Hôm nay,  

Sưởi Ấm Bữa Cơm Chiều

15/09/200600:00:00(Xem: 162016)

Bài số 1100-1709-422-vb6150906

 "Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên, khi gửi bài dự Viết Về Nước Mỹ. Các bài viết “Một Mình Nuôi Con”; “Ba Thế Hệ Một Nhà” của cô mang lại giải Chung Kết Tác Giả, Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005. Khi nhận giải thưởng trong buổi họp mặt chiều 28-8-05, Lê Tường Vi kể “Sau nhiều năm tự cho mình thuộc về một thế hệ bơ vơ, nhờ đến với giải thưởng Việt Báo, tôi thấy mình hết ngần ngại, nghi ngờ.  Viết Về Nước Mỹ giúp tôi khôi phục niềm tin vào chính mình và thế hệ cha anh của mình.”

Sang năm thứ sáu, Lê Tường Vi tiếp tục góp thêm các bài viết đặc biệt Quyển Sách Cũ”; “Mùa Xuân Kỷ Niệm”, “Paul-Paula...” Và sau đây là bài viết mới của cô.

Hình trên, từ trái:  Lê Tường Vi, giải chung kết 2005 trao tặng giải  “Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ  2006”  cho Nguyễn Thị Huế Xưa, và MC Phạm Long chúc mừng.

Vừa bước vào nhà, Bố tôi báo tin ngay:

- Con nè, Việt Báo sẽ phát giải văn chương 27 tháng 8 đó.

Tôi có tin này từ tòa soạn vài hôm trước nhưng chưa kịp thông báo. Còn cả tháng nữa kia mà.  Má tôi chép miệng:

- Không biết cánh anh Tư con có qua kịp để đi dự không" Còn mỗi mình nó...

Bố tôi cẩn thận ghi chép vô quyển lịch treo tường, đăm chiêu lật từng trang. Tôi hiểu ông cùng tâm trạng với má tôi. Các anh em tôi lần lượt di cư qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, chỉ còn mỗi gia đình anh Tư còn sót lại, đang chờ ngày hẹn phỏng vấn.  Đại gia đình chúng tôi đang hồi hộp chờ tin của gia đình anh. 

Con trai tôi vừa bước ra nhà bếp, vòi bà ngay:

- Có gì ăn không bà Ngoại"

Cả nhà ai cũng tức cười.  "Thằng bé" là cậu thanh niên to lớn đang tuổi 20, nhưng vẫn vòi bà Ngoại như còn khi 8, 9 tuổi. Tôi hay ví bà Ngoại như cái nhà hàng đối với nó.  Thịt kho, chả giò ngon bà làm sẵn để cho cháu trong tủ lạnh, chỉ cần hâm, chiên sơ là có ngay.  Tôi hay trêu khi cháu còn nhỏ:

- Con không tập nấu ăn mai mốt vô đại học làm sao biết nấu"

Thằng bé quay qua ôm bà:

- Vinh mang bà Ngoại theo mà!

Vậy đó, cháu lớn lên trong tình yêu của ông bà Ngoại, của các cậu mợ, của dì, của mẹ, kể cũng may mắn lắm rồi.

Bà Ngoại nghe cháu vừa hỏi, ứng ngay:

- Có thịt kho tàu trong tủ đó con, hâm lại mà ăn.  Nè, sắp sẳn áo quần đi dự phát giải nhen con.

Tôi tiếp lời:

- Con à, 27 tháng 8 là buổi phát giải của Việt Báo.

Cháu hiểu ngay.  Các anh, chị em tôi, con cháu nô nức sửa soạn áo quần, sắp đặt chương trình lên quận Cam dự lể. Chú, thím Chính gọi từ Lake Forest:

- Nè, bây đưa Bố má lên nhà thím ăn trưa, lên sớm sớm đặng mình có thời giờ nói chuyện.  Lâu rồi thím chưa gặp mấy đứa.

*

Những ngày trước 75, trong nhà tôi lúc nào cũng đầy đủ sách, báo.  Thời đó làm gì có game giếc computer, thậm chí chương trình tivi cũng giới hạn vài giờ trong buổi tối. Chúng tôi tha hồ đọc đủ mọi chuyện, tranh nhau từng trang báo mới phát.  Nhờ vậy tôi mới biết qua khổ nhọc làm dâu của người phụ nữ thời xưa qua những câu chuyện của nhà văn Duyên Anh, tương tự như những cảnh nghèo tôi đang đọc trong truyện của nhà văn Nam Cao hiện giờ. Quả thật nếu không đọc những mẩu chuyện đó, tôi không thể nào hiểu được thời làm dâu của Má tôi, của dì Tư tôi. 

Nhờ thấy ra điều này, nên đời sống tuy bận rộn, tôi vẫn nhín chút ít thời giờ đọc sách.  Sau khi đoàn tụ, Bố tôi hay mang tin tức liên quan tới VN ông thu thập được trong báo chí kể cho gia đình nghe trong những buổi cơm chiều. 

Mục thích thú nhất ông thường kể là những bài Viết Về Nước Mỹ.  Ông cẩn thận cắt những bài này ra, để dành sẳn cho tôi.  Thoạt đầu tôi chỉ đọc vì  quí công Bố tôi tỉ mỉ cắt dán, nhưng dần dà, tôi bị lôi cuốn vô tấm thảm muôn màu của thế giới dân tị nạn Việt trong xứ cờ hoa.

Và, một ngày hứng chí, tôi viết một mẩu chuyện, như một lời tâm tình với các bạn trong mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi không nói cho ai biết tôi đã gởi bài đi, tôi tự an ủi, kệ, tệ lắm chắc họ quăng sọt rác là cùng, coi như tôi trút được phần nào tâm sự.

Cho tới một tuần sau, Bố tôi cầm tờ báo chạy từ vườn vô nhà, nét mặt ngạc nhiên, ông hỏi:

- Có phải con viết bài này không" Sao lại có tên thằng Vinh, tác giả in như tên con"

Tôi ngạc nhiên, cười:

- Ủa, họ đăng sao" Con tưởng họ quăng đi mất chớ.

Và tôi thích thú nhìn Bố tôi cầm tờ báo đọc cho má con tôi nghe.  Nghe xong bà mỉm cười trong ánh mắt long lanh:

- Viết thêm đi con.

Tôi ngạc nhiên vì ít khi Má tôi tỏ bày tâm sự với bất cứ ai. 

Nhờ bài báo đầu tay, tôi có dịp nghe Má tôi mở tâm tư, lần đầu tiên tôi nghe bà, hiểu ít nhiều tâm trạng cay đắng cuộc đời bà.  Bài "Ba Thế Hệ Một Nhà" viết ra trong chốc lát sau khi nghe tâm tình của bà.

Thì ra chính việc đọc và viết về nước Mỹ đã tạo sự thông cảm và chia sẻ, giúp nói lên những  ẩn tức bao năm bị nén xuống.

Sau buổi  phát giải 2005, tôi có thêm bạn bè. Các anh chị trong buổi lể thật rộng rãi  trong lời chúc tụng, và những email, cú phone sau đó kết tình bạn trong vòng giây ưu ái. 

Trở lại họp mặt lần thứ hai với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, tôi có dịp gặp lại các tác giả bạn cũ, bạn mới. Chúng tôi sôi nổi bàn tán những bài trúng giải của năm 2006. Tên tuổi các tác giả  Hân Q. Bùi, Nguyễn Thị Huế Xưa, Hồ Viết Tân, Thuỳ Dương, Nguyễn Duy An, Sa Py Đi Đi, Thịnh Hương... thành đề tài bình luận  xôm tụ rôm rả.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 31 năm nay, gia đình chúng tôi cùng ngồi chung một buổi tiệc trong không khí tự do đầy đủ ba thế hệ. Còn gì quí báu hơn"

*

Năm 2006, với chúng tôi,  là năm đầu tiên đại gia đình xum họp, đông đủ Bố Mẹ Anh Chị Em và các cháu.

Lúc gia đình các anh, em tôi  sắp đi di cư đoàn tụ, má tôi lo lắng cho hạnh phúc mỗi gia đình trong cuộc đời mới.  Bố tôi trao ngay bài của anh XYZ  "Anh Mừng Đưa Em Qua Đây" như một lời trấn an hiệu quả.  Bà lo tiếp " Chúng nó qua đây làm gì ăn""  Bố tôi đưa những bài của các tác giả kể lại  thuở ban đầu và gặt haí thành công sau này.  Bởi vậy, khi bà có nổi niềm là Bố tôi lục lại các bài trong mục VVNM, như tìm một therapy hữu hiệu cho bà.

Ôi, ngậm ngùi khi đọc bài “Má Tôi 80 Tuổi” qua cây bút bùi như khoai lang dương ngọc  của chị Trương Ngọc Bảo Xuân.  Bài “Cậu Bé Venezuela” của Hoài Yên làm tôi ứa nước mắt; Bài “Vợ Làm Nail, Chồng Cắt Cỏ” của Ben Nguyễn làm tôi cười nắc nẻ; Những bài viết về các chuyến vượt biên làm tim tôi thắt lại... 

Câu chuyện quanh những bài  Viết Về Nước Mỹ sưởi ấm bao buổi cơm chiều của chúng tôi, giúp tôi hiểu biết hơn về quê hương bản quán cũ và hoàn cảnh các thế hệ cha anh của mình, giúp con tôi hãnh diện hơn với giòng máu Việt trong cháu.

Có lần tôi đi coi triển lãm chăn Quilt của dân Amish, những tấm vải nhỏ bé, muôn màu ráp nối thành những tấm chăn nghệ thuật, như cộng đồng chúng ta thể hiện qua trang Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.  Chút hãnh diện len lỏi vào tâm tư tôi.

Nhịp cầu Viết Về Nước Mỹ nối liền các thế hệ trong gia đình tôi.  Thế hệ nào cũng tìm được tâm sự an ủi cho bản thân.  Quí báu lắm, trân trọng thay. Cảm ơn, cảm ơn tất cả.

Ý kiến bạn đọc
08/09/201701:43:57
Khách
Đọc bài này tôi thấy chị như... biến hình thành một người khác. Thôi cô đơn, thôi tội nghiệp khép kín, thôi bơ vơ nước mắt lạc loài...! Hy vọng chị ngày càng hạnh phúc hơn! Oh, tôi đọc những bài xưa cũ trước lần ngược lên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,979,348
Dù chiều nay, hai mẹ con mình đã nói chuyện thật nhiều qua phôn, nhưng mẹ vẫn muốn nói thật nhiều thêm nữa.  Nếu mỗi buổi tối con không phải học bài và mẹ cũng không có những công việc cần thiết phải làm thì chắc mẹ cứ ôm ghì 
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng