Hôm nay,  

Người Mễ Và Tôi

11/08/200600:00:00(Xem: 182194)

Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 1076-1685-398-vb6110806

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp. Bài viết mới lần này của ông là về những người Mễ thường làm việc trong các quán ăn Việt tại Mỹ.

*

Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe.  Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm.  Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày.  Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài bạn đồng nghiệp vẫn nói.  Hễ đến chỗ nào nói chuyện về nhà hàng thì bà nhập chuyện hàng giờ không dứt liên tu bất tận. 

Nhìn lại "chồng bồi vợ bếp" như ông bạn đồng nghiệp vẫn nói khi nhìn chúng tôi tận tụy với công việc.  Nay ngồi ôn lại chúng tôi đâu phải chỉ có 2 vợ chồng đơn thương độc mã múa võ.  Chúng tôi có vào khoảng trên dưới 100 người Việt phụ tá từ ông già bà cả tới các em nhỏ sinh viên, học sinh.

Trong thời gian 10 năm liên tục từ năm 1977 chúng tôi có những bà nội trợ không rành tiếng Anh đến giúp hoặc tới phụ trong thời gian lãnh trợ cấp.  Rồi đến các ông người Việt gốc Hoa cũng tới giúp vì trở ngại ngôn ngữ.  Kế đến các bà tuổi sồn sồn và các thanh thiếu nữ.

Dần dần họ thôi việc vì nhiều lý do: đến tuổi về hưu, bệnh, kiếm được việc nhiều tiền hơn, vào làm trong các nhà hàng Mỹ, khách sạn Mỹ với nhiều quyền lợi hơn tại nhà hàng Việt.

Một số quay ra nghề nail, một nghề dễ học, thời gian học ngắn, kiếm rất nhiều tiền, trở nên giàu có trong vài năm tậu nhà, tậu xe.

Tìm kiếm mỏi con mắt, không còn người Việt chịu đi làm thì mấy người Mễ lù lù tới xin việc.  Trở ngại đầu tiên là họ không biết tiếng Anh.  Nhà tôi phải dùng ngôn ngữ bằng tay làm trước cho họ theo bắt chước.  Họ rất khéo tay, làm đâu đúng đó.  Họ còn thêm nhiều đức tính như cần cù làm việc chăm chỉ, không nghỉ bất tử và rất lương thiện, tiền lương lại rẻ và làm việc nhiều giờ từ sáng đến khuya.

Từ nay các người Mễ đã biết sửa soạn, chuẩn bị và nấu đồ ăn Việt.  Ta không ngạc nhiên khi vào các tiệm phở thấy đa số các người giúp việc là người Mễ.  Họ nấu phở, cuốn gỏi cuốn, cuộn nhân bánh cuốn, xào mì, hủ tiếu, rửa chén đĩa, đổ rác… Họ mang những tô phở trên mâm nặng chĩu đem ra cho khách.  Thậm chí họ còn nói tiếng Việt khi lấy order hoặc dọn ăn cho khách và nói phở nạm, phở chín, phở gầu, phở bò viên v.v…

Sau biến cố khủng bố 9-11-2001 chúng ta đã chứng kiến người Mễ tràn ngập trên các tiểu bang đông dân như California, Texas, Arizona, Virginia, Pennsylvania, New York v.v…

Họ tụ tập trong các thành phố đông đúc đang cần người giúp việc mà người dân Mỹ kén việc không chịu làm các việc nặng nhọc, dài giờ, lương rẻ. 

Nhà cửa, apartments ào ạt được các người Mễ đua nhau thuê mướn.  Họ trả tiền thuê nhà đều đặn, đúng hẹn, tự bảo trì địa ốc, không làm phiền chủ nhà nay réo, mai kêu hư ống nước, hư cầu tiêu.  Khi dọn ra họ tự động kiếm bà con, bạn bè tiếp tục thuê mướn.

Một số làm việc chăm chỉ, đều đặn đã dành dụm được vốn liếng và sau nhiều năm làm việc đã có kinh nghiệm, kiến thức điều hành công việc kinh doanh nên đã ra mở tiệm làm chủ những nhà hàng, những tiệm chạp phô (groceries), những tiệm bán băng nhạc, chuyển tiền v.v..

Cuối tuần họ tụ tập bạn bè, giải trí, mở party, nhậu bia, nghe nhạc, tán dóc. Các cô người Mễ cũng chen vai gánh vác các công việc mà các chàng trai Mễ đang làm.  Họ lập gia đình sanh con đẻ cái, babysit và gửi con  đến trường học

Một số người ăn nên làm ra, có thẻ xanh, có quốc tịch, lâu lâu về thăm lại xứ Mễ chi tiêu cả bạc ngàn, giúp đỡ bà con thân thuộc bên quê nhà đang cần đồng đô nâng cao cuộc sống nghèo nàn kiếm việc không ra.

Bà bạn tôi cần người giúp việc nên đã đối xử với một số người Mễ như bà con trong một gia đình, cho họ về ở chung nhà, biệt đãi họ chu đáo để họ tận lực với công việc mà bà con họ hàng ruột thịt đã dứt gánh đi lập tiệm nails.

Một ông bạn vẫn đều đều tới tiệm bán thịt bò, heo thì gặp một chàng Mễ làm cho tiệm.  Hỏi thăm thì được biết chàng làm cho tiệm nhiều năm được chủ bảo trợ để có thẻ xanh.  Chàng nói với ông bạn khi về hưu thì để lại cửa hàng cho chàng để anh tiếp tục mở nhà hàng bán đồ ăn Mễ và lợi tức chia 3, anh 2 phần, ông bạn 1 phần.  Từ năm 2002, ông bạn cứ đều đều mỗi tháng được chia 5,6 ngàn đô bằng lợi tức về hưu của hai nhà giáo cầy suốt 30 năm trong nghề gõ đầu trẻ. 

Tôi may mắn có một cửa tiệm cho người Mễ mướn.  Họ tân trang căn nhà từ đầu tới cuối: lót gạch trên sàn, đóng sheetrock trần và tường, sơn toàn cửa tiệm một màu gạch non như các cửa tiệm tại xứ sở của họ.  Dòng giã 3 tháng trời đóng cửa sửa lại toàn tiệm, họ vẫn đều đều trả đủ 3 tháng tiền nhà.  Từ nay tại thành phố tôi ở, có 1 cửa tiệm bán băng nhạc, chuyển tiền và đồ chạp phô Mễ xen lẫn với các cửa hàng người Việt.  Vì tiếp xúc với họ thường xuyên tôi đã học được một số  tiếng Mễ như Gracias là cám ơn, cám ơn nhiều lắm là Mu chù gracias, xin chào là ULA, khỏe không là commotat, tạm biệt là adio v.v…

Một chàng Mễ nữa đã chinh phục được trái tim một cô gái Việt và sanh được một hoàng tử.  Chàng Mễ hào hoa này trong lúc cùng làm việc với cô gái Việt đã giúp đỡ nàng tất cả những công việc nặng nhọc.   Tâm sự qua lại, chàng đã đem hết tiền bạc dành dụm giúp cô gái gửi tiền về Việt Nam mua nhà cửa giúp mẹ vợ.  Từ nay nàng đã trao thân gửi phận cho chàng Mễ rộng lượng, không phân biệt tuổi tác, chủng tộc màu da. 

Mối tình Việt Mễ đề huề nảy sinh, phát triển, thăng hoa trên vùng đất Hoa Kỳ hạnh phúc. Bà dân biểu liên bang Loretta Sanchez gốc Mễ đã tận tình bênh vực quyền lợi của dân Việt cư ngụ tại vùng Cali nắng ấm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,475,466
Máy chụp hình được đặt trong một hộp trắng, đi kèm với một hệ thống đèn flash, được dựng ở bốn góc
Ông buồn lắm! Sang tới đất nước này, lòng ông càng trĩu nặng. Ông đã tính không đi. Người ta bảo, sang bên đây buồn, nhất là những người già như ông. Nhưng đám con ông nó nghĩ khác
Từ sáng, người bạn sponsor thả vợ chồng con cái Nguyên xuống Sở Xã Hội này để làm thủ tục "đầu tiên" (xin trợ cấp tị nạn) với chính quyền, rồi hẹn khoảng năm giờ
Sau năm 1975, một số dân tị nạn chúng ta vô nghề làm móng tay móng chân và đắp bột. Nghề nầy hồi trước dân địa phương đã chập chửng khai thác rồi nhưng rất đắt tiền. Một bộ móng tay
Nơi này, hôm nay, ông Thành đang bước đôi chân nhẹ nhàng , thong thả mà thẫn thờ, vơ vẩn, trên đường Magnolia và góc Bolsa, trong khu phố chợ ABC. Ông đi vật vờ ngắm cảnh hơn là
Trong cái mát lạnh của một buổi sáng cuối tuần, vừa uống cà phê, thả mấy cụm khói thuốc bay lơ lững và tan hoà vào không gian. Nhìn ánh nắng mai vàng tươi, le lói xuyên qua mấy cành dừa
Đời sống, sinh hoạt, giờ giấc mỗi người mỗi khác mạnh ai nấy sống; nhiều khi cái tình "lạt như nước…. lã". Người Mỹ có câu "Eat together, stick together" có ăn chung thì mới gắn bó với nhau
Tác giả sinh năm 1935, là một nhà giáo kỳ cựu. Tại Việt Nam trước 19775, bà là giáo chức Trung Tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn, Saigon. Tại Hoa Kỳ, bà hiện là giáo chức thuộc Coachella Valley Unified
Lại đêm qua, tôi ngồi với ông gìa đầu bạc mà tôi quen biết cũng đã lâu. Chuyện kể của ông, nhắc lại tin tức hôm nào mà chỉ mình tôi nhớ. "chuyện đêm qua."
Đây là bài viết đặc biệt được dành cho Ngày Lễ Tạ Ơn. Tác giả là trưởng nữ một gia đình thuộc sắc tộc Chăm (Chàm) đang sống tại Việt Nam, đến Mỹ do sự can thiệp đặc biệt của bệnh viện U.C Davis
Nhạc sĩ Cung Tiến