Hôm nay,  

Tháng 4, Tháng 5 Trong Nỗi Nhớ

23/05/200600:00:00(Xem: 119564)

Tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cảnh, 61 tuổi, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản, định cư theo diện H.O. hiện cư trú tại Garden Grove, CA. Sau đây là bài ông viết cho tháng Tư năm nay.

Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người cọng sản là thế nào, nên họ có lối nhìn không mấy thiện cảm về người lính VNCH. Nhân cơ hội nầy, cho dù tiếng nói của tôi, có thể là tiếng kêu cứu trong sa mạc, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, lời nói  của tôi được báo chí Hoa Kỳ đăng tải, cũng hầu góp phần sự trung thực, trong cuộc chiến mà người chiến sĩ VNCH, khi trực diện kẻ thù phương Bắc, vẫn hiên ngang dũng cảm đến giờ thứ 25, để cho người Mỹ biết rằng, QLVNCH không phải ươn hèn bạt nhược, trước mặt kẻ thù, như một số người Mỹ phản chiến bôi tro trét trấu.

Tờ báo People dành trọn một trang đầu, cho tôi bài phỏng vấn: "Family orderal" "Grand Haven  is home for Vietnamese family seeking refuge from the injustice of the postwar  regime".

Người phóng viên nhà báo tên Nancy Stier hỏi tôi "Why do you run away" before communist takeover South Vietnam, what did you stay there" (Xin tạm dịch, anh ở lại đó làm gì, tại sao anh không chạy đi ngay, trước khi cộng sản chiếm trọn Miền Nam") Tôi trả lời: "Immediately, I and my friends knew we would probably lose the war, but I loved the Country and wanted to fight until the last moment, even though I knew we were going to lose" (Ngay lúc đo, tôi và bạn tôi đã biết, chúng tôi có thể bại trận, nhưng tôi yêu quê hương, tôi tiếp tục đánh cho đến phút chót, bằng cả ý nghĩ tôi đã biết, chúng tôi sẽ mất). Tôi còn cho nhà báo biết thêm, những gì khi tôi và các bạn tôi bị tù, bị hành xác, bị đánh đập, lao động khổ sai, ăn uống đói khát v.v...

Tôi xin ghi ơn nhà báo People nói riêng, và giới truyền thanh báo chí nói chung, đã cho tôi được phơi bày mọi sự thật trên mặt báo, để cho người đọc (Mỹ) nếu muốn đi tìm  thêm sự thật, sau ngày Miền Nam sụp đổ, tôi chỉ mong có ngần ấy thôi!

Bài viết về lời nói của tôi, có cả hình ảnh gia đình vợ con tôi trên mặt báo People, tôi cố cất giữ nó như một kỷ vật. Đó là trang sử lòng của riêng tôi, tôi đặt nó vào một khung hình cỡ lớn bằng mặt tờ báo, và treo nó vào vách, đúng tầm nhìn. Tôi xem nó như một chân dung về tinh thần lưu lại, với những kỷ niệm buồn đau, của những ngày tháng mất nước khi tôi còn ở quê nhà.

17 năm trôi qua, sống trên đất Mỹ, bụi thời gian đã làm tờ báo cũ đổi màu, từ màu giấy trắng mực đen, nay đã đổi sang màu vàng thẫm.

Gia đình tôi cũng đã năm lần bảy lượt thay đổi chỗ ở, cuộc sống tùy thuộc vào công việc, Job di chuyển đâu phải theo đến đó. Khi dọn nhà, chuyện gì tôi có thể quên, nhưng tờ báo cũ và tấm thẻ bài tôi không thể nào quên nó được, đi là mang theo bên mình, vì nó là kỷ vật  còn sót lại hôm nay. Đó chính là cội rễ của mọi nỗi đau.

Trên đất nước Hoa Kỳ, tháng Tư năm nay cũng đánh dấu 100 năm biến cố không thể quên được: ngày 18 tháng 4 năm 1906, một trận động đất kinh hoàng 7.9 độ Richter,  hầu như đã chôn vùi thành phố San Francisco dưới lòng đất lạnh, giết chết gần 300 nghìn người.  Thiên tai ấy, nay lại khơi dậy trong lòng người dân San Francisco nói riêng, và cả nước Mỹ nói chung, lễ kỷ niệm đau thương, dành cho mọi người có mặt trong City nầy, một phút cúi mặt, tưởng nhớ đến những người xấu số, và cũng là dịp ôn cố truy tân, nhắc nhở và đề phòng những gì xấu hơn có thể xảy đến trong tương lai, tránh khỏi sự thiệt hại to lớn, người và của.

Mỗi năm tháng tư đến, là dịp nhắc lại cho tôi một thời để nhớ, trên đất khách quê người, nơi gia đình tôi chọn làm quê hương nương nhờ, có những biến cố lịch sử  đau thương như trận động đất nói trên, bên cạnh ấy còn có một thời đại, mà toàn dân Hoa Kỳ không bao giờ quên, hai sự kiện vô cùng trọng đại, người Mỹ lấy làm tự hào với chính mình, và với cả nhân dân thế giới bên ngoài, là cuối tháng tư, năm 1961 phi hành gia người Mỹ Alan B.  Shepard đầu tiên bay vào vũ trụ, một trang sử hiển hách dưới thời TT Kennedy, trước thời gian nầy một thế kỷ, cũng trong tháng nầy năm 1861 Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố thủ tiêu chế độ nô lệ cho toàn Liên Bang  Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là một sự đổi đời cho người dân da màu, một khúc quanh lịch sử  sâu đậm, mang bình đẳng cho mọi sắc dân, sống trên đất Mỹ.

Trên đất nước nầy, tháng tư cũng là tháng còn có hai ngày lễ lớn, mang màu sắc tâm linh về tôn giáo, ngày đức Phật giáng sinh ra đời, và ngày lễ Chúa phục sinh, làm cứu cánh cho người, cho đời, hướng về điều thiện, làm điều lành đem an bình cho nhân loại, và tình thương giữa người với người.

Song le, người Mỹ sẽ không bao giờ cảm thấy hết thương đau, khi con em của  họ, là chồng, là cha, là anh em, có tên trong danh sách 58 nghìn quân nhân tử nạn trên chiến trường VN nói riêng, Lào Campuchia nói chung, thân nhân của họ đã chết cho lý tưởng tự do, không phải nơi mẫu quốc, mà ngay trên phần đất nước bạn, mà các đời tiền nhiệm, qua các đời Tổng Thống, đã nhắc đến nghĩa vụ của một công dân xứ Hiệp Chủng Quốc HoaKỳ. Roosevelt nói "người Mỹ đã học trở thành những công dân của thế giới, thành những thành viên của cộng đồng  nhân loại, chúng ta không thể sống đơn độc trong hòa bình, mà phải phụ thuôc vào hạnh phúc của các quốc gia xa xôi khác".

Những người chiến sĩ nằm xuống, không có nghĩa là phi lý, mà là nghĩa cử cao quí, tổ quốc Mỹ ghi ơn, toàn dân Hoa Kỳ ghi nhớ, giờ nầy tên  con em của họ, đã khắc ghi không phải trên bảng vàng,  nhưng trên bức tường tưởng niệm đá đen, một cách trịnh trọng và trang nghiêm, bức tường đó dựng tại Washington DC .

Sau khi bức tường đá đen hoàn chỉnh, việc khắc ghi tên 58 nghìn tử sĩ đã hoàn tất, thì liền sau đó bức tường được khánh thành.  Hình ảnh bức tường tưởng niệm sau đó đã đã tuần tự đi hết tất cả 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang dừng lại nơi nầy một ngày, cho thân nhân người xấu số, và người dân nơi đó có dịp viếng thăm, đặt vòng hoa tưởng nhớ người đã khuất. Bức tường đã về tại Nam California, đúng ngày30 tháng 4 năm 1994, trong lúc người dân Việt Nam tỵ nạn nơi đây, đang làm lễ tưởng niệm ngày mất nước , ý nghĩa thật cao cả và thiêng liêng, đã làm một phần nào xoa dịu vết thương lòng của người dân Mỹ .

Hằng năm đến độ ngày 29 tháng 5 ngày lễ chiến sĩ trận vong ( Memorial Day) nhất là thân nhân các chiến sĩ đã nằm xuống, lại lũ lượt đi đến bức tường đá đen đặt ở Washington DC tưởng niệm các tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để ngậm ngùi thương tiếc, đặt vào nơi nầy một bó hoa. Bàn tay ruột thịt của những người sống,  đang đưa đôi mắt, rà trên bức tường đá đen, để tìm tên tuổi con em mình.

Tổ quốc ghi ơn người chiến sĩ đã nằm xuống, cho dù họ là tử sĩ trong bất cứ trên một trận tuyến nào, một quốc gia nào, như trong chiến tranh Hàn Quốc 1950- 1953, và chiến tranh VN 1954-1975. Dù thời gian  có lâu dài, khi đã tìm ra thân xác, đều mang về nước chôn cất theo phong cách nghi lễ, thân nhân người chiến binh xấu số, được hưởng mọi phúc lợi vẹn toàn của xã hội, là nghĩa cử  biểu tỏ tấm lòng biết ơn của đất nước, đối với người chết cũng như người còn sống.

Ở Mỹ có ngày lễ chiến sĩ trận vong, Việt Nam ta trên đất khách có 30 tháng 4, mỗi năm những ngày tháng ấy lại trở về, vết thương lòng rướm máu trở lại, không thể nào quên đi được năm vị tướng, Thân, Nam, Hai, Vĩ, và Nguyễn văn Phú vị quốc vong thân!

Nhìn tổ quốc người, tôi lại nghĩ đến thân phận người chiến sĩ VNCH, sau cuộc biển dâu 75, kẻ bại trận phải chịu nhiều thua thiệt, người còn sống thì vứt bỏ chiến y, thay vào đó chiếc áo tù.

"Một manh chiếu rách thân tơi tả,

Nửa bát cơm hôi xác mỏi mòn"

Kẻ đã hy sinh một phần thân thể, nay lê lết trên các nẻo đường ăn xin, người nằm xuống mả mồ hiu quạnh, vắng bóng thân nhân thăm viếng. đối với người chiến binh Miền Bắc họ là kẻ chiến thắng, thế mà họ cũng chẳng được gì ưu đãi!

"Đầu đường đại úy vá xe,

Cuối đường thượng tá bán chè nuôi thân",

Kẻ đã trở thành liệt sĩ, nằm rải rác nơi các chiến trường Nam Bắc, thì phó mặt cho núi rừng, đá sỏi, cỏ cây, thân xác người lính sinh bắc tử nam kia, đã vùi lấp trong quên lãng bụi bờ, hoặc đã mất tích một thuở nào không còn tăm tích, thân nhân người sống không biết đâu mà tìm!

Bây giờ, những người anh em cùng tôi chiến tuyến, sau khi bỏ nước ra đi, ngoài sự mất mát, nay còn lại những gì" Riêng tôi sau cuộc chiến nầy, chỉ còn tấm thẻ bài, phân loại máu, máu của mẹ VN, chuỗi dây bằng hynos, đã từng đeo nó lủng lẳng nơi cổ áo trước ngực tôi, khi tôi đang còn tại ngũ. Vì thời gian, nay chuỗi dây đã gãy đứt, bây giờ tôi phải thay thế nó, bằng sợi dây ny long, tôi đem treo nó vào bức tường nhà, nơi dễ thấy nhất, như để nhắc tôi, những kỷ niệm đau thương đời lính trận, và hôm nay chỉ còn vỏn vẹn, tấm thẻ bài mang tên tôi trên miền đất lạ.

 Mây Bạt

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,487,841
Tôi đọc lại bài thơ đó bằng hồi ức, không thể nhớ tên tác giả. Sergey Tkachenko là ai, đứa trẻ Nga nào có đôi mắt xanh như tuyết đứng bên bờ Volga, như một ly rượu vang đầy ắp, như điệu dân ca
Lúc còn sống ở đời, Ba tôi ước mơ một lần được đặt chân đến đất Mỹ. Ước mơ của Ba tôi thực ra có thể thực hiện được nếu như người không ra đi sớm như vậy. Số là lúc tôi hội đủ điều kiện
Mấy chục năm trước, khi mình quen nhau em đâu có nghĩ có ngày mình sẽ trở thành "người xưa" và phải viết thơ thăm nhau. Cứ tưởng sẽ ở gần nhau và cùng nhau chia xẻ ngọt bùi
Em phải cho anh thời gian để suy nghĩ chứ. Em chỉ mới mười bảy tuổi, còn anh mười chín, bây giờ mà có con thì lấy gì mà sống. Hơn nữa anh còn phải hỏi ý kiến của ba mẹ anh. Vậy anh về lại thành phố
Bố tôi người Nam Định. Mẹ tôi từ Thái Bình. Năm 1954, hai người gặp nhau trên một chuyến phà trên đường di cư từ Bắc ra Nam. Chưa đầy một năm sau lần hội ngộ ấy, bố mẹ tôi lấy nhau
Bà Lệ Hằng đang trang điểm trên gác bỗng ngưng lại, chồm người qua lan can nói gióng xuống dưới nhà: - Nè Mận à! Mầy có chịu tắt TV đi rồi vào thay quần áo để cùng tao lên phi trường
Đưa hai vợ chồng người khách hàng ra cửa rồi, tôi trở lại bàn giấy ngồi. Lật cái hồ sơ của hai người ra đọc lại từng trang xong tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Hai cái hồ sơ này
Cuối cùng thì chị Cả cũng ra đi…Tôi không tin đó là sự thật cho tới ngày đưa chị ra sân bay Tân Sơn Nhất, nhìn bóng chị cao dần cùng chiếc thang cuốn, cao dần, mất hút. Tôi trở về nhà
Anh! Biết nói gì khi cánh cửa hạnh phúc của chúng ta đã đóng lại! Mãi mãi và vĩnh viễn ta mất nhau vì anh đã có những cánh cửa khác đang mở rộng chào đón anh! Mùa Thu đã trở lại
Trên đường lái xe về nhà, trên một góc phố chờ đèn xanh đèn đỏ, góc phố này thường kẹt xe lắm hình như phải chờ đến 5 phút mới tới lượt đèn xanh và chỉ được vài cái xe di chuyển
Nhạc sĩ Cung Tiến