Hôm nay,  

Những Cảnh Đời...

28/09/200600:00:00(Xem: 228524)

Bài số 1110-1719-432-vb4270906  

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.                                        

*

Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh.  Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng.  Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. 

Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng, một hôm bà xã tôi ghé chơi nhà chị ta đang lúc chị thay "diaper" cho thằng cu.  Bà xã tôi hốt hoảng khi thấy "chim" của Henry bị "băng bó" mặc dù nó chỉ mới đẻ được có hai tháng.  Hỏi ra mới biết là nó mới bị "cắt bì" (cắt da qui đầu) mấy bữa rồi.  Bà xã tôi hỏi chị bạn xem ai xúi "cắt bì" cho thằng cu, thì chị ta nói má đỡ đầu cho con gái lớn của chị trong họ đạo kêu chị làm vậy, mà bà này cũng 50 rồi, nên chị phải nghe theo, vả lại người ta nói làm vậy cho "chim" thằng cu được sạch sẽ... Nghe trái tai, lại xót cho thằng cu bị đau, bà xã tôi liền hỏi lại, "Vậy ba nó hồi đó có cắt không"" Chị bạn ngượng nghịu nói, "Hổng có!"

Khoảng một tuần sau đó, bà xã tôi gọi điện thoại lại hỏi thăm xem thằng cu hết đau chưa, thì chị bạn nói "chim" nó lành rồi, và cái đầu lúc nào cũng lòi ra ngoài, "Đẹp như của người lớn!"

Đó là lần chót vợ chồng tôi liên lạc với gia đình chị ta...

*

Tháng trước, một buổi trưa tôi rời văn phòng để kiếm gì lót dạ, đang lái xe trên "Bolsa" tính ghé "Phở 79" ăn tô phở cho xong, thì chẳng biết sao tôi lại đổi ý tấp vào một nhà hàng Mễ bên đường. 

Chọn một cái bàn nhỏ với hai ghế ngồi ở góc cho thanh vắng, gần cửa sổ cho có cảnh, ngồi quay lưng vô tường, để dễ dàng quan sát chung quanh và dễ dàng ứng biến khi cần (lại méo mó nghề nghiệp rồi). 

Trưa nay quán có vẻ ít khách hay là chưa đến giờ đông khách chăng, tôi chẳng biết vì đây là lần đầu tiên tôi ăn ở đây.  Tôi kêu một cái "burrito" bò thiệt lớn vì nhìn hình thấy nó hấp dẫn quá. 

Đang ăn, tôi bỗng chú ý đến giọng nói của hai người đàn bà ngồi cách tôi một bàn phía bên trái, vì hình như có một người đang "thút thít" thì phải.  Điều đó làm tôi bận tâm, nên ngồi lặng yên nghe ngóng coi sao. Chắc lại một cặp đồng tính luyến ái đang xích mích nữa rồi! Nhưng không. Không phải. Hai cô chỉ là bạn cùng sở làm.  Họ nói tiếng Anh có chút "accent" Á Châu, tóc vàng nhuộm kiểu "highlight", tuổi khoảng 30 trở lại, đi làm, và hình như ghé ăn trưa ở đây thường xuyên. 

Trong câu chuyện của họ, cô gái "thút thít" kể rằng chồng cô ta đang ráo riết tìm một bác sĩ, hoặc bất cứ ai có khả năng, và sẽ trả tiền thật hậu để "cắt chim" đứa con gái lên hai của họ! Người chồng đã tìm mọi cách để thực hiện việc này ở Mỹ, nhưng hiện nay chưa ai dám nhận lời vì sợ "ủ tờ". 

Qua câu chuyện nghe lóm, tôi hiểu rằng bà mẹ trẻ tuổi đau khổ đó sinh ra từ một xứ Á Châu, qua Mỹ khi còn nhỏ, sau khi bị cha nàng dẫn đi cho người ta "cắt chim" lúc 6 tuổi.  Khi nàng 16, cha mẹ nàng nhận lời gả nàng cho con một người đồng đạo vẫn còn đang sống ở bên cái xứ Á châu đó.  Và để tránh cái cảnh bị gả bán nàng chỉ còn một cách là "vồ" đại một anh Á Châu đạo Tin Lành ở Mỹ . 

Không may cho nàng, anh chồng này bèn theo đạo của bố vợ, và quyết tâm "qua mặt" luôn ông già vợ mình về cái khoản "hành đạo" này.  Mẹ vợ anh ta chẳng bị bố vợ bắt che mặt mỗi khi ra ngoài đường hoặc gặp gỡ khách khứa của chồng, nhưng vợ anh thì phải theo đúng "sách vở" trăm phần trăm.  Thậm chí anh ta còn rình vợ ở sở làm coi có che mặt lúc bước từ xe vô sở hoặc lúc từ sở ra xe hay không (nàng làm sở xã hội, cơ quan chính phủ thì ai cho che mặt trong giờ làm việc!) 

Nghe nói anh ta bỏ "job" từ ngày lấy vợ để có nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở đạo lý hầu có thể "qua mặt" được ông già vợ sớm hơn... Nghe kể, quá phiền muộn về chuyện không kiếm được ai "cắt chim" con gái mình, anh chồng còn tính làm một chuyến du lịch sang xứ của bố vợ, hay bất cứ một xứ nào mà luật pháp và con người không quan tâm đến phẩm giá của đàn bà và sự an lành của trẻ con, để nhờ làm cái việc đó.  Anh ta cũng muốn vợ bỏ "job" ở Cali để dọn về sống trong một cộng đồng có nhiều người "hành đạo" một cách chính thống như anh ta, nghe đâu ở bên miền Đông thì phải!

Trong câu chuyện kể, cô gái ngồi nghe, hình như cũng có một đứa con gái nhỏ, bỗng rưng rưng nước mắt khi nghe nói bạn mình đau lắm cả tuần sau khi bị "cắt chim" năm lên 6.  Cô ta có hỏi cô bạn bằng tiếng Anh:

"Thế quyết định của bồ ra sao, về việc "cắt chim" đứa con gái"" 

"Chắc là cắt rồi, nhưng chưa biết ở đâu, khi nào.  Có khi chờ cho nó lên 6 tuổi..."

Câu chuyện nghe lén đang "ngon trớn" bỗng hai cô gái đứng dậy trả tiền, chắc có lẽ giờ ăn trưa của họ đã hết.  Tôi vội lén nhìn theo xem cô gái bị "cắt chim" ra sao, mà ái ngại cho đời cô ta và đời đứa con gái nhỏ của nàng.  Tôi cũng ném luôn cái "burrito" hầu như còn nguyên vẹn vào thùng rác, và buồn bã bước ra xe...

Thêm một cảnh đời nữa mà tôi đành bó tay chẳng làm sao giúp đỡ hay thay đổi được. Mà họ có cần gì sự giúp đỡ của tôi đâu chứ, thật nhảm!

Cứ theo chuyện kể thì anh chàng đòi mang con  gái đi cắt chim đáng ném vào tù  về tội "child endangerment" rồi, và đứa bé gái đó phải được "Child Protective Services" mang đi ngay lập tức, vì mẹ nó tuy đã từng là nạn nhân nhưng vì sự nhu nhược, cũng đang thành một đồng lõa trong "âm mưu" này.

Sống chỉ một lần, sao con người ta không mở mắt ra để nhận xét cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, nhân hậu hay bất nhân, rồi theo lương tâm, lẽ phải mà lựa, mà làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp, an vui...

Tại sao cứ nhắm mắt làm theo những lề thói cổ hủ, bệnh hoạn... làm khổ đau tan nát, nhất là cho những người thân quí của mình!

Những cảnh đời như vậy, tôi thật không làm sao hiểu nổi...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,978,590
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng