Hôm nay,  

Đà Lạt, Một Lần Về Thăm

30/11/201000:00:00(Xem: 164699)

Đà Lạt, Một Lần Về Thăm

Tác giả: Võ Trang
Bài số 3055-28355-vb3113010

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego, Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.  Bài viết mới nhất của ông kể về kỷ niệm khó quên ở Đà-Lạt, sau một lần từ Mỹ về thăm.

***

Cho đến khi rời Việt-Nam năm 1979 thì tôi vẫn chưa bao giờ đến Đà-Lạt.  23 năm sau, lần đầu trở về Việt-Nam tôi cũng đã bỏ lở cơ hội viếng thăm thành phố này cho nên Đà-Lạt "quê hương tôi", mãi đến hơn 4 năm sau nữa, cũng chỉ là miền đất hứa - của những mơ tưởng và huyền thoại....
Trở lại Việt-Nam năm 2006 tôi đã nhất quyết phải đi Đà-Lạt.  Cùng với một người bạn ở Pháp về chúng tôi lên Đà Lạt bằng xe hơi, với hướng dẩn viên là một nữ Dược Sĩ Việt-Nam - cô  Dung - giàu có lại còn độc thân mà một người bạn ở Pháp của tôi vừa được giới thiệu.  Anh bạn của tôi thì nóng lòng muốn "tiến nhanh, tiến mạnh" nhưng người thiếu phụ có học mà lại giàu có này thì quả quyết chỉ nên "tiến chậm và tiến vững chắc" mà thôi, cho nên cô  đã làm cho anh bạn hí hửng phải tiu ngiủ khi cô ta không ở lại khách sạn với anh ta  mà nhất quyết về ở tại một căn nhà khác của gia đình cô để lại  trên một dốc đồi yên tỉnh.  Căn nhà xây theo kiểu biệt thự của Pháp, để không mà còn phải kêu người trông coi  trị giá cả 300 ngàn mỹ kim là lý do để cô đã ngạo mạn nói rằng cở Việt kiều như chúng tôi thì không thể mua nổi...
Con đường  ngoằn ngèo qua những rừng cây xanh của đèo Blao làm tôi nhớ đến những đoạn đường đèo Hải Vân trong những mùa mưa ở miền Trung.  Cả 2 lần đi và về, anh tài xế đều cho chúng tôi ghé lại một tiệm bánh ở Bảo -Lộc, ở đó du khách được uống trà và ăn bánh, kẹo "gương" hòan toàn miễn phí.  Đây quả là một cách "marketing" quá khôn ngoan vì không một du khách nào theo như tôi quan sát mà không mua quà lưu niệm của họ. 
Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi tranh thủ viếng thăm được tất cả 4 thác nước trên đường vào thành phố.  Đà-Lạt tuần này vào mùa thi đấu bộ môn thể thao Golf trên toàn quốc (National Champion) cho nên tôi thấy rất nhiều người có lẻ trong giới thể thao ra vào khách sạn với những xách vai đựng gậy golf, ăn mặt trông là biết thuộc giới thượng lưu của Việt-Nam liền.  Chỉ tiếc là họ tốn rất nhiều tiền để học và chơi golf nhưng lại không tốn thêm chút nữa để học cách "check-in "khách sạn vì thế họ cứ "vô tư" bỏ băng những việt kiều ngơ ngáo như chúng tôi đang mẩu mực sắp hàng mà tiến thẳng đến quầy làm việc và dõng dạc cho biết họ đã điện thoại đặt phòng từ trước...
Cái không khí mát mẻ và trong lành của thành phố này không thua San Diego là bao nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái.  Lời quảng cáo "ngạo mạn" của các công ty du lịch  "... quí vị không cần phải đi tìm những công viên ở Đà-Lạt vì chung quanh quí vị ở đâu cũng là công viên cả..."   quả là không quá đáng bao nhiêu.  Những đồi thông xanh ngát, những hồ nước êm ả có thể đủ sức nhận chìm bao bực dọc của kiếp người.
Viện Đại Học Đà-Lạt tuy không lớn bằng các trường (Đại-Học) University of California, San Diego và Irvine nhưng cũng nhờ môi trường thiên nhiên mà có một sắc thái thanh cao, thoát tục...làm tôi phải bật cười với các bạn đồng hành..." Phong cảnh lãng mạng như thế này thì rất tốt cho việc yêu đương chứ làm sao học nổi..."  Những lớp học với những trang bị bàn ghế sơ sài ngược lại đã cho tôi những cảm giác thật ấm cúng của một thời học trò khờ khạo. 
Trên đường trở ra tôi ngửi thấy mùi ngọc lan thoang thoảng đâu đó nhưng phải rất lâu mới tìm được vị trí của cái cây này:  ở ngay trước mặt tôi, bên vệ đường, to hơn một người ôm và cao hơn 3,4 đầu người.  Mùi hương tỏa ra từ nhửng đóa hoa ở trên rất cao, chả bù với cây Ngọc-Lan èo ọt ở nhà tôi cao chỉ 2 mét và chỉ  to bằng cổ tay trẻ con...
"Thung Lũng Tình Yêu" thì hoàn toàn cho tôi cái cảm giác ổn ào ngược lại.  Có lẻ sau này hồ Than Thở đã cạn đi nhiều như tôi đã chọc cười với các bạn..."với cái hồ này thì làm sao mà tự tử được vì khi nhảy xuống  nước chỉ ngang bụng là tối đa..."  nhưng cô Dung  của chúng tôi thì cải rằng "nếu thực sự muốn tự tử thì sau khi nhảy xuống phải nằm xuống nữa mới được".  Suối Vàng thì chắc chắn là không có vàng rồi.  Vàng ở đây có lẻ là màu vàng đục của nưóc thôi!.  Trường Couvent des Oiseaux, nơi mà 60 năm trước đây mẹ tôi và các bạn của bà đã từng học và phá phách ở đây nay đã trở thành một trụ sở hành chính (")  Những thay đổi vĩnh viễn như thế này có thể sẽ làm bà đau lòng và có lẻ đó là một trong những nguyên nhân thầm kín nhất mà mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam....
Trời trở lành lạnh trong công viên Hòa Bình.  Người thiếu phụ gánh gánh hàng bán đậu hủ tươm tất trong chiếc áo manteaux trông qúi phái dù nghèo làm tôi liên tưởng đến các thiếu phụ người Huế gánh hàng rong mà vẫn mặc áo dài..."Giấy rách vẫn giữ lấy lề", gọi là bậc đại trượng phu bất quá cũng chỉ qua được các cái ải của tiền tài, sắc dục  và danh vọng...
Về sau này Việt-Nam có  một "kỷ nghệ" mới rất đặc sắc với tôi đó là nghệ thuật thêu tranh 2 mặt.  Tôi có dịp viếng thăm trụ sở chính của công ty XQ này ở đây...  công phu quá tỉ mỹ ... 2 con cá vàng và vài cọng rong... nhưng trị gía hơn 500 dollars Mỹ là điều tôi không mua nổi!.  Nhưng có một điểm làm tôi chú ý đó là những lời giới thiệu (brochure) của công ty với cách xữ dụng ngôn từ mà tôi nghỉ chỉ được phát triển sau năm 1975... căn nhà nghệ nhân Việt Nam có nhiều phòng, có căn phòng uống trà, nơi thử vị nghệ thuật dành cho du khách, nghệ thuật dành cho tôi... và căn phòng vấn vít nghệ thuật và cuộc đời... và cuối cùng là lời chúc của chủ nhân... "kính chúc quí khách một chuyến du lịch đến với nghệ thuật là một chuyến đi bình yên qua khoãng cách" ...  Có lẻ lời chúc này phải mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì tôi có thể cảm nhận được chứ ngồi trên máy bay 17 tiếng đồng hồ ở một độ cao hơn 33 ngàn bộ Anh (feet) mà nghe những lời chúc như thế này thì cũng hơi ớn...


Trong 2 bản dịch ra tiếng Pháp và  tiếng Mỹ  thì  tôi "cảm"  được ý  nghĩa của lời giới thiệu bằng tiếng Pháp còn hơn là  từ  tiếng mẹ  đẻ  của mình... Đây không phải là lần đầu tôi nghe được  những ngôn từ là lạ này.  Tuần trước về thăm Huế nhân dịp "Festival Huế 2006"  tôi cũng đã đọc được nhiều bảng hiệu lạ lùng... "Trình bày bay chiếc nón lá",  "Lăng Cô huyền thoại biển"... mà  không hiểu đây là loại từ gì.  Về sau có một giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay cấu trúc đó gọi là "Cụm Từ". Nhưng "Cụm Từ" là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào" Ngôn ngữ là linh hồn của văn hoá"  Một Giáo Sư Ngôn Ngữ học chuyên về tiếng Việt ở Đại Học Harvard mà tôi có dip nói chuyện đã chỉ cho tôi hay rằng công việc đầu tiên của các học giả Hoa-Kỳ, để chứng minh tính độc lập của ngôn ngữ “American" chứ không phải  "English",  là hình thành cuốn tự điển Webster(") cho Hoa Kỳ.
Từ quán nước Chiều Tím (") bên bờ  Hồ  Xuân Hương chúng tôi có thể  quan sát một phần lớn của Đà -Lạt, qua tận con đường chạy dọc theo bờ hồ ở phía bên kia... giá mà có một cổ xe ngựa thêm vào thì cảnh vật cũng khá giống như trong những cuốn phim tình cảm lãng mạn của tây phương vào những thế kỷ 18, 19.. .
Khác với Sài-Gòn, Đà-Lạt không có những quán ca nhạc, phòng trà theo như chúng tôi đã cố gắng dò  hỏi.  Nhân viên khách sạn cũng không biết gì hơn là một quán café của một thiếu phụ có tên là "cô Giang" hát nhạc Trịnh-Công-Sơn nhưng còn tùy: cô này chỉ hát khi "hứng" mà thôi!.  Qua khỏi dinh Bảo- Đại số 2 và phải leo lên một dốc đồi khoãng 200 mét,  đến quán cô  Giang thì  trời đã  tối.  Quán lúc đó chỉ có khách một bàn vài người.  Cả căn phòng chỉ rộng chừng 50 mét vuông, ở giửa có một bệ gổ là nơi cô Giang sẽ trình diễn.  Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ, tận cùng phía trong để tránh chú ý của mọi người...
Nhưng "cô Giang" thì quả là không cần tiền. Chúng tôi ngồi chờ gần nữa tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai tiếp cả.  Cuối cùng cô Dung, người hướng đạo của chúng tôi phải ra sau bếp và hỏi thẳng là cô có "hứng" hay không vì chúng tôi không thể chờ mãi.  Trở về, Dung cho chúng tôi biết là "cô Giang " nói cô có thể "hứng".  Dung cũng cho chúng tôi biết nơi đây không phải là một quán café tầm thường mà là một nơi trao đổi nghệ thuật và không được nói chuyện ồn ào. 
Khoãng hơn 9 giờ tối, "cô Giang" mập mờ tới lui sau cánh cửa nhà bếp với một điếu thuốc bập bẹ bên môi phải.  Sau khi hít một hơi cuối cùng và nhả một làn khói dài cô chính thức xuất hiện.  Trong ánh đèn mờ tôi chỉ  thấy đôi môi dày và  thâm có  lẻ  vì  hút thuốc".  Tôi đoán cô  chừng ngoài  40 (").  Cô cho biết cô chỉ hát nếu các khách cùng hát với cô - và người khách, nạn nhân đầu tiên của cô là tôi.  Cô cầm cây đàn guitar đưa cho tôi và yêu  cầu tôi hát một bài gọi là "giao lưu văn hoá".  Tôi thành thật nói với cô là tôi không hát được và hôm nay tôi chỉ đến đây như là một người khách đến uống café và mong được nghe người ta hát mà thôi.  Nhưng cô không chịu làm không khí trở nên căng thẳng.  Ngưòi bạn về từ Pháp của tôi ba lơn nói ẩu là cô cứ hát đi rồi tôi sẽ hát cô mới chịu rời bàn.  "Cô Giang" trao đổi "nghệ thuật" và tâm tình với một số  anh ở cách tôi hai bàn, có lẻ là sinh viên trường Đại-Học Đà-Lạt.  Rồi cô cất tiếng cho bài hát đầu tiên...  hú hồn!  Tôi chờ gần cả tiếng đồng hồ trong căng thẳng chỉ vì giây phút này...   Tự đàn đệm cho mình trong một phong thái hoàn toàn tự do, "cô Giang" nhanh chậm, ngừng nghỉ tùy  ý .  Nhưng giọng ca khàn khàn mùi thuốc lá của cô quả thật không đem lại cho tôi một "impact" nào cả.  Với tôi, âm nhạc không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn là dấu vết của những mãnh đời và chỉ in đậm nét nếu người nghe cũng tìm thấy ở đó có "cái" của mình.  Chúng tôi đã sai khi đi tìm quán nhạc này.  Khổ nhất là sau khi hát xong "cô Giang" đã mang cây đàn lại cho tôi và yêu cầu tôi thực hiện lời hứa.  Một lần nữa tôi giải thích cho cô là tôi không hát được nhưng cô không tin.  Anh bạn của tôi thấy không xong, ráng giải thích nhưng cà lăm mãi không nói được tiếng nào có nghĩa.  Cử chỉ vụng về này là trò cười cho chúng tôi chọc mỗi khi nhắc lại chuyện củ.  "Cô Giang" vùng vằng dằn cây đàn lên bục gỗ rồi giận giữ bỏ ra nhà bếp...  Cả phòng ca nhạc nặng mùi ngột thở làm tôi mặc cảm là chính mình đã phá đám đêm đó.  Cuối cùng, không dằn nổi bực tức vợ tôi đứng dậy yêu cầu đi chổ khác vì đi nghe nhạc là để relax mà như thế thì chẳng còn ý nghĩa gì.  Chúng tôi như bị ma đuổi trở về lại quán Chiều Tím (") bên bờ Hồ Xuân Hương.  Buổi tối ở đó có 2 tay chơi dương cầm và đánh đàn theo lời khách yêu cầu. Sương xuống lành lạnh trong không gian tỉnh mịch của mặt hồ làm chúng tôi ai nấy đều mơ màng.... bỗng vợ tôi la hoãng lên là đã bỏ quên cái xách tay với một ít  tiền và giấy tờ tại quán "cô Giang" khi bực dọc và vội vã bỏ đi!...  Quay trở lại, tôi phải đứng tần ngần một lát trước khi dứt khoát xô cửa bước vào .  "cô Giang" quả là không cần tiền.  Xách tay vẫn còn đó.  Số tiền nước uống vẫn còn đó không ai thèm dọn dẹp...
Tôi đã từng cải lộn tay đôi với boss Mỹ của mình, đã từng thuyết trình cho những nhân vật cao cấp  trong nghành, sở  không chút sợ hải đến độ một số bạn đồng nghiệp trong các lớp huấn luyện đều khen tôi là đã có một tác phong rất thoải mái khi trình bày vấn đề....  tại sao tôi lại lúng túng khi đối phó với "cô Giang" này"! Cho đến bây giờ "cô Giang" vẫn là một kỹ niệm "cười ra nước mắt" mỗi khi người bạn ở Pháp của tôi gọi sang.  Bực "cô Giang" thì ít mà giận cái thằng bạn "trời đánh" này thì nhiều.  Cách đây 3 tuần, một người anh của tôi từ Việt-Nam trở về có kể lại cho chúng tôi nghe một "trouble" anh đã gặp ở Đà-Lạt , tại một quán cáfe có cô ca sĩ chỉ hát khi "hứng"...làm chúng tôi cười bò lăn, nhớ lại mấy dòng chữ đã thấy ở Đà Lạt 2006
Cô Giang:
Đây là quán café không được nói chuyện ồn ào.
Nơi trao đổi nghệ thuật - 
và khách phải biết... giao lưu văn hoá.
VÕ TRANG

Ý kiến bạn đọc
01/10/201820:53:09
Khách
Anh nầy dù lòng có vấn vương vì cảnh nhưng còn bị ám ảnh bởi cái phải "giao lưu văn hoá" của người nghệ nhân (từ của VC) quái đản "Cô Giang" . Chúc anh mau hoàn hồn!
09/12/201114:29:07
Khách
Dalat là một thắng cảnh du lich thiên nhiên ban tặng cho người ở đây ,những cô gái má hồng hiền dịu có những tính cách mà những nơi khác không có .Đây xưa là đất Hoàng Triều Cương Thổ có lẽ vì vậy mà ai đả đến đây khi đi rồi lòng vẫn vấn vương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,625,641
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến