Hôm nay,  

Khai Bút Xuân Bính Tuất

06/02/200600:00:00(Xem: 119893)
Ý Nghĩa Lời Chúc Mừng Đầu Năm

*

Người viết: QUỲNH THI

Bài số 928-1528-252-vb6020306

*

Sau ba ngày Tết Bính Tuất, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ bắt đầu nhận những bài “khai bút” với nhiều cảm xúc buồn vui đón năm mới. Xin giới thiệu bài viết đầu tiên: tác giả Quỳnh Thi tên thật Pham Quang Vinh, sinh nam 1949, hiện là cư dân Houston, Texas.

*

Mùa xuân có hoa đào hoa mai

và chim chóc về làm tổ

Vì mùa xuân chứa chan ánh sáng

và ấm áp

Để con người được hạnh phúc

1- Ngày đầu năm mới. Con cái tới chúc tuổi ông bà cha mẹ, anh em bạn hữu tới mừng tuổi nhau. Họ cầu chúc những gì tốt đẹp nhất cho những người thân yêu, nhân lúc xuân về Tục lệ của những gia đình Việt Nam chúng ta, thường xum họp đoàn tụ để thăm hỏi nhau trong dịp Tết đến, rồi ăn uống hàn huyên tâm sự, la một mỹ tục có từ xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là một trong những phong tục đặc sắc của văn hóa dân tộc, hàng ngàn năm qua vẫn tồn tại, mà ta thấy rõ nét nhất trong sinh hoạt đời sống của người Việt ở trong nước và người Việt ở hải ngoại .

Trong công việc thường ngày của mỗi người. Những người phải bỏ quê bỏ nhà đi làm ăn xa, những kẻ tha phương cầu thực, cứ gần giữa tháng Chạp là đã phải thu xếp để về quê ăn Tết. Từ hai mươi tháng Chạp đổ đi, nếu chưa thu xếp công việc xong, thì lòng cứ nao nao, bồn chồn không yên. Lúc đó vợ con ở nhà ngóng trông. Nhiều gia đình nghèo trông chờ chồng con đi làm ăn xa mang chút ít tiền về mới có tiền để mua sắm hay thanh thỏa nợ nần còn vướng mắc. Thói quen của mọi người là những nợ nần không nên để tồn đọng lại đến năm sau sợ bị xui quẩy. Nợ nần có trả hết được, thì lòng mới được thanh thản vui vẻ mà ăn Tết, mà đón Xuân .

Cái nô nức và rộn rịp của những ngày cuối năm hồi còn ở trong nước, thật là kỳ diệu. Nó rộn lên ở trong lòng mọi người Việt Nam. Bất kể giầu sang hay nghèo hèn. Nó tự nhiên như nhiên một cách lặng lẽ, âm thầm. Không cần ai nhắc, không ai bắt buộc và cũng không ai cấm cản được. Nó huyền diệu như một thứ gì linh thiêng ngây ngất. Người ở xa mà không kịp về nhà trước giờ Giao Thừa, hoặc vì bất cứ một lý do gì không thể về được . Nhừ khi bị tù đày thì nỗi nhớ nhà da diết và buôn phiền không sao kể xiết. Nhất là trong đêm Trừ Tịch, nỗi buồn và sự cô đơn càng tăng thêm gấp bội .

Còn những gia đình nghèo, suốt năm quần quật làm không đủ ăn, Tết đến cũng không có gì ray rứt và đau buồn hơn. Khổ nhất là những gia đình cha mẹ không có tiền mua cho con được một bộ quần áo mới, một đôi dép mới!

2 -Ở hải ngoại, cái truyền thống tốt đẹp mỗi năm vẫn được cộng đồng Việt Nam duy trì, ở bất cứ quốc gia nào có người Việt sinh sống. Tuy nhiên ngày Tết ở đây ai cũng phải đi làm, nếu ngày Tết không rơi vào Chủ nhật. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình vẫn chuẩn bị cho mình một cái tinh thần ngày Tết, mặc dù nó không được rộn ràng và náo nức như ở quê nhà haỳ những ngày trước khi còn sống ở Việt nam.

Những năm gần đây một số đông người đã chuẩn bị về quê ăn Tết. Mỗi năm một đông hơn vì cuộc sống của họ đã ổn định, đã đầy đủ, nhiều người đã dư giả và giàu có tiền bạc nên việc về quê hương ăn Tết, cũng là một nhu cầu một niềm vui. Họ về Việt Nam cũng giống như đi du lịch đến các nước khác mỗi năm. Phần nhiều người về là những cụ già và những người rỗi rảnh khi họ lấy được phép nghỉ việc thường niên .

Năm nay Tết Bính Tuất vào ngày Chủ nhật, nên chợ búa, Chùa chiền đông vui hơn, tấp nập hơn những năm trước ,Tết rơi vào ngày thường. Những siêu thị Việt Nam và của người Trung Hoa đầy rẫy là bánh mứt, bánh chưng bánh tét. Không thiếu một thứ thức ăn gì của ngày Tết, được sản xuất tại chỗ hay được nhập sang từ quê nhà hay từ các nước Á châu khác .

Chợ hoa thì cũng đầy đủ loại hoa tươi dành cho ngày Tết như hoa Đào, hoa Mai, hoa Cúc vàng Đại Đóa. Những chậu Quất trĩu quả lẫn những chậu hoa Sứ, Bonsai đủ mầu rực rỡ.

Về món ăn tinh thần cũng rất phong phú, không kém những món ăn vật chất. Thật là đầy đủ ý nghĩa của hai chữ ăn Tết, nghe rất nôm na, chân quê mà cũng rất thật. Những tờ báo Xuân ở đây, từ những tạp chí văn chương đến những nhật báo thương mại, báo tuần báo tháng, báo bán báo biếu, màu sắc lộng lẫy, chan hòa từ hình thức đến nội dung phong phú.

Những Hội chợ Tết năm nào cũng được tổ chức ở các khuôn viên Nhà thờ. Trong Hội chợ người ta tổ chức những trò chơi thường thấy ở Việt Nam như lắc vòng, bắn súng, thi các môn thể thao. Trong hội chợ có bán các món ăn đặc sản quê hương. Những hội chợ của nhà Thờ được tổ chức từ nửa tháng trước, tới ngày mùng Một Tết thì có một Hội chợ truyền thống rất lớn. Các gian hàng giới thiệu sản phẩm kỹ nghệ, sản phẩm Văn hóa như sách báo, gian hàng thả Thơ, gian hàng của các đài truyền hình, truyền thanh lại có cả chương trình Đại nhạc hội ca múa nhạc do các Nghệ sĩ chuyên nghiệp tên tuổi được mời tới trình diễn. Các chương trình khác như thi Hoa hậu, thi Quốc phục thiếu nhi được các em hưởng ứng. Hội chợ Tết này hằng năm thu hút đến ba, bốn chục nghìn người tham dự, vui chơi.

Tết ở hải ngoại có một khác biệt hơn so với Tết ở quê nhà là, ít người đi thăm viếng và chúc Tết nhau vào ngày mùng Một. Vì họ không có thời giờ nhiều, thường thì họ chỉ gặp gỡ ở gia đình với nhau để ăn uống hay ở các nhà hàng. Còn các Hội đoàn thì tổ chức tất niên, tân niên vui Tết với nhau và lì xì tiền mừng tuổi cho các cháu bé, có khi kéo dài đến hết tháng Giêng. Dĩ nhiên những bữa tiệc tùng họp mặt chỉ tổ chức vào cuối tuần, còn ngày thường thì ai cũng phải đi làm .

Cái phong tục của ngày Tết là một phong tục tốt đẹp. Đó là một dịp thuận tiện để chúng ta được nghỉ ngơi sau những ngày miệt mài làm việc căng thẳng, cũng là dịp để gặp gỡ nhau, hâm nóng tình thân ái liên kết giữa người Việt với nhau. Vì trong năm mỗi người ai cũng bận rộn, đa đoan nhiều công việc. Nếu không có ngày Tết là dịp để gặp gỡ, thì sự gần gũi thân mật chóng dễ phai nhạt giữa những người thân yêu và đồng hương với nhau.

3 -Trong dịp Xuân về ngoài việc hàn huyên vui chơi ăn uống, họ còn nói những lời chúc mừng tốt đẹp cho nhau. Thế thì cái gì là điều quí nhất để chúc mừng cho nhau"

Trước hết thì thường là người ta mừng tuổi nhau, chúc nhau sức khỏe khi gặp gỡ vào những ngày đầu xuân, nhất là vào ngày mùng Một Tết Nguyên Đán, rồi mới chúc đến hạnh phúc và tài lộc cuối cùng là chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Cái sức khoẻ ai cũng cho là vô cùng quan trọng người ta chúc nhau chúng ta mới thấy trong thời gian gần đây thôi. Vào thời xa xưa người ta thường chúc nhau: phước - lộc - thọ là trước tiên, theo kiểu chúc của người Trung Hoa .

Phước ở đây là phước đức do ông bà để lại. Lộc là do tiền bạc của Trời ban cho và cuối cùng là tuổi thọ cũng do Trời ban phát, chứ tuyệt nhiên không phải do mình hay do con người tạo nên. Trời ban cho bao nhiêu ta hưởng bếnh nhiêu, ta nhận bếnh nhiêu.

4 - Khoa học và kinh nghiệm ngày nay chứng minh cho chúng ta thấy, những lời cầu chúc ở trên, phần lớn là do con người đóng một vai trò quyết định, còn phần số hay của cải Trời ban cho, chỉ đóng vai trò thứ yếu. Người xưa có câu: hãy làm trước rồi Trời sẽ giúp sau là vậy.

Phước nói ở đây, là do con người quyết định. Sẽ có người không đồng ý và cho rằng. Con người làm sao có phép để mà ban phát chuyện phước đức cho người khác" Cái phước nói ở đây là do kết quả của việc mình làm. Mình làm những việc thiện thì mình gặt hái được nhiều điều tốt lành, còn mình làm những việc sai quấy, việc ác đức thì mình sẽ lãnh những hậu quả tai hại do chính việc mình gây ra, mình tạo ra. Do vậy mà câu ca dao ông bà để lại : ở hiền thì gặp lành, làm dữ thì gặp dữ. Hay câu: Có đức mặc sức mà ăn. .. Trong đời sống vẫn còn thấy linh nghiệm.

Còn lộc, thì cũng phải do sức mình làm nên bằng công lao khó nhọc. Phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, do công lao và hai bàn tay mình tạo nên, cái tiền tài và của cải ấy mới được lâu bền. Đó là cái lộc mà những người nhân hậu, người công chính khao khát và cầu chúc cho nhau. Chứ cái lộc do buôn gian, bán lận. Hối lộ, ăn cắp của công mà có, thì thứ của cải đó, chỉ là thứ lộc bất chính, thứ lộc phù du như dã tràng xe cát biển Đông, sáng còn tối mất!

Cuối cùng thì tuổi thọ cũng vậy. Muốn được sống lâu hạnh phúc, việc giữ gìn sức khỏe là do mình là chính. Người xưa cũng nói : phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mình có năng rèn luyện thể xác và tinh thần, thì cơ thể mới được cường tráng, trí khôn mới được minh mẫn.

Rèn luyện thể xác ở đây ngoài việc tập thể dục, hoạt động làm việc mỗi ngày. Còn phải biết ăn uống, sinh hoạt tình dục, tắm gội điều độ hợp vệ sinh để cho tinh thần và thể xác được sảng khoái. Điều quan trọng chúng ta đề cập ở đây, là phải biết rèn luyện tinh thần. Nếu không biết hay không quan tâm đến rèn luyện tinh thần, thì tinh thần dễ bị sa sút, hay suy thoái, dễ bị lú lẫn. Rèn luyện tinh thần là luyện tập, học hỏi. Bất cứ một việc gì, muốn gặt hái được kết quả là phải do luyện tập, học hỏi. Không có gì tự nhiên mà có, tự nhiên mà rút được kinh nghiệm cho bản thân và cho mọi người. Dĩ nhiên là ai cũng biết, sự phát sinh ra cái này là căn nguyên bởi những cái khác. Luyện tập học hỏi bằng cách nào " Còn nhỏ thời thanh xuân thì học ở nhà trường, ở những cơ sở giáo dục của tôn giáo, của gia đình, cha mẹ. Nhưng lớn lên sự tu luyện và học tập gặt hái được là do xã hội, do kinh nghiệm của những người chung quanh, do truyền thông báo chí đại chúng. Nhưng quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh đến việc tu luyện và học hỏi của bản thân là : Suy tư và đọc sách.

Việc đọc sách của chúng ta lúc sau này ở hải ngoại tôi thấy là bị xao nhãng, ít người hay không mấy người quan tâm. Vì công việc kiếm ăn đã chiếm nhiều thời giờ của chúng ta. Chúng ta còn rất ít thì giờ để nghĩ đến bản thân, để nghỉ ngơi, giải trí, để sinh hoạt với con cái và gia đình. Chúng ta bị nhiều áp lực bởi chi tiêu gây nên những căng thẳng (tress) và mệt mỏi, nó cũng tạo nên sự xao nhãng và lười biếng trong việc đọc sách. Một nhu cầu bồi dưỡng tinh thần hết sức là quan trọng. Chúng ta đã quên đi việc đọc sách, quên đi một thói quen giải trí thanh tao và sang trọng. Thật là tai hại và đáng tiếc cho chúng ta, vì sách là một người bạn trung thành nhất. (ở đây tôi muốn nói đến những quyển sách đứng đắn có giá trị) Nó chỉ bảo cho chúng ta những gì mà chúng ta cần biết, những gì mà chúng ta chưa biết, chưa hiểu. Những phát minh mới của Thế giới trong các lãnh vực khoa học, đời sống.

Việc đọc sách của những người làm văn nghệ còn quan trọng hơn, nó giống như nhu cầu ăn uống mỗi ngày. Nó gợi mở và gây nên những cảm hứng trí tuệ cho người sáng tạo, những đề tài sáng tác. Nó còn làm cho họ biết tìm ra những điều mới mẻ, tránh lặp lại những điều đã cũ kỹ, nhàm chán lỗi thời.

Tôi có nói với cháu là: "Sau chương trình cao học mà con dang học, có thể có thể con sẽ lấy được văn bằng Tiến sĩ, nhưng nếu con chỉ học tập nghiên cứu về một lãnh vực chuyên môn, thì con sẽ là một chuyên viên giỏi. Nhưng làm một chuyên viên giỏi, thì chỉ là một anh thợ cao cấp không hơn không kém. Con chỉ là người có học thức, mà con sẽkhông phải là một người trí thức đâu, nếu mỗi ngày con không chịu học hỏi bằng việc đọc sách (đọc sách tiếng ngoại quốc hay tiếng Việt) để trao dồi trí tuệ và đạo đức! ''

Luyện tập học hỏi ở đây là học hỏi sinh hoạt ở ngoài đời. Ở đời sống thường nhật tâm linh. Chúng ta đi lễ nhà Thờ, đi Chùa để nghe, để lĩnh hội những gì mà các vị chân tu truyền đạt, rao giảng, tiếp nhận những tinh túy của đạo lý. Phải phát huy được cái nhân phẩm để làm người. Chúng ta tiếp nhận có phân tích đúng sai, chứ không phải cái gì cũng gật đầu tiếp nhận và ứng dụng vào đời sống. Chúng ta không cầu nguyện đấng tối cao theo thói quen, bằng mồm mép xin xỏ kiểu xin ăn ngoài đời. Kể cả trong việc đọc sách cũng vậy, phải suy nghĩ và có óc phân tích, nhận xét. Có như thế thì sự rèn luyện tinh thần mới hữu ích. Tuổi thọ của chúng ta mới có ý nghĩa, càng sống lâu càng minh mẫn, đời sống mới an vui, mới giúp ích cho con cháu và giúp ích cho đời .

Kết luận -

Nói tóm lại, trong mùa xuân mới thì hy vọng mới. Chúng ta khao khát hạnh phúc và những điều tốt lành để cầu chúc cho mình và cho mọi người thân yêu. Những lời cầu chúc đó, bắt nguồn từ sự chuyển hóa của thiên nhiên, Vì mùa xuân là mùa của sự nẩy mầm lớn dậy, mùa đoàn tụhội ngộ, mùa của tình yêu, mùa của ánh sáng sự sống ,mùa của ấm áp chan hòa. Cây cối đâm chồi nở lộc. Chim muông trốn lạnh từ những phương trời xa đã trở về làm lại tổ ấm. Mùa xuân tạo sức sống mới cho vạn vật Trời đất, trong đó có con người.

QUỲNH THI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,492,966
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Nhạc sĩ Cung Tiến