Hôm nay,  

Cửa Thiên Đàng Không Có Cánh

13/09/200700:00:00(Xem: 839855)

Bài số 2092-1955-660vb5130907

*

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và đã nhận Giải Danh Dự, Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài “Ba Mùa Co.” Sau đây là bài viết mới của ông.

 

Người thợ cửa bên Cali qua thăm bà con ở Dallas. Anh uống hết bao nhiêu bia, xài hết bao nhiêu tiền thì tôi không biết! Chỉ biết anh đã để lại đây câu chuyện ... mà tôi cũng  không muốn giữ làm của riêng nên tôi viết ra đây! Hình  như là câu nói: "Khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có một cánh  cửa khác mở ra". 

 

Hoa lập gia đình không môn đăng hộ đối vì gia cảnh mới sang định cư ở Cali có ba năm. Gia đình bên chồng bề thế hơn với những thành công của người đến trước! Ai cũng nói: "Mừng cho con nhỏ..." Hoa cũng mừng cho mình có bến có bờ vững chãi sau một cuộc ra đi ở tuổi trưởng thành, nghĩa là đã bỏ lại bao nhiêu thứ ở Sàigòn mà trong đó thể nào không có bóng dáng ai! Chẳng lẽ một cô gái hai mươi lăm tuổi rời Sàigòn mà không có ai hát câu: "Anh biết! ... em đi. Chẳng trở về ..."

Đám cưới rình rang đã ba năm mà Hoa không sanh được một đứa con cho người con trai độc nhất của gia đình bên chồng là cái lỗi xưa như trái đất, nhưng còn nóng như địa cầu. Dù người Việt bỏ nước ra đi đã hơn một phần tư thế kỷ!

Cái lỗi thứ hai phủ chụp lên người đàn bà tội nghiệp là mới ba mươi tuổi mà không còn xinh đẹp bằng cô gái mười tám xuân xanh ở đồng bằng sông Cửu Long. Bạn biết số phận cô Hoa sao rồi!

Từ đó, Hoa chơ vơ trên giòng đời nghiệt ngã. Bơ vơ trong tình người hụt hẫng... Hoa sống với cô bạn làm chung nhỏ hơn Hoa tới mười tuổi cho có chị có em ở căn phòng aparterment. Đi về hai buổi với nỗi cô đơn của  một người khuyết tật cũng không yên. Cô bạn nhỏ cũng tới hồi ... "Xin lỗi chị. Em phải theo chồng."

Bạn thử hình dung nỗi trống hoác của căn phòng trơ trọi một mình một bóng. Hoa còn phải đối diện với cuộc sống Cali là trước đây chị em chung tiền trả tiền thuê căn phòng. Bây giờ!... 

Hoa đi xem phòng cho thuê của người Việt có nhà là chuyện rất phổ biến bên Cali. Cuối cùng, một bà bác chủ nhà nói với Hoa:

"Cô may thật! Căn phòng đẹp nhất của tôi vừa được anh kia trả lại."

Hoa hài lòng với căn phòng không thể nhỏ hơn, được cái gần như biệt lập với căn nhà chính. Hai vách không giáp ai, đằng trước là một cửa ra vào có một cửa sổ, có lối đi riêng. Chỉ một vách tiếp giáp với căn phòng khác mà theo bà bác là người mướn cũng hiền thôi! Hơn hết là giá cả phải chăng. Hoa dọn vào.

Đêm đầu tiên trong căn phòng lạ hoắc với nỗi lòng tan nát hôn nhân. Hoa nằm nghe máu về tim bao nhiêu nhức nhối! Đêm dày thêm theo tiếng mưa rơi mờ khung cửa sổ lưu đày. Phòng bên có người về với những tiếng động mà Hoa đã quen tai ở aparterment. Tiếng nước xối xả trong nhà tắm, tiếng microware hâm thức ăn khuya ... Tiếng thở dài không kiêng hàng xóm. Biết ai sầu hơn ai" Tiếng động của một công việc nhẹ nhàng nào đó tới khuya lơ. Tiếng đàn thùng tỉ tê và tiếng hát thương tâm cho đêm thêm muộn phiền: "... suốt đời anh/ vẫn mãi là người đến sau. Nên đành ôm trọn/ một mối tình câm ..."

Thời gian đi qua đây chẳng để lại gì ngoài tiếng hát thương tâm của người đàn ông không may mắn. Anh ta làm gì đến khuya lơ với những tiếng thở dài và công việc nhẹ nhàng nào đó! Anh là ai mà nỗi lòng xâu xé tim tôi" Đêm nào cũng một câu bi thống của tình đời đen bạc! "Suốt đời anh/ vẫn mãi là người đến sau. Nên đành ôm trọn/ một mối tình câm ..." Hoa khóc cho mình đã khô nước mắt. Khóc cho tha nhân đến quầng thâm đôi bờ mi vốn đã u buồn.

 Lần thứ ba, Hoa vòng lên nhà trước để trả tiền thuê phòng cho bà bác. Hoa bất chợt hỏi chứ không nghĩ trước!

"Căn phòng sau phòng cháu. Người ở già trẻ mà đêm nào cũng thức khuya lơ. Hát hò tuyệt vọng đến buồn chết đi được, bác ơi!"

"Nó làm phiền cô bao lâu rồi" Sao không nói cho tôi hay""

"Cháu không nói là phiền mà cháu nghĩ ..."

"Tôi xin cô cho tôi làm phiền một bận. Thằng ấy trẻ thôi nhưng nó hôi như cú. Nó ở bẩn đến phát kinh. Quần áo, giày dép... ở cả trên giường. Mấy tháng nay còn đem đồ vẽ về nhà để sơn phết vây bẩn cả tường. Tôi đuổi nó đi vì không trả tiền phòng thì nó bỏ tiền vô phong bì rồi nhét vô cửa phòng tôi. Nó ghi mỗi chữ "Câm" Tôi biết ngay là thằng … một mối tình câm trả tiền thuê phòng. Nó hát như đưa đám, như cô hồn khóc. Nghe nó hát thì chẳng ai còn muốn nghe nhạc. Băng nhạc bán mười đồng ba cái chẳng ai mua là do nó hết đấy! Tôi làm phiền cô một bận là cô theo tôi qua phòng nó còm-len (complain). Tôi có cớ đuổi nó đi vì nó lì hơn trâu, cô ạ! Tôi đuổi nó vì tội hát đêm khuya, không cho ai ngủ thì nó nói lỗi tại người nghe! Ai bảo nghe nó hát rồi không ngủ, rồi đổ thừa nó... Đê tiện! Cô nghe có chướng tai không chứ" Cô mà theo tôi thì may ra đuổi được nó đi. Tôi chẳng ham gì thứ ở bẩn ấy! Tôi gọi là thằng 'Câm' cho nó giận bỏ đi nhưng câm thì thì điếc luôn thể để khỏi nghe tôi nói ..."

Hoa nghĩ suy cho mình! Không khéo đuổi người hát đi thì người chửi thề đến còn khốn khổ hơn nghe hát dù dở! Hoa nói bà bác:

"Cháu đến giờ đi làm rồi! Thôi để tháng tới, anh ta không bớt thì cháu phiền bác nói giúp cho ..."

Một tháng thời gian cho Hoa nghe kỹ mỗi một lời nhạc-không hơn. " ... Suốt đời anh/ vẫn mãi là người đến sau. Nên đành ôm trọn/ một mối tình câm ..." Hoa nghe trong tâm tư chia sẻ hôm buồn, nghe trong tức giận hôm muốn được yên. Nghe tiếng xưa vọng về lời ai yêu dấu! "Em có gia đình, nhớ cho anh hay để anh chúc mừng..." Thật là một sự tuyệt vọng không còn chịu nổi.

Hoa đi trả tiền thuê phòng cho bà bác lần thứ tư. Bà bác nói:

"Cô có muốn sang xem phòng nó không" Tôi có chìa khóa."

"Thôi đi bác. Con đâu có tư cách gì mà xem phòng người ta."

"Cô không xem qua thì cô không giúp tôi … đuổi nó đi!"

"Bác là chủ nhà thì bác có quyền chứ bác nói gì kỳ vậy""

"Cô không hiểu cho tôi! Cô còm-len thì tôi thêm cớ đuổi nó đi. Nó không thù tôi được. Không có cớ gì nó đốt nhà tôi để trả thù. Cô không biết cái loại người hát như mắng vào tai người ta mà không biết xấu hổ thì còn chuyện gì nó không dám làm""

"Bác có nghĩ cho cháu bị hành hung khi anh ta ghét cháu và muốn trả thù""

" ... Cô mê thằng ấy à"!"

Hoa giận bỏ về để thấy mảnh lực đồng tiền trên đất Cali, trên nước Mỹ-văn minh bậc nhất! Thấy tình người hải ngoại không như bà con trong xóm làng xưa cũ! Buồn. Nhưng tò mò sống dậy khi vết thương tâm trong lòng đã chai, vết sẹo trong lòng đã cũ theo mưa nắng nơi này! Hoa theo bà bác qua phòng anh ta lần trả tiền thứ năm. Hai bác cháu đang tra chìa khóa vô ổ khóa thì anh ta về bất tử!

"Ha ha ... chào bà bác đến thăm thằng Câm. Chào chị Hoa đến thăm...  bất tử vậy nè" Sao chị biết em ở đây""

Bà bác trơ mắt ếch.

Hắn mở cửa phòng vô ý vô tứ đến ngớ ngẩn (có lẽ hắn mừng người trong mộng đến thăm thật nên quên hết không gian cần che đậy!) Cánh cửa mở ra. Bức chân dung Hoa còn trên giá vẽ.

Bà bác nhìn Hoa. Nhìn bức chân dung. Nhìn thằng Câm ... Đôi mắt già nào đảo vòng không mỏi" Bà bác đi ra theo tiếng gọi linh thiêng của lòng người từng trải để họ hôn nhau. Khối óc bảy mươi lăm năm và đôi chân ngang dọc đường đời đành nhường cho Chúa tôi khi ý Chúa muốn thế! Họ hôn nhau để tạ ơn Thượng đế. Có bao nhiêu tình người trên thế gian đều nằm trong nụ hôn ấy cả!.

Câu chuyện xảy ra bao giờ thì tôi không biết! Tôi chỉ nghe bà bác gọi tôi đến để khoét vách tường, gắn khung cửa nhỏ cho họ thông-thương. Khi tôi đến thì một phòng đã sẵn sàng làm phòng em bé. Phòng kia cho đôi uyên ương.

Hai năm sau, bà bác lại gọi tôi đến! Lấp lại khung tường cho cô gái đồng bằng sông Cửu Long thuê căn phòng cô Hoa ở dạo trước. Bởi cô cũng không sinh ra được bé con nào cho gia đình ít học mà lắm tiền. Tôi hỏi thăm đôi vợ chồng họa sĩ thì bà bác nói rất giản đơn:

"Tụi nó đã mua nhà."

Đời tôi. Đã gắn bao khung cửa cho người đời qua lại với nhau! Tháo, bít bao khung cửa cho con người đừng thấy mặt nhau! Mai về nước thiên đàng thì tôi thất nghiệp vì cửa thiên đàng không có cánh. Người ta gọi là cổng thiên đàng thôi! Vì ở đó không có hận thù nên không cần ngăn cách. Ai qua được cổng trời rồi thì quay lại làm chi mà phải bít" Ai qua được lòng mình thì đi vô cổng...

Tôi là người Thờ cúng ông bà chứ không hẳn Phật giáo vì có đi chùa đâu! Thế mà cũng khó chịu khi đi cưới vợ cho thằng con trai trưởng của mình mà đạo ai nấy giữ. Tôi biết ở Mỹ là tự do tôn giáo nên nhịn còn hơn là để tụi nó sinh con đẻ cái trước hôn nhân thì còn gì là truyền thống! Tôi ít học trường chữ nhưng trường đời lăn lộn đã quen. Tôi cắn răng cho qua.

Đứa con dâu ngoan hiền, hiếu thảo làm tôi xấu hổ. Đạo nào cũng là đạo. Chỉ có trên đất nước tự do là con dâu dạy cha chồng bài học tín ngưỡng! "Đạo nào cũng dạy con người hướng thiện. Kính cha thương mẹ, chia sẻ anh em ... tôi học từ con dâu đạo làm người."

 Các bạn biết không" Một hôm gia đình tôi êm đềm như hạnh phúc. Các con về chơi. Thằng hai lo gắn game nó mới mua cho đám em trong phòng. Nhà tôi tụng kinh trước bàn Phật. Tôi đọc báo ở bàn ăn. Con dâu trưởng phụ nhỏ em chồng nó xếp quần áo vừa mới giặt, ngay bên bàn ăn tôi đang đọc báo chứ đâu. Câu chuyện của chị em nó làm tôi hết thấy chữ trên trang báo.

" ... Chị tin Chúa thì được gì" Tin Đức mẹ thì được gì" Anh chị mong đứa con trai thì hai đứa con gái ra đời còn đọc kinh chi nữa""

"Em còn nhỏ. Đừng nói hồ đồ rồi ân hận. Chị tin Đức mẹ tới phải chết chị cũng cam lòng. Chị kể em nghe chuyện này rồi em suy nghĩ!

Lúc chị chưa lập gia đình. Có chị kia mới qua Mỹ và làm chung ở hãng chị. Chị với chị ấy thân nhau vì hạp tánh. Chị ấy lập gia đình với đám cưới thật lớn vì bên chồng giàu lắm. Gia đình chị ấy mới thảm thương, mới qua có ba năm nên chưa có gì! Chị làm dâu phụ mà cứ nghĩ đám cưới mình sau này chỉ mong bằng một phần đám cưới này thôi là mãn nguyện lắm rồi! Nhưng chị bạn của chị không sanh được con cho gia đình bên chồng vì anh ta là con trai độc nhất. Mẹ anh ta lặn lội về Việt Nam, âm thầm cưới vợ khác cho con. Qua đây, ném vô mặt con dâu ít tiền: 'Khôn hồn thì ly dị êm xuôi! Đừng để tôi ... tôi cho ít vốn mà làm mà sống, đấy!'

Chị bạn của chị tự ái bỏ đi, không lấy gì bên chồng. Đến nhẫn cưới chị ấy cũng trả lại. Tội nghiệp lắm! Chị về nhà nói cho mẹ chị hay. Mẹ chị nói: 'gọi nó về ở với gia đình mình, ngủ với con cho đỡ buồn để thôi nó buồn quá làm dại!' Nhưng chị ấy còn không về nhà cha mẹ ruột thì đâu chịu qua ở chung với gia đình chị. Cuối cùng, chị ra aparterment ở với chị ấy cho chị bớt buồn. Tính ở vài tháng, ai dè mến nhau, chị ở luôn tới chị lập gia đình.

Trong hãng chị làm có anh chàng họa sĩ trẻ măng, cũng mới sang Mỹ thôi. Anh đi bấm thẻ trước để ổn định cuộc sống. Có người bắt gặp anh nhìn chị bạn của chị khôn nguôi. Nhưng anh chỉ biết chị bạn của chị là người đã có gia đình, không biết đối tượng đã ly dị. Anh ta đi làm hai jop, đêm về phòng trọ vẽ chân dung người trong mộng, hát mỗi một câu: ' ... suốt đời anh/ vẫn mãi là người đến sau. Nên đành ôm trọn/ một mối tình câm ... ' Đến hôm chính chị bắt gặp anh ta nhìn lén chị bạn đến tội nghiệp anh ta! Chị nói với chị bạn: 'hãy cố yêu người mà sống/ lâu rồi đời mình cũng quen.' Chị bạn chị để ý lại anh họa sĩ nhưng không vượt qua được mặc cảm... nên có tới hai người 'ôm một mối tình câm'.

Đêm nào ở aparterment, chị cũng đọc kinh. Chị cầu nguyện Đức Mẹ ban phép lành cho chị bạn nên duyên với anh họa sĩ vì em có thấy cái nhìn của anh ta em mới cảm động! Chị cầu nguyện hàng đêm cho họ nên duyên, có con cho sáng mắt người ác vì cô vợ mới trẻ đẹp của chồng chị ấy cũng không sinh được con gia đình bạc phước kia.

Đức Mẹ hiển linh ngay trong đời người cầu nguyện, em biết không" Không ngờ được là sau khi chị lập gia đình thì chị bạn đi thuê phòng cho rẻ chứ ở một mình mà trả aparterment thì trả sao nổi! Mà kêu người cho   (share)  thì biết có hạp nhau không mà sống chung"

Đức Mẹ soi đường cho chị bạn của chị đến thuê căn phòng đâu lưng với phòng anh họa sĩ! Đêm nào cũng nghe anh ta lịch kịch vẽ đến thật khuya rồi hát' ... suốt đời anh/ vẫn mãi là người đến sau. Nên đành ôm trọn/ một mối tình câm ...' chị bạn chị hết ngủ được với kẻ thất tình nên theo bà chủ nhà đi thám thính anh ta. Khi chị nhìn thấy bức chân dung mình trên giá vẽ thì chị vượt qua được mặc cảm tuổi tác, hoàn cảnh hôn nhân. Họ có con ngay trong phòng vẽ đó đó.

Chị tin Đức Mẹ đã nghe lời nguyện cầu của chị từ căn aparterment. Từ lòng thương yêu bạn bè thành thật của chị mà Đức Mẹ cho toại nguyện. Có tin có lành. Em tin Phật Bà cũng được, nhưng đừng bao giờ nói năng hồ đồ với bề trên ..."

Tôi đi nằm vì đêm đã khuya. Trong cơn mơ thật thà về sáng, "cửa thiên đàng không có cánh" nên tôi không có việc trên ấy! Thì ra nghề của tôi là trung gian trong cuộc đời này. Khi khoét tường để thông một quan hệ cho người đời là 'trung'. Khi bít tường để cắt đứt một quan hệ là 'gian'. Kẻ  'trung gian' không  bao giờ thành xá lợi! Không qua nổi luân hồi thì kiếp sau tôi lại làm trung gian bằng nghề khoét-bít cửa./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,217,781
Tác giả vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi",
Tác giả là TCL. 54t, cựu quân nhân VNCH, vượt biển, vào trại tị nạn Songkhla Thái Lan 2/80, định cư ở Mỹ từ 6/80, ngụ tại Garland TX
Tác giả Lê Viết Quang là cư dân thành phố Papillion, NE.  Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông năm 2006, là “Hai Chị Em”, một truyện ngắn về lớp tuổi bé thơ
Tác giả vượt biển và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi",
Tác giả Nguyễn Thi, cư dân San Jose, là một nhà giáo dạy Việt ngữ, đồng thời lam công việc của người dẫn giải (facilitator) cho những buổi học thảo
Houston hôm nay nắng vẫn lung linh như khi Ba Má tiễn con vào tận trạm cuối cùng cho hành khách lên phi cơ hôm ấy.
Tác giả 66 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California).
Tác giả là một bà mẹ, làm việc trong một công ty truyền thông tại Westminster. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện vui gia đình  gốc Việt ở Mỹ.
Tác giả Dương Quỳnh Khanh vừa từ Việt Nam sang du lịch Mỹ thăm con gái. Sau ba tháng thăm đất nước hợp chủng, bài viết ngắn sau đây
Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali
Nhạc sĩ Cung Tiến