Hôm nay,  

Chuyện Sống Ở Xứ Người

02/03/200600:00:00(Xem: 140084)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 952-1552-276-vb6040306

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là “Chồng Tôi Bị Sạn Thận”. Mới đây, bà cũng viết “Tôi Không Giải Quyết Được”, kể những chuyện bất bình khi sống ở xứ người. Sau đây là phần thứ hai của bài viết.

*

Mới tuần vừa rồi, rửa chén xong, tôi vào xem tivi với đàn con. Chúng nó đang coi chương trình về loài vật tôi không biết đoạn đầu họ có nói là dân tộc nào trong câu chuyện nhưng tôi đoán Việt Nam hoặc Tàu. Một ông Mỹ từ hội ACC ở San Francisco đến gia đình người nầy đòi lấy đi con vịt trắng và con gà trống rất đẹp. Ông ta, với giọng nói tự tin và phấn khởi, kết tội gia đình nầy đối xử tệ bạc với thú vật. Ông chỉ trỏ là hai con vật đó sống trong cái chuồng không đúng kích thước qui luật, nước uống và đồ ăn dơ bẩn, hai con vật này trông dơ quá. Ông ta cứ khuyến khích là đưa cho ông hai con vật đó còn không thì phải ra toà. Bà má thì bảo không đưa cho ai hết vì đó là của con trai tôi. Nó không có ở nhà nên nó tạm nhốt vào chuồng chứ không cho đi rong. Nó tắm hai con vật này hằng tuần và cho ăn uống mỗi ngày mấy lần. Nhưng ông không tin cứ đem chuyện ra toà mà dọa. Bà má lại nói nếu ai lấy những con vật đó phải trả $50 mỗi con. Ông chơ con tôi về sẽ tính với nó. Ông nói ông không trả tiền trong công việc làm của ông và không làm việc với con nít. Ông còn lên tiếng dạy bà mẹ là bà là mẹ, mọi chuyện quyết định là quyền của bà. Cuối cùng ông trao cho bà tờ giấy giao quyền ông nuôi và bắt bà phải ký tên. Trước khi về ông chưa vừa lòng. Rón rén ra nói chuyện với bà của đứa bé với hy vọng rằng chính bà đã công nhận gà nầy là gà đá. Bà già thật thà với tiếng Mỹ bập bẹ, vừa cười vừa nói "fight good." Rồi ông Mỹ đi ra với hay con vật yêu quí của thằng cháu trong gương mặt sững sốt của bà già và buồn bã của bà mẹ.

Tôi không biết làm sao ông biết nhà nầy có nuôi hai con vật nầy. Chắc là hàng xóm mách chứ gì" Tôi không biết khi vào nhà, ông ta có trình giấy phép vào nhà từ ông quan toà hay không. Hay vì bảo vệ loài vật mà ông được phép trespassing" Ông có biết là thằng bé sẽ buồn hay không" Bà mẹ nói với ông chúng nó là pest của con bà. Nhưng ông không đá động gì hết với câu giải thích nầy. Ông coi những con vật đó còn quan trọng hơn tâm hồn của đứa bé.

Ai sai, ai đúng trong chuyện nầy"

Riêng tôi, tôi thấy cái mâu thuẩn của cuộc sống ở đây.

Tôi nhớ ngày tôi còn rất nhỏ (dưới 10 tuổi) Ba tôi có thú nuôi súc vật cho vui hoặc lấy trứng. Ba nuôi một con gà xinh đẹp khoẻ mạnh y như con gà kể trên. Ba cưng nó lắm. Mỗi ngày ba tôi ra thăm nuôi nó không biết bao nhiêu lần. Một mình nó chiếm một sân rộng có hàng rào bao quanh. Bên cạnh đó là một ao vịt nhỏ. Tôi từng thấy bầy vịt sống dơ, rất lẹ. Ba tôi cũng không hài lòng với mấy chú vịt nầy nên ông nuôi vịt chỉ một lần và bán đàn vịt nầy khi chúng chưa tới tuổi để thịt. Con gà trống nầy được 5 tuổi thì một hôm bị té giếng chết. Ba tôi buồn rất lâu và không bao giờ nuôi một con gà trống đá nào nữa ,mặc dù ông nuôi không để chơi đá gà. Tôi tưởng tượng rằng cậu bé đó sẽ buồn như ba tôi.

Ở Việt Nam, trước biến cố tháng 4, 1975, gia đình tôi thuộc loại khá giả. Nên sau ngày Saigon sụp đổ, những người làm việc trên phường trên xã biết nhà tôi có những gì. Họ tới nói "Đảng ta đang cần, nên cho đảng ta mượn." Mượn rồi không bao giờ trả lại. Tôi không hiểu đảng ta cần gì đến những thứ của "đế quốc" bỏ lại đó. Nhưng cái hành động của ông Mỹ đến lấy gà đi sao giống mấy ông đi mượn đồ này quá. Tôi kể chuyện cho bà cô tôi nghe, bà chỉ buông một câu "Rõ là cướp cạn." Tôi không hiểu "cướp cạn" là đi ăn cướp giữa ban ngày hay là đi cướp cho cạn hết tài sản. Nhưng tôi hiểu cả hai hành động nầy đều là lấy của người ta một cách thản nhiên dựa hơi vào "pháp lý."

Lúc biến cố 1975, cũng như mọi người, để tránh cảnh sống ở vùng kinh tế mới, Mẹ tôi nuôi bầy heo, tăng gia nông nghiệp và đổi cuộc đời từ tiểu tư sản thành chân thật bần cố nông. Mẹ tôi khéo tay thật, dù không phải con nhà bần cố nông. Chỉ mấy tháng là mấy con heo hồng hào tròn trịa. Mẹ tôi cho người đến bán. Đâu có ngờ Mẹ tôi đã khóc tiễn mấy con heo và cả nhà đã trường chay một tuần. Có lẽ bà cũng như ba tôi, nuôi mấy con vật rồi thương như con mình.

Khi tôi lớn lên, sống ở Mỹ và có thú trồng cây, tôi cũng qúi cây của tôi không khác gì lòng qúi mến của Ba mẹ tôi với những con vật kia. Lúc đó tôi mới hiểu tại sao Ba Mẹ tôi đã hành động như vậy. Tôi nghĩ rằng cái ông Mỹ thuộc hội ACC tới lấy mấy con vật của chú bé không có trải qua những kinh nghiệm của gia đình tôi và của gia đình đứa bé nuôi gia súc nầy. Ông ta chỉ "do his job."

Cái ông già Mỹ hàng xóm nhà tôi đã hai lần kiếm chuyện với nhà tôi. Ông có một cái xe cũ đậu trên đường hoặc trên sân nhà ông. Không ai nói gì. Có lúc trời nắng qúa mà sân ông không có bóng mát. Ông lái xe qua núp bóng từ bi nhà hàng xóm. Không ai nói gì. Một hôm ông bảo cậu bé cắt cỏ đậu xe kéo trước nhà tôi, chỗ chồng tôi thường hay đậu. Nhà ông thì ông không cho đậu mặc dù cậu ta đến đó cắt cỏ cho nhà ông. Tôi không nói gì. Nhưng lúc chồng tôi về và tôi phải đi làm sau đó, không có chỗ đậu xe nên đậu trước nhà ông ấy. Anh ấy sẽ không đậu lâu hơn 1 tiếng đồng hồ. Nhưng anh vừa ra khỏi xe thì ông ta bảo "Why don't you park on your house"" Anh trả lời "I do not park on your property." Ông trả lời "Go back where you were from." Anh dùng ngón tay trỏ và chỉ vào mặt ông già "Don't you ever talk to me like that again" và đi vào nhà.

Vài tuần sau, cái xe của anh trở chứng, anh định cho nó vào nghĩa trang. Xe nằm một chỗ trước sân nhà vài ngày, mà cảnh sát tới nhà bao nhiêu lần bảo đừng bỏ rơi xe ngoài đường. Một ngày anh nghỉ ở nhà gọi người tới dời xe đi. Trong khi chờ đợi, anh đem bản số xe giao lại cho chánh quyền địa phương. Về nhà xe chưa được câu đi mà anh lại được cảnh sát cho giấy phạt tiền. Và cảnh sát bảo hàng xóm nói anh bỏ rơi xe mấy tháng rồi. Lại ông già đó mách cảnh sát chứ gì" Ngày hôm sau đứa đó chưa chịu tới câu xe, đến lúc tôi phải ở nhà để đợi đứa khác. Cuối cùng trong ngày có đứa Mỹ đến xin cái xe. Cái xe còn tốt mã, chỉ sửa chút đỉnh là có xe cadilac chạy lấy oai với đời. Đứa Mỹ vừa câu xe vừa cám ơn rối rít và khoe là bà vợ của anh ta mê cái xe nầy lắm. Nghĩ đời trớ trêu thật!

Lúc đồ Châu Á bắt đầu ồ ạt vào Mỹ, xóm tôi ở cũng xảy ra chiến tranh lạnh. Trời vừa sáng người ta thấy một tượng Phật ngồi ở bảng stop gần nhà tôi. Cảnh sát tới xem đưá Á đông nào bỏ đồ ra đường bừa bãi. Nhưng một hồi mới khám phá ra là một người (Việt gốc Tàu) mất tượng đang đi kiếm. Cảnh sát lúc đó mới hiểu ra không phải kẻ Á châu nào bỏ rác như lời tố. Thay vì nghiên cứu xem kẻ nào mượn "no more Asian" đã trespassing vào nhà và "cắp" tượng đem đi như lời chủ nhân nói, cảnh sát nói "It is not my duty on this matter". Cảnh sát bỏ đi, chủ nhân khiêng tượng về nhà, xong một buổi sáng.

Bây giờ đồ từ Việt Nam cũng đang tràn ngập thị trường Mỹ. Đi vào mấy siêu thị hay tiệm nhỏ cũng có đồ "made in Vietnam" hoặc “Country origin: Vietnam." Giúp sức cho những người đồng hương có công ăn việc làm là một việc làm rất qúi hóa. Nhưng không ít người Việt ở Mỹ bị thất nghiệp trong cảnh kinh tế yếu ớt nầy. Không mua đồ Việt Nam qua Mỹ bán cũng bị gây chiến tranh lạnh. Cuộc chiến nầy không biết kéo dài bao nhiêu năm"

Bạn tôi (một người Tàu) ở cách nhà tôi không xa, cũng có chuyện với người hàng xóm Mỹ. Anh thường bị bà già bên cạnh qua bảo "Mầy không cắt cỏ đi, cỏ mầy cao rồi đó." Có lần bà ta còn gọi cảnh sát báo là anh đậu xe trên cỏ nhà anh. Sao họ để ý chuyện sinh sống của dân vàng lắm thế! Họ không để mình sống yên vui trên cái đất mà được cho là đất hứa.

Chuyện bỏ nước ra đi là quyết định dứt khoát. Chuyện sống ở xứ người là chuyện chấp nhận. Mà sao tôi vẫn buồn. Tôi buồn vì tôi không giải quyết được những chuyện như thế nầy.

Khanh Phan

Ý kiến bạn đọc
10/04/201517:03:44
Khách
http://tieulun.hopto.org/index.php/truyen/truyenngan/100-200/101-110/105
bị web Thư Viện Tiểu Lùn vi phạm bản quyền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,480,470
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến