Hôm nay,  

Thông Báo Viết Về Nước Mỹ

17/02/200800:00:00(Xem: 69391)

* Viết Về Nước Mỹ là cuộc thi viết do Việt Báo tổ chức, với tổng số giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Giải thưởng hiện đang là năm thứ 9. Mời bạn viết bài tham dự.

* Sách Viết Về Nước Mỹ đang phát hành trọn bộ 7 cuốn, từ tập I đến tập VII, mỗi cuốn 640 trang / ấn phí $22. Số thu từ sách góp toàn bộ vào

Đặc biệt sách quí:

Viết Về Nước Mỹ

Cay Đắng Ngọt Bùi

Tuyển tập 7 năm, 70 tác giả

Sách khổ lớn, bìa cứng, 640 trang / 25 mỹ kim.

Có thể đặt sách gửi tận nhà, gọi 714-894-2500

Ý kiến bạn đọc
11/02/201115:43:47
Khách
NỖI BUỒN KHÔNG TÊN

Mùa đông Boston 2010 đang buớc vào chuỗi ngày khắc nghiệt: ngày ngắn đêm dài, nhiệt độ hạ dần, trời u ám, gió lạnh đêm về vi vu xen kẽ nhánh thông.
Ngồi trong nhà, duới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn 60 watt, tôi đọc Kinh Thánh, bên cạnh tôi đứa con gái mải miết làm bài tập truờng học. Bỗng nhiên nó ngước mắt nhìn tôi rồi nói:
-Tóc của ba lúc này bạc nhiều.
Một thoáng bâng khuâng tôi bỗng khựng lại. Đặt cuốn Kinh Thánh xuống tôi cuời giả lả chống chế:
-Già cũng có cái hay của nó. Có cái trẻ không làm đuợc nhưng khi về già lại hoá dễ dàng.
-Cái gì vậy ba?
-Nguời già có thể vừa đánh răng vừa huýt sáo.
Thấy nó nhăn mặt không tin, tôi dẫn nó vào phòng tắm, tra kem đánh răng vào bàn chải, từ từ tháo bộ răng giả ra khỏi miệng, rồi sau đó bằng dáng điệu nhà nghề tôi vừa đánh răng vừa huýt sáo. Con bé hiểu ra, nheo mắt cuời.

Trở về bàn học, con bé lại chăm chú làm bài tập. Tôi cầm cuốn Kinh Thánh lên đọc, nhưng tôi không còn là tôi của phút giây truớc. Sợi buồn len lén tâm tư khi chợt thấy mình đã buớc đến ngưỡng cửa “hoàng hôn”, tuổi “gió heo may đã về“. Kiếp nguời sao chóng qua đến thế! Bánh xe thời gian mà lời Thánh Kinh cảnh báo nghe sao nghiệt ngã:
“Đời người như bóng câu. Số đã tận: không thể phục hồi. Ấn đã niêm: không hề có ai quay trở lại” (sách Khôn Ngoan 2, 5).

Hình ảnh bố tôi đã mất năm nào nay bỗng chốc hiện về đậm nét hơn bao giờ hết. Ngày truớc lúc bố tôi chắc cũng trạc gần bằng tuổi tôi bây giờ, tôi đã trót phạm một trọng tội mà cho đến ngày nhắm mắt sẽ không bao giờ quên. Niềm hối hận triền miên xâu xé như luỡi dao cùn cứa vào tim.
Ngày ấy khi tôi còn học lớp Đệ Lục (lớp 7). Cha Nguyễn Công Danh (1) dạy môn Văn Học. Chương trình Văn lớp Đệ Lục gồm tả cảnh và nguời. Trong lớp tôi có bốn đứa tên Hòa, đứa nào cũng giỏi. Đặc biệt Đinh xuân Hòa luôn vẫn đuợc cha khen. Mỗi lần được khen thằng này cứ câng câng hếch mặt lên. Không biết nó viết cách nào mà Cha khen nó quá vây, tôi nài nỉ mượn bài của nó để đọc cho biết. Lúc đầu nó không cho, sau tôi đành bóp bụng cúng bộ “Vua Bảo Đại” dứt ra từ tập sưu tầm tem của tôi “ngài” mới cho mượn, nhưng với điều kiện hôm sau phải trả lại.
Đọc bài của nó tôi quá đỗi kinh ngạc, muốn rú lên: Ôi chao! Bài viết sao hay lạ lùng, quá tuyệt vời. Cứ ngỡ nó chỉ là Pê-Lê vua phá lưới, ai dè nó còn là một cây văn chương.
Bài văn tôi mượn đọc hôm đó Cha Danh cho đề tài: “Em hãy tả lại căn nhà của em”. Thằng Đinh xuân Hòa mở bài bằng một tràng tiếng pháp, trích trong từ điển Larousse định nghĩa thế nào là căn nhà, rồi từ đó nó khai triển thêm làm thân bài, cuối cùng đi đến kết luận cũng bằng một câu ngắn tiếng Pháp rất nhẹ và dễ thương…..
Ôi tiếng pháp đọc lên cao quý làm sao. Nghe nó thanh và nhẹ như giọng hát Thanh Lan với bài “Béng Beng anh bắn tim em… Béng Beng….Em bắn tim anh. Béng Beng….”
Cũng từ đó tôi rất thán phục thằng Hòa, muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời nó. Tôi đuợc biết bố nó lúc đó đang ở Mỹ, làm trong toà Đại Sứ. Chắc chắn bố nó phải nói ngoại ngữ như gió. Thằng này có “gien” của bố, hèn gì nó giỏi.
Tâm tư tôi tràn ngập lòng ghen tỵ. Nghĩ lại phận mình tôi ngậm ngùi… Mùa hè năm đó, trong bữa com chiều, thấy tôi buồn, ít nói, mẹ tôi cố gặng hỏi, bực tức không nén đuợc tôi phun ra:
-Con học mãi tiếng Pháp mà không giỏi đuợc cũng chỉ vì con không có Bố giỏi như nguời ta.
Bố tôi nghe thấy câu ấy, mặt ông tối sầm lại. Buông bát cơm ăn lửng chưa hết một nửa, ông nặng nề lết đến chiếc bàn gỗ gần kề, với lấy chiếc điếu cầy, hút một hơi thật dài, rồi trầm ngâm nhìn khói thuốc bay. Bố tôi bao giờ cũng thế, hễ có điều gì suy nghĩ ông lại lặng lẽ hút thuốc lào, thở dài trong đêm tối.

Bao nhiêu năm lết đi làm bằng chiếc xe mô-bi-lét xám, bố tôi chỉ là một tùy phái nấu cơm trong trường Sĩ Quan Thủ Đức. Tùy phái là danh từ nghe thanh cao nhưng thực ra để chỉ một lao công tầm thuờng, ai sai bảo cái gì làm cái ấy. Các tân binh si quan hồi ấy ăn theo chế độ rất c
10/04/201211:22:33
Khách
THẤT NGHIỆP !

Vậy là tôi đã thật sự thất nghiệp rồi sao ?
Từ lâu, hai chữ này đối với tôi có vẻ xa lạ, như chỉ có thể xảy ra ở một nơi nào khác. Tôi vẫn thường nghe nói một người bạn ở đâu đó bị lay off vì hảng đóng cửa, hay một người quen bị nghỉ việc vì hảng dời qua Mexico, vì hảng đi sang đẩu tư bên Trung quồc !…Nhưng vẫn không nghĩ có thể xảy ra cho chính mình vì tôi đang làm việc cho một hảng chuyên làm các loại bao bì plastic để cung cấp cho các nơi sản xuất thực phẩm đã hơn hai mươi năm nay, mà công việc này thì lúc nào cũng cần cho nhu cầu tại chỗ, dù kinh tế có lên hay xuống, mà nhân viên thì không dễ thay thế vì chỉ được đào tạo bằng thâm niên và kinh nghiệm.
Nhưng cuộc đời không có gì là vỉnh viễn, không có gì là không thể xảy ra. Tháng vừa rồi, một phái đoàn trong Ban Quản trị của Công Ty từ Chicago xuống thông báo rằng vì nhu cầu phát triển, nên Công ty đã quyết định mua thêm một hảng khác, cùng một ngành hoạt động, và kết quả là hảng tôi đang làm việc, sẽ dời đi để sáp nhập vào hảng mới, cách xa chỗ tôi đang làm hơn một giờ lái xe !
Ối chà ! Làm sao đây ! Làm sao tôi có thể lái xe mỗi ngày cả mấy tiếng đồng hồ đi về với cái xe cà tàng của tôi, hơn nửa, tôi đang làm “ca” hai, khi tan sở thì đã quá nửa khuya, lái xe về trong tình trạng vừa mệt vừa buồn ngủ, cũng nguy hiểm lắm ! Nhớ lúc trước có lần trong khi lái xe về, vì quá mệt mỏi, tôi đã thiếp đi khi dừng lại ở đèn đỏ, đến lúc đèn xanh, xe phía sau bực bội nhấn còi, tôi mớì hú hồn chạy tiếp ! Bây giờ, nếu đi theo hảng, đường xa như thế, liệu tôi có thể lái xe đi về an toàn mỗi ngày không ? sẽ chịu đựng được bao lâu ?…
Nhưng nếu không đi theo hảng thì việc gì sẽ xảy ra ? Sẽ bị coi là tự động nghỉ việc (volutary quit ) và sẽ khó khăn trong việc xin trợ cấp thất nghiệp ? Người ta mất việc vì công việc giảm sút, còn tôi, phải nghỉ làm vì công việc phát triển ra thêm ! Có nghịch lý không ?! Tôi bàn thảo kỷ lưởng với gia đình đề tìm một giải pháp thỏa đáng. Vợ tôi bàn, mình đang ở nhà thuê, không phải lo tiền “mortgage”, có tiền thì ở nhà rộng rải, ít tiền thì thu hẹp lại, bớt đi những chi tiêu không cần thiềt, vấn đề tài chính mình có thể xoay sở được, rồi dần dần mình sẽ tìm công việc khác, gần nhà hơn. Còn vấn đề sức khoẻ ? Nếu tôi nghỉ việc, bảo hiểm sẽ chấm dứt ngay cuối tháng sau đó, mà vợ chồng tôi thì lại hay nhức đầu, sồ mủi, lại thêm cao máu, tiểu đường …! Con tôi lại bàn, Nếu không có tiền thu nhập hàng tháng, hoặc lảnh tiền thất nghiệp, coi như lợi tức thấp, Ba Má có thể xin được Medi-Cal, MSI, hoặc những chương trình y tế dành cho người có lợi tức thấp. Nghe cũng tạm ổn ! Quyết định vậy đi ! Thế là ngày hôm sau, tôi mạnh dạn vào gặp “Boss” để trình bày hoàn cảnh của mình, và xin được… “lay off”, Ông ta có vẽ ngạc nhiên, nhưng vui vẻ chấp thuận (có lẽ ông ta nghĩ rằng tôi đã già, năng xuất kém, thay vì mướn thêm nhân công trẻ, trả lương ít hơn, mà lại làm việc khỏe hơn chăng ?!), và Ông đề nghị tôi tiếp tục làm đến cuối tuần để phòng hành chánh làm thủ tục cần thiết.
Vậy là tôi đã quyết định một việc quan trọng, thay đổi hoàn toàn cuộc sống hàng ngày của mình. Cầm cái pay check cuối cùng trong tay, có vẻ nặng hơn bình thường, vì họ tính luôn cả những ngày nghỉ phép, nghỉ bệnh còn lại, tôi cảm thấy vui buồn lẫn lộn. Không còn những ngày đi sớm về khuya, những ngày còng lưng trên chiếc máy “Deacro” khốn khổ, hay ì ạch khuân những cuồn plastic nặng nề, để phải đau lưng, nhức vai cả mấy ngày sau đó. Đi một vòng nhà kho để chào từ giả một vài người bạn thân đã cùng tôi chia sẽ những vui buồn, những nặng nhọc trong bao nhiêu năm trời. Cũng có những bùi ngùi xúc động, bảo nhau giữ liên lạc, chúc nhau may mắn, hẹn sẽ gặp lại … Giã từ một nơi chốn tôi đã ra vào, làm việc, ăn uống, vui đùa trong suốt bao nhiêu năm trời, coi như một gia đình thứ hai của mình, cũng cảm thấy lưu luyến, chạnh lòng !
Tuần lễ đầu tiên, sau khi mất việc, nằm nhà không phải đi làm, không phải thức khuya dậy sớm, không phải lái xe đằng đẳng đi về, t
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,394,118
Trước Tháng Tư 1975, tại Saigon, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến.
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University miền Nam California hồi tháng 5, 2012 khi tròn 62 tuổi,
Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Folrida, từng có góp bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật là Nguyễn Hà Mi. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được chuyển đến Việt Báo bằng điện thư. Mong Mi Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết kề lại những sinh hoạt sống động. Bài viết mới của ông kể về môn học chữa bệnh theo phép trường sinh nhân điện, với những lớp huấn luyện mở tại vùng Little Saigon mà tác giả đã trực tiếp tham dự.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết mới nhất của Minh Nghĩa
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Truyện mới của tác giả kể về Vũng Rô, nơi từng xuất phát những chuyến tầu vượt biển năm xưa.
Mai Hồng Thu tức Donna Nguyễn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2013. Định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1985, tác giả là cư dân miền Bắc California và đã tham dự giải thưởng Việt Báo từ 2008.
Tác giả tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng học Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà.