Hôm nay,  

Chuyện Steve Jobs và Nước Mỹ

07/10/201100:00:00(Xem: 157885)
Chuyện Steve Jobs và Nước Mỹ

Tác giả:
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Bài số 3322-12-28562vb6100711

Steve Jobs, người mang đến cho thế giới Iphone và Ipad, đã qua đời ở tuổi 56. Tổng thống Obama nói ông Jobs nằm trong số những nhà canh tân vĩ đại nhất của nước Mỹ. Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates nói "ảnh hưởng sâu rộng" của Jobs sẽ còn tiếp tục “lan toả đến nhiều thế hệ tương lai”.
Xin mời đọc bài của Minh Đạo-Nguyễn Thạch Hãn, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 201, viết về Steve Jobs. Đây là bài viết từ lâu trước khi Steve Jobs.

***

Mới đây thôi, tin Steve Jobs từ chức Tổng Giám Đốc (CEO) của Apple Computer, đã làm mạng thông tin toàn cầu xôn xao. Ấy là vì Apple Computer từng là “The Most Valuable Technology Company In The World”, một công ty tổng giá trị cổ phần lớn nhất thế giới, và Steve Jobs là linh hồn của công ty này.

1. Người thay đổi thế giới
Giống như hầu hết các thiên tài của nước Mỹ trong thời đại điện tử và tin học gần đây, Steve và một người bạn thời trung học đã bắt đầu thành lập công ty của mình từ trong một garage. Đó là năm 1976 tại vùng Silicon Valley hãng Apple Computer ra đời. Chỉ trong vòng gần một thập niên, Steve đã đưa thương hiệu Apple Computer lên ngang hàng với các đại công ty trên thế giới.
Năm 1983, Steve Jobs thuyết phục John Sculley, đang làm cho hãng Pepsi-Cola, ra lãnh đạo Apple Computer với chức vụ CEO (Tổng Giám Đốc) bằng một câu mà John không thể nào từ chối được: “John, ông muốn bán ‘nước pha đường’ suốt đời ông hay cùng tôi làm thay đổi bộ mặt thế giới”. Câu nói đó không khác mấy (về phương diện thuyết phục) với câu “Bỏ lưới đó, hãy theo ta đi bắt cá người” của Chúa Jesu nói với ông đánh cá Phero (Peter).
Cuối tháng 5 năm 1985, sau một thời gian dài tranh giành quyền lực, John Sculley đẩy Steve Jobs ra khỏi công ty khi đang nắm chức vụ Giám Đốc Macintosh division. Cùng thời gian Steve Jobs thành lập công ty NeXt Computer. Từ đó Apple Computer xuống dốc đến nỗi người ta đã bắt đầu quên mất tên của nó trên thị trường.
Năm 1986, Steve Jobs mua The Graphics Group ( đổi tên thành Pixar) với giá 10 triệu Đô Mỹ. Sau này Disney mua lại Pixar và mời Ông tham dự trong Board of Directors của Disney.
Năm 1996 Apple Computer mua NeXT Computer và mời Steve Jobs về làm CEO. Ông đã cứu được công ty khỏi bị phá sản và đưa trở lại chiếm vị trí “The Most Valuable Technology Company In The World”. Ông đã giúp Apple Computer đưa ra hết sản phẩm mới này đến sản phẩm mới khác, làm thay đổi hoàn toàn đời sống con người trên thế giới. Mặc dầu trong thời gian đó, cuối thập niên 2000, nước Mỹ đang bị khủng hoảng kinh tế và đồng thời ông phải chiến đấu với bệnh ung thư hiểm nghèo.
Trong một cuộc phỏng vấn, Ông tiết lộ rằng Bác Sĩ đã cho ông một hạn kỳ cuối cùng của cuộc đời chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Người ta hỏi ông, suy nghĩ và tính toán gì khi được báo cho tin không vui đó, ông có tuyệt vọng không" Ông tươi cười trả lời, Bác Sĩ khuyên tôi hãy lo hậu sự, bàn giao những gì phải làm trong tương lai cho người khác, nhưng trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất là chiến đấu với bệnh tật cho đến cùng, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Ông đã làm đúng như vậy, và đã thắng được căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Vâng, Bác Sĩ có nói gì đi nữa, Ông Trời mới là tiếng nói sau cùng!

2. Sản phẩm mới của Apple.
Steve Jobs vạch ra một đường hướng cho Apple như sau: “chúng ta phải cung ứng cho khách hàng những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi không phải hôm nay mà những đòi hỏi vài năm sau trong tương lai.” Nghĩa là phải tìm hiểu và phát minh ra sản phẩm mới đi trước thời đại, rồi hướng dẫn sở thích của khách hàng.
Có lẽ sản phẩm ảnh hưởng nhất đến đời sống của thời đại bây giờ là chiếc IPod ra đời năm 2001, chứa đựng được 1000 bài hát, nó nhỏ nhắn nằm trong túi áo của bạn. Rồi chiếc earphones nhỏ xíu, có thể điều khiển bằng ngón tay, trở nên thịnh hành như chiếc đồng hồ đeo tay phát minh ra cách đây hàng mấy thế kỷ.
Năm 2007 là năm của “touch-screen” IPhone với nhiều ứng dụng khác, không chỉ để gọi điện thoại mà còn dùng để theo dõi tài chánh cá nhân, chụp hình, cất giữ hình ảnh, chơi game, và nối kết với mạng lưới toàn cầu.
Năm 2010, Ông lại trình làng một sản phẩm mới, chiếc IPad, lớn chỉ bằng một cuốn sách mỏng. Đó là một cái computer nhỏ, chỉ dùng ngón tay điều khiển trên mặt screen, mà có thể làm được đủ thứ chuyện. Bạn chẳng cần là một chuyên viên về computer mới có thể dùng nó, một đứa con nít 7, 8 tuổi cũng dùng được.
Đầu tháng 8 năm 2011, Apple Computer đã vượt Exxon Mobil trong một thời gian ngắn để chiếm vị trí hàng đầu của nước Mỹ và cả thế giới với tổng trị giá cổ phiểu cao nhất hơn tất cả các công ty khác. 
3. Con người Steve Jobs
Khi vào đời, Jobs là đứa trẻ không biết cha mẹ ruột là ai, sống với cha mẹ nuôi. Mãi tới năm 27 tuổi, khi đã thành triệu phú, chàng mới biết thông tin về cha mẹ đẻ, và biết mình mang dòng máu Ảrập.
Cha đẻ của Jobs là một người Syria tên là Abdulfattah Jandali, sinh ra ở Syria, trong một gia đình Hồi giáo di cư sang Mỹ vào thập niên 50. Mẹ đẻ của Jobs là người Mỹ có tên Joanne Simpson. Chàng và nàng biết nhau khi còn là sinh viên, nhưng đôi bạn tình không được phép thành hôn. Sau khi chia tay, Joanne sinh con và Jobs được một cặp vợ chồng ở San Francisco nhận nuôi.
Cha nuôi Ông chưa hề tốt nghiệp trung học nên mẹ ruột Ông, một sinh viên Đại Học độc thân, rất lưỡng lự khi ký giấy tờ. Steve Jobs chỉ theo học Đại Học có 1 semester rồi bỏ học. Đó là trường Reed College in Porland, Ore.
Trong một buổi nói chuyên với sinh viên Stanford University dịp lễ ra trường Ông tiết lộ: “Tôi dùng hết tiền dành dụm của cha mẹ tôi để đóng học phí, sau 6 tháng học, tôi chẳng thấy lợi ích gì cả. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì suốt cuộc đời còn lại, và chẳng biết Đại Học sẽ giúp gì được cho tôi.”
Khi trở về lại California năm 1974, nơi Ông đã từng lớn lên và theo học trung học, Ông kiếm được việc làm trong hãng Atari, một hãng chế tạo Video Game và may mắn gặp lại ngườ bạn cũ thời trung học tên là Steve Wozniak. Chính người bạn này đã chế chiếc Apple Computer đầu tiên đặt tên là Apple I. Năm 1977 Apple II ra đời, bán rất chạy, Steve Jobs có gia tài lúc đó độ 100 triệu Mỹ kim mới vào tuổi 25.
Apple không sáng chế ra computer, digital music player, hay smartphones, chỉ cải tiến các vật dụng đó sao cho người xử dụng không cần phải dùng nhiều trí óc suy nghĩ.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs từ chức CEO của Apple Computer nhưng vẫn giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (Chairman of Apple’s Board of Directors) và đề Nghị Tim Cook lên thay thế Ông. Sau khi tin từ chức loan ra, cổ phiếu của Apple tụt xuống 5%. Theo nhiều chuyên viên đầu tư, đó là một tụt giá nhỏ xo với sự kiện từ chức rất quan trọng của Steve Jobs đối với Apple Computer. Đáng lẽ phải nhiều hơn thế nữa!

Mặc dầu Ông chỉ lãnh 1 Đô La Mỹ cho chức vụ CEO, Steve Jobs giữ 5.426 triệu cổ phiếu của Apple và 138 triệu cổ phiếu của Disney. Năm 2009 tờ báo Forbes ước lượng gia tài của Ông trị giá khoảng 5.1 tỷ Đô Mỹ, xếp hang thứ 43 trong những người giàu nhất nước Mỹ. Ông cũng giữ khoảng 230 bản quyền phát minh.

4. Một Phật Tử Thiền Môn
Trong đám cưới của Steve Jobs với Laurence Powell ngày 18 tháng 3 năm 1991, vị chủ tọa danh dự là một Thiền Sư Phật giáo tên Kobun Chino Otogawa. Sau này Steve đi hành hương bên Án Độ, quy y trở nên một Phật tử thuần thành.
Việc quy y đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm linh và suy nghĩ của Ông. Chúng tôi xin trích một đoạn trong bài diễn văn đọc tại đại học Standford trong buổi lễ ra trường của các tân khoa, bài diễn văn đầy mùi thiền, nguyên văn như sau:
“Lúc tôi 17 tuổi, tôi đọc được một câu rất hay, đại khái như thế này:”Nêú bạn sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng của cuộc đời bạn, một ngày nào đó bạn sẽ nghiệm ra rằng, đó là đường lối đích thực đúng đắn bạn đã theo.” Câu nói đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời tôi, từ đó trong suốt 33 năm, tôi tự nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi; “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi có muốn làm những chuyện mà tôi sắp sửa làm hôm nay hay không"” Đã bao lần câu trả lời vẫn là “Không”, tôi biết tôi phải thay đổi một điều gì.
“Không ai muốn chết cả. Dù cả những người muốn lên Thiên Đàng, cũng không muốn chết để được lên đó. Nhưng chết là mục tiêu chung chúng ta đều phải đến. Không ai thoát khỏi. Tất nhiên, phải như vậy, bởi vì chết có lẽ là một phát minh duy nhất của sự sống. Sự chết là hạt mầm của sự sống. Nó đẩy đi những cái cũ để dọn đường cho cái mới. Bây giờ, cái mới là các bạn, một ngày nào đó, chẳng bao lâu, các bạn cũng từ từ trở thành cái cũ và bị đẩy ra. Xin lỗi, thật là bi kịch, nhưng đúng như vậy.
“Thời gian có giới hạn, nên đừng lãng phí để sống bắt chước kẻ khác. Đừng buộc mình vào những giáo điều – nghĩa là sống dựa vào ý tưởng của người khác. Đừng để những thành kiến ồn ào của kẻ khác át mất tiếng nói tự đáy lòng bạn. Và điều quan trong nhất là can đảm đi theo con tim và trực giác của bạn. Không biết bằng cách nào, dường như chúng biết rất rõ bạn muốn gì ở tương lai. Tất cả cái khác đều không đáng kể.”

5. Kinh tê Mỹ
Từ lâu, những kỹ nghệ cổ xưa, không cần nhiều trí óc đã từ từ chuyển ra ngoài nước Mỹ, chạy sang các nước Á Châu, nơi đó công nhân rẻ. Chỉ cần học một vài động tác dây chuyền là có thể làm được. Phương pháp chế tạo làm sao thì người Mỹ đã làm từ lâu rồi, cứ thế mà học thôi. Các công ty Mỹ vẫn mang thương hiệu của mình nhưng chế tạo ở Á Châu. Sau đó nhập cảng trở lại Mỹ với giá rẻ, giữ cho giá sinh hoạt của Mỹ vẫn rất thấp so với rất nhiều nước tiền tiến trên thế giới, tiền lời chạy vào túi các tư bản Mỹ. Tôi có nhiều bạn từ Âu Châu, Nhật, Canada qua chơi đều khen hàng Mỹ rẻ hơn Âu Châu nhiều.
Dần dần nhiều nước Á Châu khôn hơn một chút, họ mang sản phẩm của mỹ tháo tung ra rồi nghiên cứu, chế tạo giống như vậy nhưng có phần trội hơn, bền bỉ hơn, giá rẻ hơn. Các bạn hãy nhìn vào các sản phẩm của Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kong và bây giờ Trung Quốc, đều học một sách giống nhau, hầu hết phát minh và chế tạo từ Mỹ rồi sau đó chạy qua Á Châu. Từ những dụng cụ thông thường trong nhà cho đến chiếc xe hơi, máy computer, v…v… Nói chung cái gì có thể cầm lên được, sờ mó được là họ có thể tháo tung ra từng bộ phận rồi bắt chước.
Nhưng tại sao kinh tế Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới" Xin thưa đó là nhờ những thiên tài như Steve Jobs của Apple Computer, Bill Gates của Microsoft, Bill Hewlett và Dave Packard của HP, Michael Dell của Dell Computer, Jerry Yang và David Filo của Yahoo, Larry Page và Sergey Brin của Google, Mark Zuckerberg của Facebook, Jack Dorsey của Twitter, và còn rất nhiều nữa. Những thiên tài đó có một mẫu số chung, họ còn rất trẻ và vừa chập chững trong ngưỡng cửa Đại Học, khi phát minh và thành lập công ty. Cứ mỗi vài năm lại nảy ra một thiên tài xuất chúng làm rung động thế giới.
Phần lớn nhờ vào nền giáo dục cởi mở của Mỹ và môi trường tự do, khuyến khích cạnh tranh. Làm thương mại, bạn phải luôn nghĩ những cái mới, nếu cứ giữ cái cũ mãi bạn sẽ bị đào thải không sớm thì muộn. Nền giáo dục Mỹ khuyến khích bạn tự tìm hiểu, làm nhiều research hơn là những khuôn mẫu từ chương trong sách vở. Giáo sư cũng luôn luôn phải tự cải tiến và khuyến khích sinh viên tranh luận với mình. Nếu điều gì không biết, Thày nhận mình không biết và hứa sẽ tìm hiểu thêm và sẽ trả lời sau. Tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, thời còn học lớp Đệ Tứ, mỗi khi thầy dạy toán vào lớp đều đuổi tôi và người bạn ra cửa vì đã có lần tôi bênh bạn và cãi với thầy vì một bài toán thầy giải sai. Tôi không bao giờ oán trách Thầy bởi vì “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư” mà Thày dạy tôi rất nhiều, có lẽ lúc đó chỉ sợ Thầy đuổi khỏi trường thôi, may quá hết năm đó tôi chuyển qua trường khác, và không bao giờ gặp lại Thầy nữa. Tôi nhắc chuyện cũ chỉ muốn nói một điều là lối học của ta từ chương và giáo điều, không cho sinh viên, học sinh tự tìm tòi học hỏi.

6. Cuộc chạy đua Marathon
Chúng ta hãy tưởng tượng cuộc chạy đua kinh tế toàn câu như sau;
Chú SAM cao lênh khênh cầm cờ đi trước, bước từng bước dài chắc chắn, theo sau là những con Rồng, con Cọp Á Châu, lẹt đẹt mãi đàng xa là các con tôm, con rắn, con dun, con dế...
Mấy con nào bắt chước giỏi và ăn cắp giỏi, chơi bẩn giỏi thì bám gần hơn. Mấy con nào ngu ngơ không biết bắt chước hay làm ra ta đây không thèm, ta cũng có đường lối riêng kinh tế của đỉnh cao trí tuệ chẳng hạn thì thụt lùi tuốt phía chót.
Đã lâu lắm rồi, mấy con thú chạy phía sau chú SAM, dọa dẫm sẽ vượt qua Chú, nhưng chẳng biết có sức vượt qua không" Chỉ là dọa thôi cho con cháu Chú hoảng chơi! Giả thử một ngày nào đó, có con Rồng hay con Cọp Á Châu dựt được lá cờ trên tay chú SAM, chúng cũng không biết dẫn cuộc chay đua đi đường nào, vì lâu nay chỉ theo đàn anh để bắt chước, chưa hề biết làm cái gì mới cả. Miễn là bắt chước giỏi là được rồi, với lối học từ chương như vậy bao giờ mới tự nghĩ cái gì của riêng mình!
Đứng bên đường vỗ tay cổ võ là mấy anh mũi lõ Âu Châu, chả thèm tham dự cuộc chạy đua vì biết sức mình chỉ có vậy thôi, cố lắm cũng chỉ lăn đùng ra chết, cứ vỗ tay để coi ai thắng nhào vô ăn có. Mấy anh da đen và Ả Rập thì chẳng bao giờ biết chạy marathon kinh tế là gì huống hồ tham dự.
May ra có quý vị độc giả nào đọc đến đây, chúng tôi cám ơn lắm. Bài viết thật khô khan nhưng không viết không được. Xin lỗi vậy.
Xin tặng bạn câu này của Steve Job để an ủi bạn và tôi, chúng ta không được làm người giàu nhất thế giới:
“Là người giàu nhất thế giới nằm trong nghĩa địa cũng chẳng có ich chi, điều quan trọng là khi vào giường ngủ bạn có thể nói rằng hôm nay bạn đã làm được một điều tuyệt vời.”
Nếu bạn thích có thể google bài diễn văn sau đây, bảo đảm sẽ làm bạn mất ngủ đêm nay: Transcript of Commencement Speech at Stanford given by Steve Jobs.

Minh-Đạo & Nguyễn Thach-Hãn

Ý kiến bạn đọc
10/10/201121:38:41
Khách
Xin cảm ơn tác giả MĐ-TH ! Tôi vẫn mong đọc được nhiều bài viết của các nhà văn thơ Việt Nam, viết tặng cho Steve Jobs ... và được toại nguyện khi đọc xong bài này của tác giả ! Steve Jobs không chết, ông ta muôn đời và mãi mãi ... vẫn tồn tại trong những tâm hồn biết "be hungry, be foolish". Câu chuyện này tuy khúc đầu khô khan, nhưng khúc sau đọc rất vui với cuộc chạy đua của thế giới high tech ! Trong cuộc chạy đua đó, tôi cũng khâm phục những con thú từ Nhật bản, Nam hàn rất nhiều và không biết khi nào, Việt Nam mình có thể chạy ngang hàng với họ !
11/10/201114:52:03
Khách
Bạn NMC, cám ơn bạn làm bài thơ rất hay, tôi đoán bạn thuộc loại "Xuất khẩu thành thơ" đúng không?
Steve Jobs chuẩn bị cái chết của mình đã lâu rồi, và coi cái chết là điều tất nhiên phải đến, có thể nói ông làm việc cho đến chết để cố hoàn thành những dự định. Tôi thật khâm phục Ông điều đó hơn là Thiên Tài của Ông.
Bạn T.T, cám ơn bạn luôn theo dõi ~ bài viết và gởi lời nhận xét & khuyến khích. Ông Steve Jobs có rất nhiều cái hay, tôi muốn viết nhiều nữa về Ông, nhưng sợ làm phiền tòa báo và độc giả. Tôi rất thích bài diễn văn của Ông trong buổi lễ mãn khóa. Tôi nghĩ mãi không biết dịch câu "Stay Hungry. Stay Foolish." sao cho hay.

11/10/201121:50:49
Khách
Xin lỗi mọi người, hình như "stay hungry, stay foolish" mới là đúng (chứ không phải "be hungry, be foolish"). Tôi không bao giờ chán khi đọc những bài viết về Steve Jobs ! Sẵn đây tôi xin cảm ơn tác MĐ-TH đã bỏ thời gian & công sức để cùng "trò chuyện" với fans trên vietbao.com này ! À, tôi cũng thích cái đoạn mà nhân vật "tôi" đã dám bênh bạn mà cãi thầy- dù ở thời điểm đó ... Bài toán đúng hay sai là chuyện nhỏ, nhưng chuyện biết mạnh dạn đứng lên trình bày quan điểm của mình, là chuyện lớn.
11/10/201123:21:44
Khách
Xin Cám Ơn Anh Thạch-Hãn,

Không dám nhận là "Xuất Khẩu Thành Thơ" đâu. Rất là thích lối viết và cách ví von của anh.

NMC
12/10/201102:03:05
Khách
Bạn NMC, Cám ơn bạn đã có lời khen. Thực sự bài viết rất khô khan, cho nên phải thêm chút mắm muối cho bài viết dễ nuốt. Tôi không có khả năng diễu, cho nên có cố gắng lắm cũng chỉ được vậy thôi. Cũng như tôi không có khả năng làm thơ như bạn, nên rất thuởng thức những bài thơ hay.
Bạn T.T. Bạn đừng để ý đến câu tiếng anh đó, cả hai nghĩa cũng gần như nhau thôi. Nếu Steve dùng chữ "be" ở đó cũng rất hay, mạnh mẽ, và hợp với cá tính của Ổng hơn là chữ "Stay". Tôi thích trao đổi ý kiến với đọc giả, đó cũng để cám ơn những ai đã bỏ giờ đọc bài của mình. Lúc nhỏ tôi mê toán hơn là mê văn, trong lớp luôn đứng đầu về toán. Cho nên khi Thày giận tôi, đã bảo: "Trong xứ mù, thằng chột làm vua!".
12/10/201116:38:02
Khách
Cuộc đời của Steve Jobs là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo, rất nong trong số các bạn trẻ Việt Nam chúng ta ở Mỹ hay còn ở trong nước, hoặc bất cứ đâu trên thế giới học được phần nào lối sống và cách suy nghỉ của ông. Đối với tôi thì luôn luôn nhớ là: Sự chết không có gì đáng sợ, mà chỉ sợ sống mà giống như chết rồi ..!!!
Rất cám ơn tác giả bài viết rất hữu ích này.
14/10/201117:19:27
Khách
Cám ơn bạn Đức Quân Y. lời nhận xét của bạn rất đúng. Tuổi trẻ bao giờ cũng là tương lai của đất nước.
Steve Jobs bao giờ cũng khát vọng làm một cái gì đó và ông có can đảm dám làm. Tôi vẫn thường nói với mấy người bạn trẻ nếu minh muốn cái gì ghê gớm lắm thì có ngày mình sẽ làm được.
07/10/201101:59:06
Khách
Thế là hôm qua sao đã rơi
Steve ơi, từ nay giả biệt đời
Có nhớ có thương, đừng vương vấn
Từ nay người đã bỏ cuộc chơi!!!

NMC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 66,327,648
Một sớm mai như mọi ngày tôi pha cho mình một ly trà xanh
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã viết về nước Mỹ từ 2009 với các bài "Tấm Nón Lá Và Cái Lưng Còng", "Tôi Đi Học"... Sang năm thứ 11, với bài viết "Thương Yêu Còn Mãi"
Chị bạn tôi hay phàn nàn về tội chạy xe của ông chồng
Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Tô Ba Lây chọn cách kể chuyện bằng đối thoại vui vẻ. Ông cho biết “bút hiệu lấy cảm hứng từ mấy anh du khách vùng trời Tây sang du lịch ở Việt Nam. Không tin, xin nói lái sẽ hiểu.” Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và vui lòng sơ lược tiểu sử và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tôi sinh năm 1968 nay đã 43 tuổi, thực sự “gìa đầu” rồi mà tôi vẫn còn được mẹ chăm sóc
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông đã góp một số bài đặc biệt và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước.
Tôi không nhớ rõ ngày tháng nào nhạc du ca đã đến với tôi
Sáng thứ Sáu 25 tháng 4 năm 1975, khoảng 10 giờ, tôi đang ngồi làm việc
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Sau đây là lời giới thiệu truyện:
Nhạc sĩ Cung Tiến