Hôm nay,  

Đôi Điều Quan Trọng Cần Biết

09/03/200600:00:00(Xem: 43397)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cộng đồng Chu Tất Tiến, một tác giả rất quen của bạn đọc Viết Về Nước Mỹ vừa góp thêm bài mới, về đôi điều cần biết trong đời sống tại Hoa Kỳ. Đây là những cảnh báo rất thực tế và hữu ích, mong sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm được viết để chia sẻ.

*

Trong đời sống thường ngày ở Mỹ, có hàng vạn chuyện đáng ngạc nhiên xẩy ra. Tuy nhiên, ngoài những điều "nghe qua rồi bỏ", có những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm, để biết, hiểu, và tự bảo vệ mình khỏi nhiều điều kém may mắn, nếu không nói là bất hạnh.

1-Leptospinosis:

Bà X. là một phụ nữ duyên dáng, trí thức, trong tuổi 40, lúc nào cũng hoạt bát và nhanh nhẹn. Bà luôn lo cho chồng con được mọi sự vui vẻ, nên thường tổ chức những cuộc đi chơi gia đình, cắm trại, ăn "barbercue"...vào các dịp nghỉ lễ hay các cuối tuần dài hơn thường lệ.

Vào ngày Thanksgiving vừa qua, bà lại tất bật lo cho một cuộc đi chơi gia đình bên dòng sông <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Coloradođể cho chồng con vừa câu cá vừa nghỉ ngơi sau tháng ngày mệt nhọc. Để cho ngày nghỉ thêm tiếng cười, bà đã mời vài người hàng xóm cùng tham dự. Họ đã vui vẻ nhận lời và mỗi người mang theo mình vài món thực phẩm để chung vui. Người mang theo thịt, kẻ mang nước uống.

Buổi trưa hôm đó, mọi người cười đùa như chưa bao giờ vui thế. Bà X. lo tiếp hết khách này đến khách khác và hầu như quên cả chính mình. Chỉ đến khi cảm thấy khát nước, bà mới với tay đến thùng Coca mà bà bạn hàng xóm mang qua và uống liền một hơi.

Cuộc vui đang kéo dài tưởng như không thể tàn. Nhưng bỗng nhiên, bà X. cảm thấy khó chịu, muốn nôn ọe. Đầu choáng váng, bà phải dựa vào chồng mới đứng vững được. Mọi người đều lo lắng, xúm lại hỏi han cho đến khi bà như mệt lả, thì ông chồng phải kêu 911. Chừng 10 phút sau, xe cứu thương tới, chở bà vào gấp bệnh viện. Niềm vui vụt tắt. Mọi người kéo nhau ra về. Gia đình bà X. thì túa vào nhà thương, chờ đợi. Căng thẳng và sợ hãi. Đến khoảng nửa đêm, bác sĩ trực buồn bã báo tin bà đã qua đời vì chứng Leptospinosis: căn bệnh khủng khiếp cấp tính gây ra bởi nước đái chuột trên nắp lon Coca. Theo nghiên cứu, nước đái chuột chứa nhiều vi khuẩn cực độc, gấp nhiều lần một bồn cầu công cộng. Tai các hãng sản xuất nước ngọt thì không có chuột, nhưng khi mang về các tiệm bán lẻ, rồi chở về nhà, để dưới gara, không có thùng che, chuột có thể chạy qua chạy lại và tiểu vào nắp lon.

Cho nên, khi muốn uống nước ngọt, nên rửa nắp lon cho sạch, và nên dùng ống hút, thì sẽ tránh được sự thăm viếng của Thần Chết Leptospinosis này.

2-Gọi đi làm Bồi Thẩm Đoàn:

Ông M. vừa về tới nhà sau tám tiếng làm việc mệt mỏi, thì nghe điện thoại reo liên tục. Cầm ống nghe lên, ông thấy một giọng phụ nữ trẻ hỏi lý do tại sao ông không đi làm Bồi thẩm đoàn vào tuần lễ vừa qua, mặc dù có giấy mời.

Ong M. bối rối: "Tôi có nhận được giấy mời gì đâu"" Người thiếu nữ bên kia gằn giọng: "Chúng tôi có gửi giấy đến ông từ tháng trước. Tuần lễ vừa qua, có một phiên tòa quan trọng, chúng tôi chờ ông mãi không thấy ông tới. Ông có biết rằng như vậy là phạm tội khinh thị Tòa Án hay không""

Ngỡ ngàng và lo sợ, ông M. run run: "Tôi hoàn toàn không nhận được giấy mời gì cả""

Giọng nói gay gắt hơn: "Ông cho tôi kiểm chứng lại. Ông tên gì" Nguyễn văn M. phải không"" "Dạ, đúng!" Giọng nói hỏi tiếp: "Địa chỉ ông là..... Đúng không""

"Dạ, cũng đúng luôn!" "Số an sinh ông là mấy" Phải 12345678 không"" Ông M. ngớ người: "Không phải! Số an sinh của tôi là 78912345 cơ mà!" Người thiếu nữ gằn giọng hơn: "Ông có chắc không" Lặp lại một lần nữa coi!" Ông M. lắp bắp: "Thưa cô, đúng vậy! Số an sinh tôi là 78912345! Tôi rất chắc chắn về điều đó! Tôi thuộc lòng nó mà!" Người thiếu nữ dịu giọng hơn: "Vậy, ông cho tôi một điều để kiểm tra thêm. Thẻ Credit card của ông mang số mấy""

Đến đây, thì ông M. hơi hiểu ra, ông tái mặt: "Tại sao cô lại hỏi tôi số Credit card"" Đầu dây bên kia cúp máy "Cụp"! Ông M. đổ mồ hôi. Thôi, chết rồi, mình đã lộ số an sinh cho một tên lạ mặt rồi! Phải tìm cách cấm cản....

Nhưng không kịp nữa rồi. Chỉ trong nháy mắt, những thông tin về ông M. đã được bọn gian thu vào "data" và chúng đã nhanh chóng rút tiền của ông từ vài trương mục! Kiểu lừa gạt này đang được áp dụng ở Oklahoma, Illinois, và Colorado.

3-Stroke (Xuất Huyết Não):

Tại một quán ăn sang trọng, cô N. đang vui vẻ trò chuyện cùng nhóm bạn thân đã lâu ngày không gặp. Chuyện trò nở như bắp rang. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu được kể lại với những nụ cười dòn dã. Bất chợt, khi đứng dậy để đi "toilet", cô N. tự nhiên trượt chân, lảo đảo, tí nữa thì ngã xuống. Bạn bè vội đỡ tay cho cô khỏi ngã. Mặt cô hơi tái. Mấy người bạn hỏi dồn: "Có sao không" Có thấy gì không" OK chứ"..." Cô N. cố mỉm cười: "Không sao đâu! Tại đôi dép mới mua, đi chưa quen chân." Rồi cô tiến tới "toilet" xong rồi trở lại tiếp tục những câu chuyện dang dở.

Những tiếng cười lại vang lên. Những vai ôm, tay bắt nồng nhiệt. Rồi cũng phải tan hàng. Ai về nhà nấy. Cô N. ra xe về. Thay quần áo xong, đi tắm, và lên giường chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, cô thấy chóng mặt, tay chân run rẩy không tự chủ được. Vội vã, cô gọi một cô bạn thân. "Hello! Mày tới ngay với tao... Tao cảm thấy không ổn rồi..." Người bạn chạy tới, gõ mãi cửa không mở. Phải kêu Manager mở giùm. Vào trong, thấy cô N. nằm gục bên chiếc điện thoại. Xe cấp cứu tới, chở cô vào bệnh viện. Nhưng, đã trễ. Cô N. bị xuất huyết não, những mạch máu vỡ đã tràn ra...

Phải chi, khi bạn bè thấy cô N. có triệu chứng bất ngờ lảo đảo, run rẩy, mà đưa cô vào bệnh viện ngay, thì có lẽ mạng sống của cô đã không bị mất đi. Do đó, khi thấy một người thân nào có triệu chứng trợt chân bất ngờ, hay tự nhiên run rẩy, nói năng bất thường, người bên cạnh phải làm ngay những việc dưới đây:

a-Yêu cầu người bạn trợt té đó CƯỜI lên vài lần, xem NỤ CƯỜI có tươi nở bình thường không, hay là có chút méo mó.

b-Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN, xem cánh tay có run run không.

c-Bắt người đó NÓI VÀI CÂU KHÓ, xem có vấp váp gì không. Nếu có những triệu chứng bất thường, người bạn đó đã bị Xuất Huyết Não rồi, phải gọi 911 gấp và dẫn giải những triệu chứng đó cho người nhận điện thoại. Bạn bè cũng có thể hỏi xem người đó có thấy tức ngực không, có đau tê ở dưới cánh tay trái không. Nếu có, thì là triệu chứng của bệnh TIM (Heart Attack.) Cả hai trường hợp đều phải được đưa gấp vào bệnh viện, mới tránh khỏi Tử Thần.

Ngoài ra, THIỀN cũng là biện pháp giúp chúng ta thoát nạn. Thỉnh thoảng, trong cuộc sống căng thẳng, nếu chúng ta thấy có sự ran ran ở trán, ở màng tang, hay trong đầu, cảm giác như có sợi chỉ chạy qua từ bên này sang bên kia, điều nên làm trước tiên là ngồi thẳng lại (lưng thật thẳng), nhắm mắt, hai tay gác lên đầu gối và THIỀN ĐỊNH bằng cách hít thở thật chậm, thật dài, trong khi cố gạt bỏ mọi suy nghĩ ra ngoài trí não, theo dõi hơi thở từ lúc bắt đầu hít vào lỗ mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi. Theo dõi ngược trở ra khi bắt đầu thở ra... Làm như vậy vài lần sẽ thấy thoải mái ngay, hết mệt, và biết đâu đã tránh được một lần "stroke" nhẹ....

Vài hàng ngắn ngủi, mong đồng hương có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,480,755
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu. &nbsp; Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào, &nbsp; -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo! &nbsp; Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết. &nbsp; Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình &nbsp; an toàn. &nbsp; Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn &nbsp; cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến