Hôm nay,  

Con Số Định Mệnh

05/07/200600:00:00(Xem: 126499)

Người viết: MINH PHƯỢNG

Bài số 1051-1660-373-vb4050706

*

Tác giả Minh Phượng là cư dân Portland, tiểu bang OR. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà góp cho giải thưởng Việt Báo kèm theo thư nguyên văn như sau: “Tôi tên Minh Phượng, qua Mỹ từ 75, lúc mười ba tuổi.  Tôi đọc Việt Báo hàng tuần trên internet và rất thích đọc những mẩu chuyện trong phần Writing contest (Thi Viết). Hôm nay tôi viết một câu chuyện nhỏ gởi đến toà báo để giúp vui.  Tiếng Việt và văn phạm tôi không giỏi cho lắm.  Xin nhà báo thông cảm.”

Minh Phượng có thể yên tâm tiếp tục góp thêm bài mới. Cách viết văn Việt ngữ của bà tinh tế, giản dị, vui vẻ, không hề thấy trở ngại văn phạm.

*

Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12).  Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó.  Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ.  Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được.

Ở bên Mỹ này, hầu như mọi người ai cũng có một con số đặc biệt cho riêng mình.  Có người gọi nó là "số hên" (lucky number), hoặc số ưa thích nhất (favorite number). Con số mười hai của tôi thì chẳng đưa đến cái hên cho tôi bao giờ, nhưng tôi cứ thích nó.  Theo cách tính nút thường thấy khi ta tính số nhà, số xe, con số 12 gồm số 1 và số 2, cộng lại thành 3 nút.  Con số ba, dù tôi không bao giờ để ý đến nó, nhưng không biết có phải là định mệnh hay không, lúc nào nó cũng đi liền với tôi như hình với bóng từ khi tôi còn nhỏ và cho đến bây giờ

Mẹ tôi kể, hồi tôi ba tuổi, tôi bị lên đậu mùa rất nặng, tưởng chết.  Mẹ tôi đã cầu nguyện và thuốc men ngày đêm, rốt cuộc tôi cũng qua khỏi,  nhưng mặt và toàn bộ thân người đều bị rỗ và sẹo khắp nơi.

Năm tôi bảy tuổi, ở Việt Nam hồi đó, với cái tiền trợ cấp quả phụ mà mẹ tôi lãnh hàng tháng, mẹ thỉnh thoảng chơi số đề với cái hy vọng một ngày nào, chó táp phải ruồi, sẽ trở lên giàu có.  Cái ước vọng mạnh mẽ đó đã in sâu vào tâm não tôi.  Khi lớn hơn chút chút, một đêm tôi nằm mơ thấy mình đang nằm ngủ trưa, bỗng có hai cô gái mặc áo dài không biết từ đâu tới lay gọi tôi dậy, đưa cho tôi một chén cơm và hai chiếc đũa, rồi lặng lẽ bỏ đi.  Khi tỉnh dậy, tôi kể lại giấc mơ đó với mẹ. Mẹ  tôi tính toán rồi nói mẹ sẽ mua số đề với con số Ba, hoặc mười ba vì trong giấc mơ tôi chỉ thấy có ba người, tôi và hai cô gái.  Họ cho tôi thêm 1 chén cơm và 2 cái đũa.  Cái gì cũng đều là số ba cả.

Một tuần sau đó, mẹ tôi đã dẫn tôi đi sắm rất nhiều quần áo và đem tôi đi ăn hàng, liền suốt mấy ngày. Mẹ không nhắc gì tới chuyện “mua số Đề” theo giấc mơ của tôi nhưng tôi cảm thấy là mẹ đã trúng đề, nhờ mua theo con số tôi gợi ý.

Tuy mẹ tôi không chịu mặc nhận tôi nói đúng vì tôi chỉ là đứa con nít, nhưng tôi biết chắc rằng mẹ tôi đã kể lại cho Bác Trọng, một bà quả phụ ở cuối xóm, vì từ hôm đó, bác cứ gọi tôi đến và cho tôi những cái ngon, cái ngọt, hoặc cho tôi tiền để mua quà vặt rồi bảo tôi nói cho bác nghe một con số nào đó.   Như diều gặp phải gió, tôi cứ đoán đại, đoán bừa, miễn sao có ăn là tôi chịu, nhưng một thời gian sau, bác Trọng đã hiểu rằng, tôi không còn linh nữa.  Sau khi tiền mất, tật mang, bác đá tôi qua một bên.

Những năm ở bên Mỹ, tôi là người thứ ba, người cuối cùng được việc, khi tôi đi xem những cái game nào hoặc show nào, thì tôi lại thắng cái này, cái nọ, và khi nhìn lại thì lại thấy mình vô tình được xếp ngồi ghế thứ ba hoặc hàng thứ ba, và cứ thế nhìn lại, thì thấy cuộc đời mình mọi những biến cố to nhỏ đều vô tình bao quanh con số đó.

Năm nay tôi đã ngoài bốn mươi.  Con cái đã khôn lớn, đứa vô đại học, đứa vừa lập gia đình.  Bao năm làm lụng, chúng tôi đã để dành được chút vốn liếng, mua nhà, mua cổ phần, và mua bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance) để cho con cháu sau này.  Khi dư dả chút đỉnh và sở cho vacation, thì chúng tôi lại đi du ngoạn đây đó.  Cuộc sống coi như đã ổn định, con cháu, chúng tôi đã phân chia, đồng đều và đều ghi rõ trong di chúc.  Bây giờ chỉ còn một chuyện cuối cùng….

Ở đời, có một số người rất sợ chết, hoặc nghe đến chữ chết.  Tôi thì lại không vì từ nhỏ tôi suýt bị chết đuối và suýt chết rất nhiều lần.  Làng tôi ở, hầu như bị pháo kích hàng tuần, có khi hàng đêm. Khi chạy giặc từ Đà Nẵng vô Sài Gòn, xong đến vượt biên qua Mỹ, tôi cũng mấy lần bị tử thần đến viếng nhưng lại may mắn thoát khỏi.

Năm ngoái tôi có bàn với chồng nên mua trước hai miếng đất trong nghĩa trang thành phố để khi mất, có chỗ mà chôn.  Sau này, dù có để lại tiền cho con, cho cháu, thành phố sẽ không còn chỗ trống và phải chôn rất xa vùng ngoại ô, như vậy thấy tội nghiệp cho con cháu quá.   Nếu tụi nó không đi viếng thăm, thì là bất hiếu, mà nếu đi, thì quá bất tiện.  Đã lo thì lo cho trọn. 

Sau một năm tìm kiếm, tuần qua chúng tôi đã mua được hai lô rất là ưng ý của một cặp vợ chồng già Mỹ. Hai lô đất này nằm trên một ngọn đồi nho nhỏ. Ngay dưới đồi, là một bờ hồ nước thật xanh.  Chỗ chúng tôi nằm, gió thổi thật mát.  Chồng tôi nói, anh rất thích chỗ yên nghỉ này.  Chỗ này rất lý tưởng cho hai chúng mình ở bên nhau mãi mãi.

Sau khi thương lượng tiền bạc và làm thủ tục, giấy tờ, tôi cầm tờ giấy và bản đồ trên tay và đọc những hàng số ghi trên đó.

Tôi sanh năm Nhâm Dần. Tính theo ngôi thứ: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, như vậy là trong mười hai con giáp, tôi đứng vào hàng thứ ba.  Hai lô đất chờ an táng -từ ngữ Hán Việt gọi là “sinh phần”- của chúng tôi nằm vào khu III. Lô đất dành cho chồng tôi nằm ngay bên tôi, và con số lô đất dành cho tôi là… số 3.

Minh Phượng

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,479,136
Ngày bà nội tôi còn sống, nội thường kể chuyện đời xưa cho chúng tôi nghe. Ngoài những chuyện thần thoại, cổ tích với các ông tiên, bà tiên, nội tôi còn kể những câu chuyện của đời thật
Lạnh quá! Gió buốt từng cơn! Đã hơn hai giờ đồng hồ... Vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc xe buýt. Mọi người ai nấy đều cóng lạnh, đi tới đi lui cố gắng cử động để máu huyết lưu thông tạo nhiệt
Một buổi sáng vào khoảng giữa năm 2005, tôi nhận được một phong bì vàng gởi tới bởi phòng an ninh của công ty nơi tôi đang làm việc. Mở ra, bên trong là một xấp tài liệu viết bằng Anh Ngữ
Sáng thứ bảy nhưng trời nóng sớm vì mùa hè còn nợ mấy hàng cây đang hồi xanh lá. Ong Hoàng lẩm bẩm với cây chanh ngoài sân sau, nhổ cỏ, vun gốc, tưới nước…Tánh ông, thích hay không thích
Trước khi viết bài này, tôi có nói với chị Cả của tôi: - Chị à, tui định ca cẩm về cái chuyện đi học nail, đi thi nail rồi đi làm nail để phải "chịu đời" với ba cái chuyện bực mình, nhưng sợ bị "nhàm hàng"
Người Việt Nam mình thường nói "vô phước đáo tụng đình" , có nghĩa là bất đắc dĩ mới đem nhau ra ba tòa quan lớn để phân xử. Bởi vì kiện tụng nhau rất tốn kém, có khi còn tán gia bại sản nữa là khác
Ngoài trời tuyết đang rơi, tuyết thật trắng, như những miếng bông gòn từ trên không rơi xuống, bao phủ mảnh sân nhà tôi, độ dày cả một tấc. Tôi và các bạn tôi đang tụ họp để uống cà phê
Đầu tháng Bẩy, mùa hè, từ miền Bắc, tôi bay về miền Nam California dự ngày hội ngộ của các cựu học sinh trung học Ngô Quyền. Từ phi trường LAX, tôi được hai anh chị bạn đón về vùng
Sức khỏe là một phần tối ư quan trọng trong đời sống con người. Chúng ta ai cũng hiểu biết, nhưng bạn không thể hình dung sức khỏe đã ảnh hưởng trên con người đến mức độ nào!
Trân Nguyên, mi giỏi há con… Mi ỉ làm "bác sĩ" rồi tha hồ đem hết mấy Ôn - Cha - Chú lên mổ xẻ … toang hoang cho thiên hạ hắn tròn xoe con mắt hết trơn… À há. Mi có ngon kỳ ni viết chuyện
Nhạc sĩ Cung Tiến