, không mặc cảm là đứa trẻ “cầu bơ cầu bất, vô gia đình và vô tổ quốc” như Mẹ của con năm xưa. Kiến thức và ngôn ngữ tiếng Anh lưu loát của con có thể làm cho một người dân bản xứ phải ghen tị.

Con và các bạn đồng lớp tuổi, thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, chính là khúc khải hoàn ca của gia đình và cộng đồng chúng ta. Bài viết nhỏ này của Mẹ mong muốn ghi lại để nhắc nhở cho lớp con cháu đời sau nhớ mãi hình ảnh nhọc nhằn của thế hệ đầu tiên, trong đó có những thuyền nhân bơ vơ như Me, đã nỗ lực ra sao trong buổi đầu trên quê hương mới.

Bài này được viết tại Orange County, mùa ra trường năm 2012 để “Thành kính tưởng nhớ hương hồn những thuyền nhân Việt Nam đã ra đi nhưng không bao giờ tới được bến bờ tự do. Chúng tôi không quên, và sẽ không bao giờ quên tất cả đau thuơng, mất mát mà chúng ta đã gánh chịu cho các thế hệ sau có được ngày hôm nay.”

Nguyễn Mỹ Linh

Ý kiến bạn đọc
06/07/201207:37:09
Khách
Bài vết rất xúc động;hay lắm!

xin dược chia xẻ niềm uất hân mà dân tộc ta đã và đang phải gánh chịu;cũng chia vui với niềm hãnh diện của gia đình tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,276,330
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Công ty đầu tư ZeekRewards, sau 2 năm phát triển, vừa chính thức phá sản. Trong số hơn một triệu nạn nhân của công ty này, gồm nhiều người Á Đông, trong đó có nhiều đồng hương Việt Nam. Sau đây, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao, một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc Viết Về Nước Mỹ 2010.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: “Thế và Tôi,” một trong những truyện xúc động nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo. Bài mới nhất, ông viết cho mùa Vu Lan đang tới.
Nhạc sĩ Cung Tiến