Hôm nay,  

Một Mảnh Đời

05/12/200600:00:00(Xem: 179774)

MỘT MẢNH ĐỜI

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 1144-1753-465-vb2041206

*

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Loạt viết về nước Mỹ đầu tiên của Nguyên Phương gồm ba bài, cho thấy cách viết giản dị mà sống thực. Sau đây là bài viết thứ ba.

*

Trên đường lái xe về nhà, trên một góc phố chờ đèn xanh đèn đỏ, góc phố này thường kẹt xe lắm hình như phải chờ đến 5 phút mới tới lượt đèn xanh và chỉ được vài cái xe di chuyển là đèn lại bật sang đỏ. Sở dĩ tôi kể lề dài dòng như vậy vì lý do xe phải dừng lại lâu trên góc phố này nên ngày hôm nay đã được một cô gái chọn làm "trung tâm dịch vụ"

Một cô gái tôi không biết thuộc quốc gia nào, ăn mặc tươm tất, cầm một xấp hình đến từng xe một đưa cho mỗi xe một tấm hình. Hình cô ta với chồng và một đứa con nhỏ với những giòng chữ: "chúng tôi mới đến đất nước này, không tiền, không việc làm, chúng tôi cần tiền để trả tiền nhà, tiền chợ... xin trả lại tờ giầy này và mong chờ sự hảo tâm của bạn. Chúa ban phước cho bạn. "

Tôi không hiểu sao tự nhiên tôi lục ví lấy tiền cho cô ta, mặc dù cô mặc quần áo bảnh bao và trong hinh vợ chồng con cái trông rất tươm tất. Sau khi làm xong nghĩa cử này tôi thầm thấy thóai mái trong lòng vì mình đã làm được một việc.... thiện.

Nhưng rồi qua một góc phố kế tiếp tôi lại thấy một cô khác cũng đang đi đi lại lại giữa dòng xe đang chờ đèn xanh... tôi cười thầm trong bụng cho sự nhân đức ....hão của mình.

Về nhà trong bữa cơm tối tôi kể chuyện cho con tôi nghe Tú nói:

- Mẹ giúp tiền cho họ cũng đươc, nhưng mẹ nên giới thiệu họ đến shelter nơi đó họ đuợc chính phủ cho chỗ ăn, ở tạm, có những lớp hướng  dẫn cách đi xin việc, và cách bảo quản ngân sách gia đình sao cho thích hơp".

Cháu thường đến những shelter để phát thực phẩm cho những người không nhà, những ngày Thanks Giving cháu vẫn phụ nướng  gà tây cho họ.

Tôi chợt thấy mình thật quê mùa nơi cái xứ văn minh đầy tình người này....

Do câu nói của con gái  "mẹ nên chỉ cho họ đến shelter, đến đó chính phủ sẽ giúp đỡ",  tôi nhớ  đến cuộc đời của  một ông tù nhân chính trị mà tôi đã có dịp giúp đỡ ông

Ông sang Mỹ với hai người con sinh đôi. khỏang mười tuổi, Ông rất nghèo nhưng ông có một niềm tự hào lớn lao của một người quân nhân trong chế độ VN Công Hòa.

Những ngày đầu ông rất vất vả khó khăn trong cảnh gà trống nuôi con, ông làm đủ thứ nghề để nuôi hai con. Tôi không nhớ lý do tại sao một tờ báo Mỹ lại để ý đến ông,  một phóng viên đã đến phỏng vấn ông và họ đã khuyên ông nên xin thêm trợ cập để cho các con có đủ thức ăn.

Ông đã trả lời:

- Chúng tôi đến đây sống nhờ nước Mỹ, đó là điều rất xấu hổ, nếu muốn cho tôi một con cá xin chỉ cho tôi cách câu cá. Tôi sang đây như một kẻ thua cuộc không muốn phục tùng kẻ thắng, tôi rất cám ơn sự giúp đỡ của quý quốc nhưng tôi không muốn ăn bám vào chính phủ của quý ông, không muốn làm một gánh nặng cho một quốc gia đã cưu mang chúng tôi.

Ông đã cất giữ tờ báo và đưa cho tôi xem. Hình của ba cha con được đăng kèm theo bài báo viết về hòan cảnh của ông.

Có những người đã cho là ông điên, nhưng với tôi, tôi thầm cảm phục chí bât khuất của ông, của một người đã hy sinh cho đất nước, một người mang nặng mặc cảm tha phuơng cầu thực, tuy nhiên bất công với hai đứa trẻ, chúng thật tình cần sự giúp đỡ.

Hòan cảnh của ông là một trong những hòan cảnh thương tâm xẩy ra sau cuộc chiến. Ông lập gia đình vào thời điểm họ chưa cho làm hôn thú, và sau đó ông bị đi cải tạo, đến khi được trở về, ông có được hai cháu gái sinh đôi, nhưng vì một lý do nào đó ông đã không làm hôn thú nên khi đi theo diện HO thì chỉ có ba cha con được đi.

Người vợ/người mẹ đã gạt nước mắt để chông con ra đi. Ngày ra đi ông hẹn sẽ tìm cách bảo lãnh vợ sang. Lại thêm một khó khăn ...

Ông phải về VN để làm đám cưới, làm hôn thú với chính vợ mình...tất cả còn trong tình trạng chờ đợi.....

Theo lời ông kể có những buổi sáng lạnh như cắt trong mùa đông buổi sáng sớm ba cha con đi bỏ báo, vì ông không thể để con ở nhà một mình được, hai đứa nhỏ ngái ngủ chân thấp chân cao đã ngã khi tuyết trơn trợt, ông bế con vào bệnh viện mà rơi nước mắt.

Hai cháu kể "bố cháu vừa đi làm vừa lo cho chúng cháu, thường thì bố cháu kho một nồi thịt thật mặn để ba cha con có thể ăn nguyên tuần" ông tiếp "như thế vừa đỡ tốn công vừa đỡ tiền..."

Khi hai người con gái đã được  16 tuổi,   ông và hai con trở lại một lần nữa để nhờ tôi giúp đỡ trong việc nộp đơn thi quốc tịch. Ông vẫn nghèo xơ xác, vợ vẫn chưa sang được,  hai cô con gái trông thật tội nghiệp, ở lứa tuổi thích đỏm đáng nhưng đã phải mặc những bộ quần áo luộm thuộm, trong một lúc ông đi ra ngoài hai cháu than thở với tôi;

- Cô ơi, bố cháu càng ngày càng khó tính, không cho chúng cháu có bạn bè, cấm đóan chúng cháu đủ mọi thứ, buồn lắm cô ơi.

Hai cháu rất buồn, tôi an ủi không làm các cháu nguôi ngoai.

Bỗng một ngày tôi nhận được một cú điện thọai từ ông, giọng rất yếu ớt:

-  Cô ơi, bây giờ thì tôi thật sự cần đến sự trợ giứp của chính phủ tôi không còn đi làm được nữa, những cơn khó thở đến với tôi thương xuyến.

- Xin ông cho biết ông cần gì, hai cháu đâu rồi"

-   Chúng đã bỏ tôi mà đi khi được 18 tuổi, hiện giờ tôi không biết các cháu ở đâu, tôi sống có một mình.

- Không ai giúp đỡ ông sao"

-  Hôm nay tôi gọi để nhờ cô tìm giùm  chô xin người đến nhà trông nom, nấu nướng cho tôi.

Giọng nghẹn ngào ông kể ông đã bị ung thư phổi tới thời kỳ cuối cùng chỉ còn chờ ngày ra đi.

Tôi vội vã liên lạc với sở xã hội xin người đến trông nom ông.

Ít lâu sau tôi gọi lại để hỏi thăm ông, tiếng phone reo  và một giọng đàn bà   "....this phone number has been disconnected".

Ý kiến bạn đọc
18/12/201720:11:17
Khách
Ông nầy kỳ cục cứng đầu bất khuất kiểu gì quái Đản vậy, thương con mà khg tìm cách lo cho con, Thí dụ ông có well fair Khoi con ông lớn lên , nó học hành xong rồi đi làm thì đóng thuế trả lại nhà nước, ông nầy dỡ hơi , bản tính kỳ quái nên từ đầu đã khg làm hôn thú với nguoi yêu, tôi biết một trường hợp là " Một nguoi đàn ông cũng lấy nguoi con gái đuoc hai con nhưng dỡ hơi khg làm hôn thú với nguoi đàn bà ấy, khi ông đi tù về , có chương trình HO, ông đinh làm giấy tờ cho con đi, bà khg cho, ông phải làm hôn thú sau đó với bà, bà mới chịu cho con đi. " Tuỳ hoàn cảnh mà chính là do nguoi đàn bà nữa, lấy phải nguoi đàn ông não khg giống ai thì phải nghĩ cách ràn buộc, chứ theo như theo ý cha nầy thì con khổ vẫn hoàn khổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,010,276
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa