Hôm nay,  

Tâm Sự Một Cụ Bà Trên Đất Mỹ

27/07/200700:00:00(Xem: 140274)

Tác giả: Nguyễn Thanh Phương
Bài số 2051-1914-618vb6270707

Tác giả Nguyễn Thanh Phương là cư dân San Diego, 50 tuổi, hiện làm việc tại Mesa College Child Care Center. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà (") là một chuyện kể đơn sơ, ngắn gọn, có thể thiếu chi tiết, nhưng là một tâm sự tiêu biểu của những bà mẹ già Việt Nam trên đất Mỹ.

Tình cờ, tôi gặp bà trên bãi biển Mission Bay. Bà ngồi lặng yên nhìn ra biển với đôi mắt buồn. Dáng bà ngồi làm tôi xúc động và tôi nghĩ rằng chắc bà có tâm sự muốn nói. Tôi lại làm quen bà và khi đã thân tình hơn, tôi ngỏ ý muốn viết  câu chuyện về bà, về cuộc sống một người già trên đất Mỹ. Bà đồng ý và đã tỉ tê kể cho tôi nghe về cuộc đời của bà.

Bà tên Trần Thị Hợi, quê quán tại tỉnh Bắc Giang miền Bắc Việt Nam, sinh năm 1921. Bà nói cuộc đời bà có nhiều nỗi gian truân. Khi bà còn trẻ, năm 1954, để  tránh chế độ Cộng Sản bà cùng chồng và một con thơ rời bỏ nơi quê cha đất tổ di cư vào Nam.  Tại miền Nam tự do, người chồng thành sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà, hai vợ chồng cùng ra sức làm ăn, tạo dựng mái ấm gia đình.  Hai mươi năm sau cuộc đời bà êm đềm trôi qua và bà có thêm năm người con.

Năm 1975, Cộng Sản lại lấn chiếm nốt miền Nam, chồng bà bị bắt đi học tập cải tạo và chết trong trại tù. Chồng bà chết khi các con còn nhỏ dại, bà buồn và cô đơn, bà cảm thấy có trách nhiệm thay chồng bảo bọc cho đàn con. Lúc đó Việt Nam kinh tế khó khăn và không có tự do, mọi người sống thiếu thốn, dĩ nhiên cha mẹ làm sao có tiền cho con đi học, nhưng bà đã cố gắng buôn bán cực khổ dành dụm tiền cho con của bà đươc tiếp tục đi học. Bà nghĩ rằng đời bà khổ nhưng đời các con của bà sẽ không khổ.

Sau 25 năm sống trong chế độ Cộng Sản, gia đình bà được cấp giấy thông hành sang định cư tại Mỹ theo diện H.O, có chồng đi cải tạo chết trong tù.

Bà đã 80 tuổi bệnh và yếu. Bà không muốn rời xa quê hương, bạn bè để đi đến nơi xứ lạ quê người, nơi mà bà nghe người ta nói có tuyết rơi lạnh lắm, nhưng bà nghĩ đến tương lai của các con, cháu, bà quyết định ra đi.

Tháng 6 ngày 29 năm 2000, sau 3 lần chuyển máy bay, gia đình bà đến tiểu bang Chicago. Đứng trong sân bay rộng lớn, giữa những người xa lạ, bà cảm thấy bơ vơ lạc lõng. Hội thiện nguyện đón gia đình bà tại sân bay và đưa về căn nhà họ đã mướn sẵn, có đầy đủ đồ đạc và thức ăn trong tủ lạnh. Mặc dù đồ đạc trong nhà không mới, nhưng gia đình bà cảm thấy yên tâm ngày đầu tiên trên xứ lạ quê người. Bà cám ơn hội đã lo chu đáo cho gia đình bà.

Bà được cấp tiền già và thẻ khám bệnh miễn phí mỗi tháng. Các con của bà, chúng  hội nhập vào xã hội Mỹ một cách dễ dàng, chúng nó tập lái xe, tập học tiếng Anh và xin đi làm. Khi ngồi một mình trên bãi biển Mission Bay như lúc này, Bà cảm thấy bơ vơ nhưng đồng thời cũng yên tâm khi biết mình đã làm xong bổn phận của người mẹ.

Sau 2 năm sống trên đất Mỹ, nay bà đã 82 tuổi, bệnh và yếu hơn. Mặc dù vật chất đầy đủ và không cần lo lắng về tiền bạc nữa, nhưng khi các con bà đi làm, bà cảm thấy cô đơn trong căn nhà vắng vẻ. Bà cần có hàng xóm để nói chuyện, mỗi ngày bà ngồi ngoài balcony, bà muốn làm quen và nói chuyện với họ cho đỡ buồn, nhưng chung quanh nhà bà chỉ toàn người Mỹ, bà không biết nói sao cho họ hiểu. Bà mất đi thú vui được đọc báo mới mỗi ngày, vì nơi đây không có báo tiếng Việt cho bà đọc. Bà muốn đi chợ hay đi bác sĩ, nhưng đường thì xa mà bà không biết lái xe. Bà không biết nói sao cho bác sĩ hiểu bệnh của bà, vì bà không nói được tiếng Anh. Bà cảm thấy thời gian sống trên đất Mỹ thật dài và buồn chán.

Bữa cơm tối không còn đầy đủ mọi người như bên Việt Nam, chỉ mình bà ăn cơm với các cháu. Sống trong cùng một nhà nhưng bà ít có dịp gặp đầy đủ các con, vì chúng nó đứa làm ca ngày, đứa làm ca đêm. Sức khỏe bà yếu đi vì bà không thể ăn thức ăn Mỹ, bà nhớ đến những món ăn Việt Nam mà bà thích.

Cuối tuần bà được các con chở ra biển chơi, bà thích nắng ấm, nhưng Chicago chỉ có 3 tháng hè nắng ấm. Sau đó trời bắt đầu trở lạnh và tuyết rơi, mọi người thấy tuyết rơi cho là đẹp, nhưng đối với ba, bà sợ tuyết vô cùng. Máy sưởi mở suốt ngày làm bà ngộp thở. Đôi khi bà mong muốn trở về quê hương của bà, được ăn những món bà thích, bà gặp hàng xóm, bạn bè, nói chuyện với ngôn ngữ của bà. Bà mong được sống trong ánh nắng ấm áp, bà muốn đi đâu thì đi không cần các con mất thì giờ đưa đón. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua trong đầu bà, vì bà biết, bà không thể xa rời các con, các cháu của bà.

Bà rất mừng khi gặp tôi là người Việt Nam như bà. Nghe qua lời tâm sự của bà, tôi hiểu bà là một điển hình cho lớp người già khi họ không dễ dàng hội nhập trong đời sống xã hội Mỹ như những người trẻ tuổi khác.

Tôi viết xong câu chuyện sơ lược về cuộc đời của bà, hoàn cảnh của bà, nhưng tôi không có dịp đọc cho bà nghe, vì bà đã qua đời, hưởng thọ 83 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,226,788
Tác giả từ Việt Nam tới Bắc Mỹ theo diện du lịch thăm cha mẹ và các em. Bài viết về nước Mỹ của bà thể hiện sự xúc động không phải vì nhà cao
Bút hiệu “Mợ Tư Đa Kao” lần đầu tới với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài viết được bằng e-mail. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và bổ túc phần sơ lược tiểu sử
Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, giáo viên tại Việt Nam, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại thành phố San Jose
Vừa nghe xong cô xướng ngôn viên Chu L.. thông báo ngày giờ và địa điểm buổi nói chuyện của Bác sĩ Phi... về chứng ung thư ruột già, bà Đồ vội vàng nhắc chồng
Người viết là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học
Tuy mới tròn năm tuổi, bé Sandy cũng biết háo hức chờ cho đến giây phút đó. Khi người khách cuối cùng rời khỏi buổi tiệc sinh nhật của bé
Tác giả cho biết cô là cư dân Virginia, hiện hành nghề “dzũa nail.” Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là "Một Ngày Như Mọi Ngày" đã phổ biến
Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội
Mỗi lần nói chuyện với ông Đạt, dù bằng phone hay trước mặt ông, tôi vẫn phải nói lớn hơn bình thường rất nhiều. Vì tai bên trái của ông gần như hoàn toàn bị điếc
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bài được chuyển đến bằng email. Mong cô sẽ viết tiếp và bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến