Hôm nay,  

Những Người Tuổi Sửu

09/01/200600:00:00(Xem: 98574)
Người viết: Phạm Thành Tính

Bài số 917-1517-241-vb7010806

*

Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin, Texas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là tâm sự người lớn tuổi “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em.
*

Tựa của bài viết này, ai đọc qua tưởng đâu là một bài bói toán hoặc viết về tử vi. Nhưng không, đây chỉ là những kỷ niệm về hoàn cảnh của những người thuộc loại “trâu chậm. uống nước đục” khi đến định cư tại Hoa Ky, trong đó có thân phận của người viết.

Tính từ đầu mùa của cuộc di tản, sau ngày Miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản, họ là những người lảnh đủ mọi điều đau tủi! Đã thế, đến giờ này còn bận tâm thêm nhiều điều phiền lụy trong cuộc sống hôm nay!

Có người tưởng cứ qua Mỹ là tiền có sẳn ở trên cây để hái về. Thật ra, tất cả đều do công sức của ta mà có. Trừ phi, thân già sức yếu, tàn phế, cam phận hưởng trợ cấp an sinh xã hội, tất cả phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày, phải đi làm "tức đi cày", ''cày như trâu'' mới có tiền để bảo đảm cuộc sống. Có người phải đi làm với giá lương rất thấp, từ $3 đến $5 một giờ. May mắn hơn thì được $10 đến $12/ giờ là hết. Có người chịu khó hơn, vì thấy mình có sức làm đến 2 hoặc 3 ca.

Có điều đáng nói là "đi cày" ở đây đương nhiên được đền bù bằng đồng lương mình làm ra, dù không "vinh quang" gì cho lắm. Đồng lương lãnh được đủ để trang trải cho cuộc sống, đói không đói, rách không rách, nhưng khó làm giàu. Nếu biết ăn cần ở kiệm thì may ra, vì ''tiểu phú vi cần'' kia mà, vì chuyên cần và tiết kiệm cũng có thể trở nên giàu.

Ngày tôi mới đến Hoa Kỳ, ngày đó là ngày 15 tháng 11 năm 1993. Định cư tại tiểu bang Massachusetts. tiểu bang này, vẫn còn dành cho người tỵ nạn diện HO, hưởng trợ cấp 8 tháng, để có đủ điều kiện ổn định cuộc sống mới. Nổ lực đầu tiên cuả tôi, tạp trung sức lực vừa làm vừa học lại tiếng Mỹ. Tôi quan niệm, phải nói được tiếng Mỹ dễ dàng vì đây là lẽ sống còn ở xứ này. Vả lại tôi cũng không muốn làm người câm và điếc! Dần dần tôi cảm thấy dễ chịu hơn so với những ngày đầu đặt chân đến đất Mỹ, bắt đầu yêu mến cuộc sống mới, mến nước Mỹ.

Tôi đã đi làm sau một tháng đến đây. Và cũng từ hôm đó tôi nghe tiếng "đi cày" từ cửa miệng của các đồng hương cùng làm ở đây. Thật ra cũng đúng như vậy thôi! Đời sống vật lộn với thời gian, làm theo ca, làm theo giờ. Cuộc sống hiện tại đã chiếm hầu hết số thời giờ của một ngày, một tuần hoặc một tháng! Tuy như thế mà vẫn có một số người có những bận tâm với văn học, với chính trị, với vận mệnh của đất nước và của dân tộc Việt Nam. Điều này thật đáng ghi nhận công sức của họ.

Một người bạn HO mới đến định cư như tôi, cũng đi làm cùng một sở làm với tôi, anh Hùng thường kể cho tôi nghe trường hợp anh bị biệt giam 6 tháng ở trại tù Tiên Lãnh ở miền Trung Việt Nam. Anh lập gia đình và làm việc tại Quảng ngãi cho đến ngày 30/4/1075. Cả hai chúng tôi đều đã gỡ hơn 10 cuốn lịch trong các trại giam của CSVN. Anh Hùng chỉ cao 1m50, cân nặng có 38kí lô ưóc lượng khoảng 90 lbs, trông như một cậu trai 16, 17 tuổi thiếu dinh dưỡng. Có hôm hai đứa cùng ngồi làm, bất chợt Hùng hỏi tôi:

-Anh Tâm ơi! Có khi nào anh nghĩ anh sang Mỹ mà phải đi làm vất vả cực khổ như vầy không"

Nghe thế tôi thản nhiên trả lời:

- Có chứ Hùng! Vì điều này tôi có chuẩn bị từ lâu. Tôi đã chuẫn bị từ ngày tôi đặt chân đến Mỹ. Tôi nghĩ tha phương cầu thực thì phải dấn thân. Ngày xưa ở VN tôi thấy người Hoa Kiều là một tấm gương cho hôm nay. Hoa Kiều qua VN với hai bàn tay trắng. Thời kỳ đó tôi còn nhớ họ đi dép râu giống loại dép của mấy anh cán ngố sau này. Họ đi mua bán ve chai, bán đậu phụng rang, hạt sen rang. Họ làm đủ mọi chuyện vất vả. Rôi dần dần họ cũng làm chủ tiêm tạp hóa, chủ chành, làm ông bang.v.v...

Tôi cũng tâm sự với anh là cá nhân tôi không mang nhiều mặc cảm, không sống bằng quá khứ. Tôi vẫn hằng tâm niệm, tôi đã chết từ 30-4-75 rồi! Còn sống đến nay là quá tốt rồi, giờ có chết lúc nào cũng được. Đi cày hôm nay dù có làm thân trâu vẫn còn khá hơn ngày ở tù trở về, đi làm thợ hồ, làm ruộng và đạp xích lô.tại Sàigòn !

Thấy Hùng chú ý đến điều tôi tâm sư, tôi lại tiếp: Chắc anh cũng như tôi. Suốt hơn mười năm trong tù, bị bắt đi lao động, chắc anh còn nhớ cái cái cảnh" làm bò" kéo xe "cải tiến" rồi chứ gì" Nhớ lại thời đó "làm bò" quá khổ" Nghĩ lại khổ hơn "làm trâu" như hôm nay nhiều! Loại xe "cải tiến" của CSVN, giống như loại xe cút kít ( Brouette) dùng đẩy hồ, cát, đá, đất... của mấy người thợ hồ. CSVN chế biến từ tiền thân chiếc xe bò, xe trâu"cảỉ tiến" nhỏ bé lại, nhẹ hơn cho người kéo thay trâu bò, đó là khoa học kỹ thuật của Đảng và Bác.

Nghe tôi kể thế, Hùng vội đùa:

-Không biết anh nghĩ sao Chứ tôi thấy bọn mình qua đây, kể cả một số người qua trước cũng vậy, ở vào cái lứa tuổi năm mươi, sáu mươi, cái tuổi lở thời, đều có cái tuổi giống nhau. Đó là' tuổi sửu ''cả.

Tôi tỏ vẻ tán đồng ý kiến của Hùng:

- Ừ nhỉ! Đúng quá rồi! Đem thân trâu đi cày thì tuổi sửu là đúng rồi! Tuổi Sửu là tuổi con trâu, số cực như trâu còn trật ở chỗ nào nữa"

Từ hôm hai anh em trò truyện, Hùng đã tỏ ra dẻo dai hơn mặc dù anh ốm yếu ho hen. Có nhiều lúc cả hai ngồi cùng ôn lại quãng đời đã qua, cả hai cùng cười ra nước mắt!

Sinh ra trong thời loạn sống bên cạnh cha mẹ có bao lâu, đã phải lao thân vào cuộc chiến đầy thù hận. Đến khi cuộc chiến tàn, bị nhốt vào lao tù hơn mười năm! Ra tù sống không ra sống, chết không ra chết. Có lúc Hùng tâm sự cùng tôi:

-Anh Tâm ơi! Tôi chỉ cầu sống thêm ba năm nữa thôi! Tôi cũng đã xem tử vi cho tôi và thấy điều này: Tôi sẽ chết vào năm tôi năm mươi bảy tuổi. Năm nay tôi năm mươi tư , sẽ chết vì bệnh lao phổi! Tôi hy vọng với ba năm còn lại, tôi cố đi cày để lo cho con tôi hoàn tất học hành. Đó là tôi đã hoàn tất tâm nguyện của tôi khi đi qua Mỹ này. Tôi tin khi tôi nằm xuống con tôi đã thành tài. Có một điều mà tôi tin tưởng và tôi kể anh nghe, chắc chắn nó sẽ tiếp nối sự nghiệp của ông nội nó và của tôi".

Hùng kể đến đây làm tôi trực nhớ lại có lần Hùng đã kể thân phụ anh là sĩ quan hàng hải lâu năm. Ngày 30-4-75, vì mẹ Hùng không chịu rời Việt Nam, làm cả gia đình kệt ở lại Việt Nam. Sau đó một năm , bị Cộng Sản bắt đày đọa ba Hùng quá đau khổ, thất chí mà qua đời.

Tôi tiếp lời Hùng:

-Nghe hai cháu lớn của anh đã đỗ kỷ sư điện toán rồi kia mà"

-Vâng thưa anh, hai cháu đã đậu xong kỷ sư, nhưng còn muốn học tiếp hai năm nữa. Vì chúng tôi thấy hai cháu muốn học quá, nên cũng lấy làm mừng. Tôi ráng đi cày tiếp. Tôi có thằng lớn học rất giỏi từ lúc ở Việt Nam. Nó thi vào đại học mấy lượt đều bị loại,vì lý lịch con của "ngụy"! Cũng vì chuyện này mà nó nhớ mãi đến bây giờ. Rất may chúng được qua bên này...

Tôi phụ họa với Hùng:

-Nghe anh kể về bà xã và hai cháu đã ý thức được tâm nguyện của anh. Tôi thấy cũng vui lây và mừng cho anh. Điều anh nghĩ rất đúng. Có lẽ tất cả thế hệ tuổi bọn mình ở hải ngoại ai cũng thấy như vậy. Dù hôm nay, mình có làm thân trâu kéo cày, hy sinh đời mình cho thế hệ kế tiếp đủ sức đi lên thì cũng đáng quá rồi. Hãy để bọn Cộng Sản mở mắt ra nhìn con cháu chúng ta...

Anh Hùng tiếp lời tôi:

-Tôi đã có ý nghĩ như anh nói và tôi cũng đã kể rõ cho gia đình tôi biết, tại sao phải tiếp tục chống chế độ Cộng Sản. Ngày xưa, lúc ba tôi còn nhỏ là bạn học với Đề Đốc Trần Văn Chơn, một thời học chung ở Trường Kỷ thuật Cao Thắng.tại SàiGòn. Ba tôi cũng như ông Chơn thường nhắc nhở tôi, nhất là lúc tôi lớn lên, gia nhập vào quân lực VNCH. Sau này cho đến tận ngày cuối cùng của những ngày 30-4-1975, trước khi ông qua đời còn viết lại cho tôi cái thư trối trăn đủ điều. Ba tôi luôn luôn nhắc tôi, phải thờ phụng tổ tiên, sống trong sạch và đạo đức, nhất định không bao giờ chấp nhận chế độ Cộng Sản. Ba tôi thường nói và từng giải thích: "Người Cộng Sản chỉ biết có bạo lực, chớ không đủ khả năng xây dựng đất nước, không làm ích nước lợi dân đâu! Ngày ba tôi mất tôi còn kẹt trong tù Cộng sản ở Tiên Lãnh miền Trung. Đến nay thấm thoát đã 30 năm! Tôi thấy lời ba tôi nói đúng. Giờ này CSVN đã đua đất nướcViệt Nam vào con đường bế tắc, đói nghèo và lạc hậu, tham ô và tàn bạo. Có lẽ ba tôi là sĩ quan hàng hải, ông có dịp đi đây, đi đó ra nước ngoài, tầm mắt ông mở rộng, nhìn chính xác và thấu đáo hơn, nên ông đã nói đúng!

Tôi cũng căn dặn con tôi phải luôn luôn nhớ là cả đời ông nội đến ba và cả đời con, đều là nạn nhân của chế độ Cộng sản. Như con đã bị phân biệt đối xử, kỳ thị lý lịch! Con luôn nhớ vì lý do gì mà con phải đi cùng với ba má sang Mỹ, sống đời tị nạn! Nhờ vào đâu con nên người và có hôm nay. Ngày nào Việt Nam có đủ an ninh và tự do thật sự con có trở về Việt Nam, ngày đó phải không còn chế độ Cộng Sản. Còn ở lại Hoa Kỳ, luôn luôn hảnh diện con là người Việt Nam, giữ đúng quan điểm và lý tưởng của gia đình Việt Nam.

Câu chuyện của anh Hùng kể lại cho tôi thêm niềm tin, thêm sức mạnh để tiếp tục đi cày. Chúng ta đã vượt rừng, vượt biển, bỏ quê, bỏ xứ, chấp nhận gian lao, chấp nhân cái chết đi tìm ra cái sống tốt đẹp hơn. Bằng mọi cách, phải có một thế hệ trẻ thừa kế sự nghiệp đấu tranh chống Cộng sản,xây dựng lại quê hương giàu mạnh. Được vậy, dù đời này, kiếp này có làm thân trâu tuổi Sửu cũng vẫn thấy thoả lòng.

Phạm Thành Tính


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,483,644
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn
Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con. “Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung
Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Nhạc sĩ Cung Tiến