Hôm nay,  

Hồi Ký Viết Muộn Về Họp Mặt 27-8-06

07/09/200600:00:00(Xem: 127345)

Bài số 1092-1701-414-vb5070906

Tác giả XYZ Phạm Đình Ninh, cư dân Los Angeles, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu.  Sau đây là bài viết của ông về dịp họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ tập VI, vừa được tổ chức tại Little Saigon Chủ Nhật, 27-8-2006 vừa qua. Hình dưới: tác giả Phạm Đình Ninh đang nhận phần thưởng từ Giáo sư  Huê Phạm của đại học OCCtrao tặng. Bên cạnh ông là tác giả Long Châu, về từ Oregan và Giáo sư Phạm Cao Dương.

Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ. Mọi thứ cứ như dẫm chân lên nhau, rối như mớ bòng bong. Nhưng khi đọc Hồi Ký Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ 2006 của Thịnh Hương, tôi như bị thôi thúc viết và phải viết.

Gác mọi chuyện tạm ổn qua một bên, tôi gởi e-mail cho Thịnh Hương, vừa ca ngợi vừa "ganh tị" với chị về cái lanh tay lẹ chân của chị ấy. Và nay, tôi bắt đầu gõ mấy dòng đầu tiên cho cái hồi ký viết muộn này của tôi.

 Từ lâu, tôi đã đọc và theo dõi các bài Viết Về Nước Mỹ, tôi mê lắm, mê say mê sưa như hồi xưa tôi mê đá banh ấy. Tôi xin  cám ơn các tác giả cùng Việt Báo đã đăng tải và post các bài vở rộng rãi cho độc giả khắp nơi trên thế giới được đọc. Thật là quí hóa vô cùng!

Tôi xin ghi lại đây những đoạn e-mail qua lại giữa chị Lê Tường Vi và tôi trong mấy ngày qua:

... 

- Bài "Anh Đã Mừng... " của anh là bài favorite của gia đình Vi.  Dĩ nhiên có ít nhiều cảnh đổ vỡ, nhưng bên cạnh đó có nhiều thành công như gia đình của anh. Vi rất mong gia đình các anh, em của Vi được như vậy.  Có gia đình êm ấm mới thật sự thành đạt trong cuộc đời, phải không anh" (Tường Vi)

- Thật là vui và cảm động khi nghe bạn nói bài đó là bài favorite của gia đình bạn.

Nhớ lại, một năm trước đây, khi tờ Việt Báo đăng và Việt báo online post bài này lên, tôi có giới thiệu cho hai người bạn đồng nghiệp đọc. Một người đọc qua rồi nói: "Thì qua đây tị nạn kiếm cơm ai cũng phải ráng dzậy thôi, có gì lạ đâu!". Còn người kia chưa đọc chữ nào (hay không thèm đọc) lại nói: "A a... ! Viết riết rồi quen thôi!"...

Bạn ơi, tôi chỉ nghĩ là gia đình tôi đã và đang được ổn định thôi; chứ không dám nghĩ là mình thành công. (XYZ)

- ...gia đình Vi theo dõi các tiết mục VVNM hàng ngày.  Ngậm ngùi, vui, cay, chua ... có hết trong cộng đồng chúng ta và trong gia đình.  Những bài này gíống như một therapy cho Bố Má Vi hiện giờ.  Ông bà đọc báo ban ngày, kể lại cho các con nghe buổi cơm chiều. Bài nào đắc ý ông cắt lại dúi cho Vi đọc, sau đó bàn luận, vv...

Đây là cây cầu bắt nối giữa hai, ba thế hệ. Đây là gia tài lớn lao của Bố Vi để lại cho các con.  Qua các bài báo, Vi hiểu cha mẹ mình hơn.  Được hiểu, hạnh phúc lắm chớ, có khi còn hơn cả được thương. (Tường Vi)

- Xin phép được nói là những bài VVNM cũng là một therapy cho chúng tôi đấy. Không phải chờ đến lúc mình được trao giải thưởng thì tôi mới ngỏ lời cám ơn Việt Báo đâu, nói xa hơn là cám ơn các tác giả đã viết những bài "vui buồn mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi" mà tôi đã-đang-và-sắp được đọc tới.

Có những bài đọc xong tôi "để bụng", nhưng cũng có những bài đọc xong tôi lại trông cho đêm hoặc cuối tuần mau đến để được kể lại cho vợ con mình nghe. Tôi cũng nghĩ như bạn, "đây là cây cầu bắt nối giữa hai, ba thế hệ". (XYZ)

... ... ...

Và thể theo yêu cầu của tôi, chị ấy cũng forward cho tôi e-mail của anh Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. E-mail thì dài, tôi xin trích ra một đoạn ngắn với ý chính dưới đây thôi:

"Tôi biết là nhiều anh chị em, nhất là những người trẻ, viết rất nhanh bằng tiếng Anh, sau đó mới vất vả viết lại bằng tiếng Việt gửi cho Việt Báo! Trong khi ấy, chúng ta có nhu cầu trình bày cho một cử tọa (audience) rộng lớn hơn những bài viết của người Việt mình. Chúng ta sẽ giải quyết chuyện ấy trong những ngày tới.

Tôi có một số liên hệ với các bạn người Mỹ và nói cho họ biết về Giải Thưởng VVNM. Họ rất thích việc này và hứa là sẽ tiếp tay quảng bá khi có được các bài bằng Anh ngữ". (NXN)

Đấy! Theo tôi, cái ý nghĩa cũng như mục đích sâu sắc và sâu xa của các bài Viết Về Nước Mỹ của chúng ta là như thế! Và, tôi xin nói thêm rất chân tình là: "Lời cám ơn của tôi gởi đến quý vị tác giả và Việt Báo là không cùng!".

Trước khi lễ phát giải thưởng ra mắt sách chính thức khai diễn tại nhà hàng, Việt Báo có mời các tác giả dự một cuộc họp mặt bỏ túi tại toà báo vào trưa ngày 27 - 8. Tại đây, tôi đã hân hạnh gặp mặt các tác giả trúng giải, tuy không được đầy đủ nhưng tôi cũng cảm thấy rất vui và rất sung sướng vì đây là lần đầu mình được ngồi cạnh các cây viết tuy xa lạ nhưng rất gần gũi và thân mật này.

Nhìn qua phải, tôi bắt tay một anh ngồi bên cạnh:

- Chào anh, tôi là XYZ ở Los Angeles.

- Chào anh, tôi là Nguyễn Duy An.

- Hân hạnh được gặp anh. A, mấy bài viết của anh tôi "theo sát nút" đấy nhá!

- Dạ, cám ơn anh.

Rồi lại quay qua trái, tôi lại bắt tay một chị bên cạnh. Tôi chưa kịp lên tiếng chào thì chị ấy hỏi trước:

- Anh là XYZ, tác giả bài “Anh Đã Mừng Đưa Em Sang Đây” phải hông"

- Dạ, chào chị...! Ủa sao chị biết..." Tôi giật mình.

Bà chị không trả lời, chỉ mỉm cười:

- Chào anh, tôi là Thuỳ Dương.

- A... à...! Thuỳ Dương...! Tôi có đọc bài “Hạnh Phúc Rất Đơn Giản” của chị.

- Dạ cám ơn anh.

Suốt buổi ấy tôi cứ phân vân mãi: "Sao chị ấy biết mình hở!". Rồi tôi lại chào hỏi và làm quen thêm Thịnh Hương, Nguyễn Thị Huế Xưa, Lưu Trần Quỳnh Hương... là những người ngồi gần tôi.

Có một người mà tôi mong được gặp mặt là Hoài Yên, tác giả bài “Chú Bé Người Venezuela” -- cháu của bạn tôi, nhưng cô ấy ở mãi Texas không về kịp. Trước khi đến đây, tôi in sẵn và bỏ trong túi áo mình bài đó để "chìa" ra cho cô ấy xem, và sẽ khoe rằng tôi là bạn rất thân của người chú cô ấy. Nhưng tôi đã bị "việt vị". Tôi cũng rất muốn được làm quen với nhiều tác giả nữa, nhưng thì giờ và mục đích của buổi họp đã hạn chế phần nào ý định của tôi.

Sau một vòng mọi người tự giới thiệu mình, anh Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết mục đích của cuộc họp này là làm thế nào phổ biến cho được những bài Viết Về Nước Mỹ đến người bản xứ, dĩ nhiên là các bài viết ấy phải được dịch sang Anh ngữ. Có nhiều ý kiến rất hay, rất tích cực và sôi nổi. Tôi thì chỉ ngồi chăm chú nghe, vì cái vốn liếng Anh ngữ không đủ "ăn đong" của mình đã không cho phép tôi "vung tay quá trán". Tôi định bụng là mình cũng sẽ có chút ý kiến, nhưng nhìn đồng hồ thì không còn thì giờ nào nữa rồi. Tôi nói nhỏ với anh Trần Dạ Từ và xin phép về trước vì tôi cần phải chạy về Los để kịp đưa bà xã đến Seafood World chiều nay.

* * *

Nhớ lại, cách đây chừng hai tháng, tôi lên net, đọc Việt Báo Online mới hay tin mình được chọn trao Giải Thưởng Đặc Biệt. Tôi vui lắm, gọi bà xã và hai nhóc đến đọc bản tin ấy. Cả nhà cùng rộ lên niềm vui khó tả. Ngay sau đó tôi gởi e-mail cám ơn Việt Báo, có một đoạn vui vui như thế này:

"... Giải thưởng này là một niềm vui cho gia đình chúng tôi. Cu Anh nói, con mừng còn hơn trúng số nữa ba à. Gái Em thì chẳng biết nói gì, cứ cầm chặt lấy tay tôi mà lắc1ắc. Còn bà xã thì cứ trố mắt nhìn tôi như muốn hỏi, là anh đó hả!"...".

Trong ngày đầu đi vacation, Hiển -- anh bạn hàng xóm tốt bụng và rất thân với tôi --  đưa gia đình tôi ra sân bay. Biết ảnh là một tay rất "pro" về chụp hình và thu video từ quê nhà, nhân đó tôi nói:

- Anh Hiển này, sau khi hết vacation trở dzề, nhờ anh giúp tôi một dziệc nữa nhen!

Vốn tính mau mắn vồn vã, ảnh cười nhiệt tình:

- OK...! Anh cần gì nói đi, anh em cả mà...!

Tôi cười hề hề, giọng bí mật:

- Chỉ xin anh sắp xếp sao, giành cho tôi trọn buổi tối vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 8 này thôi.

- Có chuyện gì vậy anh"

- Chuyện vui thôi, sẽ nói sau nghen! Tôi cười hà hà, và vẫn không "bật mí".

- OK...! No problem...! Chủ Nhật, tôi quỡn mà anh! -- Rồi Hiển chẳng thèm thắc mắc gì nữa.

- Cám ơn anh trước nha!

*

Tôi về đến nhà lúc 5 giờ chiều, bà xã tôi cũng về sau đó vài phút, đang làm đẹp chút chút. Còn tôi thì "thắng" bộ cánh thiệt kẻng. Gặp tôi trước sân, Hiển hỏi:

- Đi đâu mà diện đẹp dzậy"

- Đi... cưới dzợ -- Tôi nói đùa rồi nhét vào tay ảnh cái máy chụp hình -- Anh làm phó nháy giùm tôi nghen!

Chúng tôi đến nhà hàng Seafood World vừa đúng giờ. Quang cảnh nhà hàng trong cũng như ngoài được trang trí thật đẹp đẽ vui mắt, khác hẵn mọi khi. Khi đọc dòng chữ trên banner Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ, Hiển mới nói: "ĩ, thì ra anh đi lãnh thưởng đấy! Chúc mừng anh! Xưa nay tui quen dzơí nhà dzăn mà đâu có biết! Anh kín quá mà!"

 "Cám ơn anh! Có gì đâu, tui gõ lóc cóc giải trí thôi mà!".

Khách mời tham dự đông quá là đông. Tôi bị rối mắt, chẳng nhìn ra ai là ai. Ba bà con tôi được xếp ngồi chung với vợ chồng anh Phila To, vợ chồng chị Thuỳ Dương với baby, và chị bạn đại diện Người Giấu Tên, một tác giả đang còn ở Việt Nam.

"Anh Hiển ơi, nhờ anh bấm một pose thiệt đẹp cho bàn này nghen!".

Chúng tôi ngồi xít lại sát với nhau, cùng cười toe toét cho tấm hình kỷ niệm được đẹp để đời. Cũng như các bàn chung quanh, chúng tôi nói chuyện rôm rả, vui lắm tuy mới gặp nhau lần đầu.

Lát sau, cháu bé buồn ngủ, ông xã chị Thuỳ Dương phải đưa cháu về. Tôi bước qua ngồi cạnh chị Thuỳ Dương, thiệt tình nói:

- Chị này, lát nữa chị lên lãnh giải, anh bạn Hiển của tui sẽ chụp hình cho chị nghen!

Như gặp bất ngờ, chị nhìn tôi vui vẻ:

- A... ủa...! Dạ, cám ơn anh!

Nhớ lại chuyện hồi trưa ở tòa soạn Việt Báo, tôi hỏi Thuỳ Dương:

- A này, hồi trưa sao chị biết ngay tui là XYZ"

Thuỳ Dương vẫn không trả lời, chỉ mỉm cười. Tôi lập lại câu hỏi, giờ chị mới nói:

- Tại tui xem danh sách được giải thưởng, thấy chỉ có mỗi mình anh là người ở Los thôi!

A ra thế! Té ra mình chẳng có "là gì" hết!

...

Khi MC Phạm Long đọc tựa đề “Anh Đã Mừng Đưa Em Sang Đây” của tôi thì quan khách cười rần lên, MC lại "diễn Nôm" thêm:

- Cái ông này muốn nói ngược lại bài hát của nhạc sĩ Lam Phương đây.

Rồi đến bút hiệu của tôi thì MC lại đọc "cà lăm":

- Ết-xì... y-cà...cà...-rết... z...e...ét! Quái, sao cái bút hiệu khó đọc thế này!

Quan khách lại cười rần lên.

Tôi được nhận tấm Plaque lưu niệm từ tay Giáo Sư Phạm Thị Huê. Tôi nhanh miệng:

- Dạ, cám ơn Cô. Em vẫn thường nghe talkshow của Cô trên radio.

Giáo Sư  siết chặt vai tôi:

- A...! Vậy hả...! Cám ơn anh.

Mỗi người lên nhận giải đều được hằng chục cái máy hình bấm nháy lia lịa. Tâm trạng của tôi lúc này thật vui và cảm động; vui và cảm động còn hơn cả những lúc từ mặt trận trở về được các em gái hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Nhìn xuống bàn mình, tôi tìm bà xã để nói: "Anh đây nè... Em...!", nhưng tôi có thấy đâu; có lẽ lúc ấy gương mặt bà xã tôi hồng lên và rạng rỡ lắm, chỉ có khác là không e thẹn như lúc tôi ấp a ấp úng nói lên lời tỏ tình đầu tiên với nàng.

Rồi thì mọi người lăng xăng nhốn nháo tìm nhau xin chữ ký, ký tặng và viết cho nhau địa chỉ e-mail ngay trong cuốn VVNM Tuyển Tập VI, năm  2006. Tôi đã cố gắng lắm nhưng không sao có được nhiều chữ ký của nhiều tác giả hôm ấy. Rồi tôi chạy đi xin chữ ký của anh Nguyễn Xuân Nghĩa, chị tài tử Kiều Chinh. Tôi chụp hình với anh Trần Dạ Từ, với chị Nhã Ca.

Về nhà, mấy hôm sau tôi e-mail thăm hỏi và chuyện trò với các tác giả mà tôi mới được quen hôm ấy.

Sau cùng, một lần nữa, xin chân thành cám ơn và cầu chúc sức khỏe các anh chị Việt Báo cùng các tác giả "rất xa mà rất gần" của tôi.

XYZ Phạm Đình Ninh

(Los Angeles, CA)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,992,635
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân