Hôm nay,  

Niềm Tin Còn Đó

20/12/200600:00:00(Xem: 329175)

NIỀM TIN CÒN ĐÓ

Người viết: Nguyễn Trần Diệu Hương

Bài số 1157-1766-477-vb3191206

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Bài viết mới nhất của cô lần này là chuyện để lạc cái bóp đeo vai đựng giấy tờ tiền bạc tại phi trường LAX.

*

Đầu tháng Bẩy, mùa hè, từ miền Bắc, tôi bay về miền Nam California dự ngày hội ngộ của các cựu học sinh trung học Ngô Quyền. Từ phi trường LAX, tôi được hai anh chị bạn  đón về vùng Little Saigon và nửa đường thì phát giác ra là cái bóp đeo vai của mình đã bị bỏ quên lại đâu đó. Kết quả là hai anh chị đi đón lại phải chở tôi quay trở lại phi trường tìm cái bóp bị bỏ quên.

Ở một phi trường lớn và tấp nập nhu LAX, tôi không hy vọng tìm lại được bóp, nhưng phải quay trở lại để xin Report của Cảnh sát phi trường để có thể qua được hệ thống kiểm soát an ninh của phi trường khi bay lại nhà ở miền Bắc CA.

Mất cái bóp đeo vai với hai cái Credit Cards số tiền limit cao đến có thể mua một chiếc xe Lexury mới, một thẻ ATM, bằng lài xe, hai chìa khóa nhà, một thẻ bảo hiểm sức khỏe, và một ít tiền mặt, tôi chợt nhận ra rằng "lịch sử đã lập lại" khi mình giống hệt lúc mới đến Mỹ từ trại tỵ nạn hai mươi năm trước, không một đồng dính túi, trở thành dân "chuyên chính vô sản" thứ thiệt! May mắn là các khoản chi phí của chuyến đi từ vé máy bay, tiền khách sạn và chi phí tiệc tùng đã được trả trước đó cả tháng như lối sống " reservation" rất có hiệu quả của người Mỹ.

Lần đầu tiên mất giấy tờ, tôi lo lắng bồn chồn vô cùng, nhưng cũng đủ tĩnh táo để nghĩ đến cách đối phó. Tôi quay trở lại cái băng ghế mình đã ngồi ở phi trường trong lúc chờ người ra đón. Cái ghế dĩ nhiên vẫn còn đó, trống trơn, như cái hy vọng rất mong manh của tôi. Không biết văn phòng Cảnh sát phi trường LAX ở đâu, tôi hỏi những nhân viên an ninh phi trường, họ rất ân cần:

- Chúng tôi không giu’p gì được cho cô vì chúng tôi chỉ lo về an ninh nhưng chúng tôi sẽ gọi Cảnh sát phi trường đến giúp cô.

Vài phút sau, hai người Cảnh sát của phi trường LAX xuất hiện, tướng họ cao, lưng thẳng, hình như có mặc áo giáp chống đạn bên trong. Nhìn bộ mặt hết sức thiểu não của tôi, người Cảnh sát nhận ra ngay "khổ chủ" trong số hai người Mỹ gốc Việt đứng trước mặt mình. Ông ta móc từ ngực áo ra một cái Clipboard có mẫu đơn khai báo với ba màu trắng hồng vàng kẹp sẵn trên đó. Chỉ sau mười phút làm việc (điền đơn và trả lời những câu hỏi cần thiết) ngay ở một nơi tấp nập như lối ra của phi trường LAX< giấy tờ làm xong, người Cảnh sát cho tôi giữ copy mầu hồng của Report, ông ta giữ bảng chính màu trắng và một copy màu vàng, và dặn dò tôi cẩn thận nên gọi những số điện thoại nào để nếu cần tôi có thể liên lạc lại. Ông ta cũng nhắc nhỡ tôi cancel các thẻ Credit Cards ngay lập tức. Bằng phong cách rất lịch sự, và chuyên nghiệp, ông ra bắt tay tôi từ giã với lời an ủi ân cần:

- Rất tiếc là cô bị mất bóp. Hy vọng chúng tôi sẽ tìm lại được cho cô.

- Nếu có bất cứ một Fraud nào trên các Credit Card, cô có thể liên lạc với chúng tôi để tránh bị trả nợ trên những khoản chi tiêu cô không hề biết.

Tôi quay về khách sạn với các anh chị cùng bay về từ miền Bắc như tôi, túi trống rỗng, lòng buồn tênh, mặc dù sắp được gặp lại nhiều thầy cô và các bạn học cũ. Không thể cancel Credit Cards bằng cell phone, tôi phải dùng điện thoại của khách sạn để báo cho các Công ty  Credit Card thẻ của mình đã mất, để họ vô hiệu hóa hai thẻ Credit Cards đã bị mất của tôi.

Không muốn làm mọi người bận tâm, tôi cố giữ vẽ "trong héo ngoài tươi" trong những ngày họp mặt với rất nhiều thế hệ của ngôi trường Trung học thân yêu thời mới lớn.

Ngày vui bao giờ cũng qua mau. Tôi bay về lại miền Bắc, biết thân biết phận mình mất bằng lái xe, không còn giấy tờ tùy thân, ngòi copy report của Cảnh sát phi trường LAX, tôi đến phi trường sớm hơn gần hai tiếng.

Đến phiên tôi bước vào hệ thống kiểm soát của phi trường, tôi báo cho họ biết mình không còn ID, nhân viên an ninh phi trường đưa tôi qua một hệ thống khác, chỉ có vái người (cũng mật hết giấy tờ như tôi). Không hiểu vì mặt mày tôi đầy vẻ "ngây thơ vô tội" hay đầy vẻ thiểu não của một người không còn "một mãnh giấy lận lưng", tôi không bị kiểm soát nhiều, chỉ có cái suitcase nhỏ bị mở ra, rà soát kỹ lưỡng bằng cả máy dò vũ khí lẫn bằng mắt và tay của ông nhân viên an ninh. Một bà nhân viên an ninh khác cao to gần 6 feet (khoảng hơn 1.8 thước) chuyên khám nữ hành khách chỉ rà các túi quần jeans của tôi, không bắt tôi phải vào phòng kín kiểm soát như một vài người khác ở cửa kiểm soát đặc biệt dành cho hành khách không có giấy tờ tùy thân.

Tôi về đến nhà, chạy ngay ra DMV làm lại bằng lái xe khác. Không có thì giờ để làm hẹn online, tôi đành phải dậy sớm xếp hàng ngay lúc DMV vừa mở cửa, trình độ trong héo ngoài tươi" của tôi đã đạt đến mức độ cao, người nhân viên hướng dẫn ở DMV cười với tôi:

- Cô có một nụ cười rất tươi và rất lịch sự "You make my day"!

Thủ tục của DMV rất hiệu quả, bảng điện tử hường dẫn điều động thứ tự rất chính xác, tôi ra khỏi DMV trong vòng 10 phút với bằng lái tạm có giá trị trong 3 tháng.

Tuần lễ sau đó, giống như một người kinh doanh online chuyên nghiệp tôi check các account ngân hàng và Credit Cards của mình hàng giờ. Các Công ty Credit Cards đã gởi thẻ mới đến cho tôi bằng phương tiện nhanh nhất, Fedex overnight, dĩ nhiên là tôi không bị trả đồng lệ phí nào đúng như kuểu kinh doanh của Mỹ "khách hàng là vua". Công ty bảo hiểm sức khỏe cũng gởi đến cho tôi thẻ mới bằng express mail với lời "chia buồn" về việc mất "tài sản" của tôi, lời lẻ rất chân thành, mà nếu mới đến Mỹ, hẳn là tôi rất cảm động, nhưng sau gần hai thập niên ở Mỹ với kiến thức của một lớp "Marketing Strategy" hồi còn ở Đại học, lòng tôi vẫn bình yên, "trơ gan cùng tuế nguyệt" không có một sự xúc động nào!

Đời sống vẫn bình thường trôi qua, nỗi lo lắng của tôi cũng giảm dần theo ngày tháng, chưa có một account nào của tôi bị thất thoát đồng nào. Chắc là người lượm được cái ví của tôi là một người chưa đến nỗi mất hết lương tâm. Mỗi lần bước vào closet nhìn chỗ mình vẫn đặt cài bóp nay đã bỏ trống, tôi vẫn tự trách mình quá đổi vô ý vô tứ.

Ba tuần sau một buổi sáng ở sở, chuông điện thoại reo vang, đầu dây bên kia là một người tôi không hề tưởng tượng đến, nhân viên của South West Airline, không phải để quảng cáo mà là để hỏi tên tôi, và báo cho tôi biết họ tìm được cáo bóp của tôi. Đúng là "không ai học đươc chữ ngờ", đời số`ng đôi khi đầy dãy ngạc nhiên. Tôi đã bỏ quên cái bóp đeo vai của mình trên máy bay chứ không phải ở ghế ngồi của phi trường LAX. Cảnh sát phi trường chỉ theo lời khai của tôi, không làm việc với South West Airline, hãng máy bay tôi đã đi hôm đó. Lúc phát hiện ra mất bóp trên đường từ phi trường về khách sạn, tôi nghỉ là mình đã bỏ quên bóp ở phi trường, thật ra tôi đã nghi~ sai về nơi chốn mà mình đã bỏ quên cái bóp đeo vai.

Nhân viên South West Airline tìm thấy cái bóp của tôi trên máy bay, và không có ai khai mất đồ trên chuyến bay hôm đó nên cái bóp được gởi về headquarter "Lost and Found" của hãng máy bay ở Phoenix, Arizona. Ở đó, sau hai tuần không có ai khai báo về cái bóp, nhân viên "Lost and Found" của South West mở bóp tôi ra để kiểm kêvà họ tìm thấy Business Card của tôi ở bên trong với số điện thoại ở văn phòng làm việc của tôi.

Cô nhân viên South West Airline chỉ hỏi tôi vài câu hỏi để chắc chắn tôi là "khổ chủ" của cái bóp:

- Chuyến bay của tôi hôm đó, từ đâu đến đâu, giờ bay"

- Cái bóp hiệu gì, màu gì, trong bóp có gì"

Dĩ nhiên, chuyện ba mươi năm trước xảy ra khi còn thơ dại tôi còn chưa quên thì chuyện xảy ra ba tuần trước tôi trả lời rất chính xác. Cô nhân viên của South West Airline hỏi tôi muốn nhận lại cái bóp ở phi trường nào" Họ sẽ cho chuyển  đến phi trường đó cho tôi ngay chiều hôm đó.

Tôi rất vui không những vì "của đi rồi của lại về" mà vui vì niềm tin của mình ở cuộc đời vẫn còn đó, không bị sứt mẻ chút nào! Buồn nhiều, sau giờ làm việc, tôi lái xe đến phi trường San Jose nhận lại bóp của mình. Cái bóp được đặt trong tủ sắt của South West Airline, bộ phận "Disclaimed luggage". Tôi mở bóp ra kiểm lại, mọi thứ vẫn còn nguyên, kể cả $76.75 cents hình như đã được mở ra kiểm, cuộn lại có chữ ký ở bên ngoài.Tất cả giấy tờ tùy thân của tôi, cùng một thỏi son còn mới, và một thỏi dầu thơm hiệu Ester Lauder vừa mới dùng 2 lần vẫn còn nguyên, không sứt mẻ.

Điều buồn cười nhất là miếng bánh khoai mì nướng một chị bạn đã ưu ái mang cho tôi như là Breakfast hôm đó ở phi trường, tôi bỏ vào trong bóp vẫn còn nguyên dù đã đổi từ màu vàng sang xanh lá cây vì bị lên "mốc" sau ba tuần với thời tiết mùa hè.

Tối hôm đó trước giấc ngủ tôi có lời cảm ơn Trời Phật, và trong giấc ngủ, tôi có đầy hoa và bướm như thủa nào còn cột hai đuôi tóc nơ đỏ đi học.

Và kể từ hôm đó, tôi có hai bằng lái xe, hai thẻ bảo hiểm sức khỏe và một niềm tin ở con người ngày càng vững chắc.

Chuyện chưa ngừng ở đó, hai tuần sau khi "cái gì của Cesar lại về với Cesar", một buổi sáng thứ Bảy, 5 tuần sau khi cái bóp bị bỏ quên trên chuyến bay của South West từ SJC về LAX, chuông điện thoại nhà tôi reo vang, đầu dây bên kia là một nhân viên Cảnh sát của phi trường LA, ông ta báo cho tôi biết cảnh sát phi trường LAX vừa tìm lại được ba cái bóp hiệu "Nine West", cùng hiệu tôi đã khai báo, ông ta hỏi tôi có muốn nhận diện không" Tôi vừa cảm động vừ ân hận mình đã không báo lại cho Cảnh sát LAX khi mình đã tìm lại được bóp. Tôi kể lại chuyện tìm được bóp và xin lỗi đã không báo lại, người Cảnh sát rất lịch sự:

Never mind, by the way, Congratulation, you're the lucky one. (xin chúc mừng, bạn là một người may mắn).

Tôi bỏ phone xuống, vừa bồi hồi, vừa cảm nhận được niền tự hào của người Mỹ "we're proud to be Americans". Với một người công dân bình thường như tôi, với một chuyện mất mát nhỏ nhoi của đời thường, mà còn được lo đến nơi đến chốn như vậy thì niềm tin ở một xã hội văn minh và giàu mạnh vẫn còn đó, vững vàng hơn bao giờ hết.

Và khi niềm tin vẫn còn thì như một hệ quả tất nhiên, hạnh phúc và lòng nhân ái vẫn tồn tại song song.

(Kính tặng anh chị Sinh Dung, Anh chị Đại Nam, và chị Hảo với lời cảm ơn chân thành - Santa Clara, tháng 10/2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,523,839
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm
Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu đại uý pháo binh VNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Gần đây, nhân vụ bão lụt New Orlean, Biloxi, ông có ôn lại việc cố tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jeffersson năm 1803 đã mua lại toàn bộ vùng Louisiana của Napoleon với giá 15 triệu
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Vợ đi làm về ngồi phịch xuống sofa, than vãn: - Không biết mắc cái chứng gì mà hôm nay tiệm em đông khách kinh khủng, làm em phải chạy tới chạy lui y như dzịt, bắt mệt . Chồng quàng vai vợ ra chiều thông cảm: - Tại vì đổi mùa cho nên người ta bịnh nhiều. Tiệm nào cũng vậỵ
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia . Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước My và đã được trao tặng một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến