Hôm nay,  

Cảm Xúc: Đêm Đầu Trên Đất Mỹ

05/04/200600:00:00(Xem: 112521)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả tên thật là Nguyễn thượng Văn Trung, mới qua Mỹ được hơn một năm. Hiện đang là machine operator cho một hãng tiện. Thư kèm bài viết đầu tiên gửi giải thưởng Việt Báo, tác giả viết nguyên văn như sau:

“Cả nhà tôi rất thích đọc những bài viết về nước Mỹ và tôi đã dành dụm tiền mua đủ bộ sách Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 đến 2005.

Đối với tôi, tôi rất biết ơn Việt Báo đã tổ chức cuộc thi và những tác giả đã viết bài dự thi. Nhờ đọc những bài này mà tôi học được biết bao bài học bổ ích và tự nhiên thu thập được nhiều kinh nghiệm quí báu cho cuộc sống ban đầu ở đất nước xa lạ này.

Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình của những người đi trước đã viết cho tôi đọc.

Xin Việt Báo nhận nó như là một lời cám ơn chân thành của tôi đối với tất cả mọi người.”

Giải thưởng Việt Báo chào mừng tác giả TiViTi - Nguyễn thượng Văn Trung. Kính chúc ông và gia đình an vui, tiến tới.

*

Đã quá lâu cho một sự đợi chờ! Nước Mỹ và tôi như đôi tình nhân quen nhau qua tờ rao kết bạn. Biết về nhau qua những bức thư tình. Cố hiểu về nhau qua những thông tin lượm lặt nhưng chưa từng diện kiến dung nhan.

Tôi đã từng cố tưởng tượng, cố hình dung một mảnh đất, một khung trời với đầy đủ vẻ quyến rũ, nhưng không tài nào có được một bức tranh đầy đủ và thỏa ý. Nước Mỹ trong tôi sao mà vừa thân thương vừa xa lạ. Thân thương vì lòng mình cứ mãi mơ về chốn ấy. Khắc khoải nhớ mong như ngóng chờ hình bóng của người yêu. Xa lạ vì người trong mộng ấy chưa một lần được nắm lấy bàn tay, chưa một lần được nhìn vào đôi mắt, chưa một lần được nhận biết mùi hương.

Ngày nhận được giấy báo tin cho một lần hội ngộ, tôi thấp thỏm đếm từng ngày và quay quắt cả trong mơ. Ngày thức giấc tôi mong đêm về thật sớm. Đêm mơ màng tôi ngóng ánh bình minh. Nhiều khi tự trách mình sao bạc tình đến vậy. Quê mình đây bao tháng ngày mình sống, sao bây giờ hửng hờ quay mặt tìm Mỹ nhân. Đành biết thế chứ làm sao phân giải. Nỗi lòng mình chỉ mình biết, thế thôi.

Rồi ngày ấy, dù lâu bao nhiêu cũng tới. Tôi bồi hồi xao xuyến như kẻ mới được yêu.

Trên máy bay vút lên trời xanh thẳm, tôi nghe như mình vỗ cánh thoát lồng chim. Mười mấy tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng, có xá gì đâu so với mấy mươi năm đợi chờ. Mắt cay xè nhưng chẳng hề chợp mắt. Cay vì mất ngủ hay cay vì nước mắt ứa bờ mi" Lạ thật nhỉ! Mình da vàng mũi tẹt, sao lại bồi hồi mong gặp kẻ tận trời Tây" Nơi mà chưa một lần mình bước tới. Chưa một lần cúi xuống đặt môi hôn.

Phút hội ngộ sao mà xao xuyến thế! Những nụ cười những ánh mắt thân thương. Tôi choáng ngợp trước hình hài đẹp đẽ. Dù có bao lần tưởng tượng cũng không ra. Từ phi cảng đến ngoài đường phố xá, người xứ gì mà vẻ mặt hồn nhiên. Chắc chẳng bao giờ mất tự do nên họ cười đôn hậu, gặp thì chào như thể đã thân quen. Trên freeway dòng xe như thác lũ, xuôi một chiều chạy mãi tận về đâu. Đường về nơi ngụ xuôi theo dòng lũ ấy, tôi thu mình ngây ngất ngắm trời mây. Thoáng một chút buồn chợt nhớ về quê xa. Mới hôm qua rời xa nơi cắt rún, nơi vẫn còn những giọt lệ đau thương. Bao năm chinh chiến đến đọa đày, chẳng còn nổi một nụ cười vô tư lự. Trái tim tôi vừa rạng rỡ với nơi hằng mong đợi, lại u sầu vì so sánh với quê hương. Nơi tôi đã lớn lên mà sao thành xa lạ, như tha hương trên chính tổ quốc mình. Thầm niệm một lời cầu cho tổ quốc của tôi.

Đêm đầu tiên tôi lang thang, không ngủ. Đã chín giờ trời vẫn sáng, lạ chưa"! Như níu kéo ngày đầu tiên gặp gỡ. Gió lạnh lùa vẫn thấy ấm con tim. Tôi cứ đi tận hưởng mùi hương mới, của đất trời của thảm cỏ cây xanh. Vùng đất này từ nay sẽ gắn bó phần đường đời còn lại của tôi ư"

Dù sao nữa, đã một lần lựa chọn, phải hòa mình sống cuộc sống tự do. Tôi vẫn biết đoạn đường dài phía trước, cả một trời thử thách bước chân tôi. Tôi vẫn biết đêm đầu đời cô dâu chú rể, hạnh phúc nào bằng nhưng là hạnh phúc chung thân. Chẳng còn đâu những ngày yêu nhau trong mộng tưởng. Chẳng còn phập phồng mong đợi những cánh thư. Kể từ nay cuộc đời là thực tiễn. Cả hai người phải bước những bước chung. Phải hiểu nhau, phải một lòng tiến bước. Dù đường đời muôn vạn những chông gai.

Từ ngày mai tôi khởi đầu cuộc sống mới. Nhất định mình sẽ làm lại từ tay không. Dù có biết cuộc đời không dễ dãi. Nhưng bền lòng hạnh phúc vẫn tầm tay.

TiViTi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,481,002
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu. &nbsp; Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào, &nbsp; -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo! &nbsp; Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết. &nbsp; Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình &nbsp; an toàn. &nbsp; Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn &nbsp; cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến