Hôm nay,  

Trả Lời Chung Về Bài Viết Tham Dự

05/01/200100:00:00(Xem: 186267)
Trả lời một số thắc mắc chung, Ban Sơ Tuyển Giải Thuỏng Việt Báo xin thông báo bổ túc:

- Cùng một nguòi viết, có thể gửi nhiều bài tham dự, không hạn chế.

- Tiều đề "Viết Về Nuóc Mỹ" là đề tài chung, chỉ có tính cách gợi ý. Tuy nhiên, chủ đề chính vẫn là những kinh nghiệm sống thực, liên quan tới nuóc Mỹ, đất Mỹ, nguòi Mỹ, xã hội Mỹ,.. Nếu quên chủ đề này, bài viết dù cho hay, vẫn có thể bị coi là... lạc đề.

- Ông Nguyễn Hùng V. ở San Jose hỏi "Có nhất thiết phải là tự truyện của chính tôi không" Tôi thấy có nhiều truòng hợp rất điển hình (của nguòi khác) cho nguòi Việt hội nhập lối sống Mỹ như chuyện thi quốc tịch, chuyện ra tòa Mỹ, chuyện vào tù tại Mỹ... Tôi sưu tập rồi viết thành bài dự thi, có đuọc không""

Câu trả lời: Thưa ông V, hoàn toàn đuọc. Xin mời ông viết

Ý kiến bạn đọc
03/09/201118:01:34
Khách
Bệnh thời hiện đại .
** Câu chuyện dùng dữ kiện thật trong đời sống hàng ngày .
Lâu lắm mới lại nghe tiếng cười trong vắt của bạn qua làn sóng điện từ. Tháng ngày tất bật, tính toan, lo lắng, chưa kịp nghỉ ngơi sau ngày mừng con nên gia thất, đã cuống cuồng lau lệ nóng tiển thân sinh ngàn hạc tiêu dao. Vừa bay về từ viễn tây, lại sắp hành trang vượt nửa vòng trái đất, về chăm sóc mẹ già. Đau thắt ruột gan, nhìn mẹ còm cỏi tháng ngày, như chiếc bóng vào ra hiu quạnh.
Tiếng nói thân quen qua làn sóng điện từ
- Tú ơi ! Mẹ phát bệnh mới.
- Khổ chưa? mẹ lại bệnh nữa à !
- Ừ, lần nầy là bệnh của thời đại điện tử. Mẹ nghiện Netbook * đó.
- Trân nói gì mà mình chưa hiểu, sao lại nghiện Netbook ?
- Thật đấy, bát thập cổ lai hi, để mình giải thích cho Tú nghe hén .
*
Bước vào nhà, sức nóng ẩm nhiệt đới không đủ xua đi luồng khí lạnh chạy dài theo sống lưng. Mẹ vẫn thức chờ bên cạnh bàn ăn, tô cháo nóng còn đang bốc khói.
- Sao mẹ chưa ngủ vậy, khuya lắm rồi.
- Chưa buồn ngủ, nghe tụi nhỏ nói là máy bay đáp mười một giờ, chắc chừng mười hai giờ thì về tới nhà, sao về muộn quá vậy con ? Có mất hành lý không ?
- Không, hành lý đủ hết mẹ à, nhưng kẹt xe quá, giờ nầy mới về được.
- Giờ nầy mà còn kẹt xe sao con?
- Vừa ra khỏi phi trường thì gặp đám cháy lớn ở cao ốc, tàn lửa bay tứ tung, xe cộ đùn đống vì người hiếu kỳ lẫn người qua lại, chẳng thấy xe cứu hoả đâu, đường xá thì chật chội, bình thường đã khó khăn, tai nạn thì không biết làm sao giải quyết, ra khỏi đường Hoàng Văn Thụ mất hết nửa thời gian.
- Chuyện cháy nhà hàng ngày đó con, dạo trước Ba đọc báo cho mẹ nghe hoài, bây giờ như mù, không nghe tin tức gì hết. Thôi con đi rửa mặt mũi rồi ăn chén cháo, mẹ mới hâm nóng lại đó
- Sao mẹ không bảo bầy trẻ, thức ăn nóng tay chân mẹ không vững vàng, đổ xuống phỏng thì biết làm sao?
- Khuya rồi, cho chúng nó ngủ, mai chúng còn nhiều việc, bếp ga chứ có phải chẻ củi nhóm lò gì mà sợ, có chén cháo thôi. Đằng nào thì cũng chờ con về, mẹ có nằm một chút hồi đầu hôm, cũng không ngủ được .
- Để con gởi vài chữ điện thư cho nhà con và tụi nhỏ báo tin đã đến nơi bình an.
- Sao con không lên máy vi tính gọi cho nhanh ?
- Giờ nầy anh đang trong sở làm, không gọi Skype* được mẹ. Thôi, mẹ cũng đi ngủ một chút, khuya lắm rồi.
Nhìn vai mẹ gầy gò, xương nhô ra sau làn áo lam, Trân thấy tim mình thắt lại. Chưa bao giờ đường bay về nhà thăm thẳm cô đơn như chuyến nầy. Như cơn mộng dữ, thấy mình rơi xuống vực sâu vô tận , lạnh toát người, tỉnh dậy run rẩy cả châu thân. Nỗi mất mát lớn lao nầy, làm sao có thể vượt qua? Nhưng cho dù có phải trở vào cơn ác mộng để đổi lấy sự sinh tồn cho Ba, Trân cũng tình nguyện dấn thân. Cuộc sống, bao nhiêu lần khó khăn vượt bực, tranh đấu giành sự sống còn, vẫn biết mình có nơi nương tựa, bây giờ đã không còn ai để cầu kiến, không còn nghe lại tiếng nói thân quen, không còn nhìn thấy bóng dáng gầy gò xăm soi những giò lan...
Ngọn bấc lụn từ dĩa dầu hao ánh sáng chập chờn chiếu lên khuôn mặt, bức ảnh bán thân nụ cười nhẹ lung linh. Sẽ không bao giờ nghe lại được thanh âm nhẹ nhàng thoát ra từ khuôn mặt thân yêu đó. Nhánh lan Hồ điệp trắng tinh khiết khiêm cung, hương khói tỏa dịu dàng. Trong trái tim hoảng hốt, nhịp bấn loạn, cộng thêm niềm đau buốt, nước mắt tự trong tâm tưởng lăn dài,Trân nếm trên đầu lưỡi hai chữ mồ côi. Mẹ vẫn dặn dò, không nên khóc lóc, giữ tâm thanh tịnh mà cầu nguyện cho hương linh siêu thoát. Biết và làm sự việc khó đi chung.
*
- Mẹ có ngủ lại được không?
- Mệt quá thì cũng thiếp đi chút, tiếng bạn hàng nhóm chợ làm mẹ giật mình, hôm nay trể thời cúng buổi sáng rồi.
- Tối thức khuya quá, ngủ thêm chút cũng không sao mà. Con đang nói chuyện với bọn trẻ trên skype, mẹ có muốn xem cháu ngoại không?
Mẹ nhìn qua màn ảnh máy vi tính, thấy khuôn mặt tươi cười của con bé. Gần mười năm, từ lúc con bé mười bốn tuổi vượt nửa vòng trái đất về thăm, nhìn mọi thứ với án
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,257,556
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Nhạc sĩ Cung Tiến