Hôm nay,  

Quà Giáng Sinh & Chuyện Rau Muống

17/12/201200:00:00(Xem: 298261)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là hai bài viết mới của ông.

Quà Giáng Sinh của ông Lan

- Chú đến phòng mạch này lối 11 giờ làm thông dịch cho bà Oanh nhé. Có gì trở ngại không chú?

- Được rồi. Cháu yên tâm.

Trả lời Tuấn xong tôi gác máy và sửa soạn lên đường. Tuấn là Excutive Director cho công ty thông dịch B.I.T.S tại thành phố Greenville, SC. Tôi mới chỉ cộng tác với Tuấn thời gian gần đây thôi.

Tới nơi tôi gặp ông Lan và bà Oanh đang ngồi trong phòng đợi tới phiên của bà Oanh để trị về vật lý trị liệu. Qua mạn đàm ông chồng cho biết ông vượt biên năm 1982 và được nhận vào Mỹ theo diện tỵ nạn. Cả ông ta và bà vợ cũng đã về hưu. Con cái ra ở riêng chỉ còn hai ông bà sống với nhau trong một khu yên tĩnh gần bịnh viện Greenville Memorial Hospital lối mười lăm phút lái xe. Một điều thật tuyệt vời.

Ông tâm sự hai vợ chồng tôi khi qua đây các cháu còn nhỏ phải gởi vào nhà trẻ nên… mất con. Còn hai vợ chồng làm hãng suốt ngày chiều mới về đón con nên ít có thời gian nói chuyện bằng tiếng Việt với các con.

Ngạc nhiên trước ý tưởng kỳ lạ của ông tôi mới hỏi lại cho rõ. Ông bèn nhấn mạnh tôi nói “mất con” là đúng.

Trừ đứa con đầu lòng khi qua đây cháu mới mười tuổi nên còn nói được tiếng Việt, còn các cháu khác chỉ nói tiếng Anh mà thôi. Vì vậy, cha mẹ không hiểu các con mà các con cũng không hiểu được cha mẹ vì cha mẹ đâu có tâm sự được với con cái đâu, chữ đâu mà nói.

Đâu có đủ chữ mà nói chuyện với chúng ngoài mấy chữ như “eat, rice, water, school.” Còn con cái cũng vậy chúng đâu có biết tiếng Việt để nói chuyện với cha mẹ vì từ nhỏ đã gởi nhà trẻ mà các cô bảo mẫu là… người Mỹ không à.

Ông Lan kể. Rồi than:

- Trong nhà tôi như có hai hành tinh, khi cha mẹ muốn nói điều gì với các con thì cứ tưởng như mình đang từ một hành tinh khác xa xuống đất. Các con tôi đâu có biết vượt biên,vượt biển, hải tặc là gì đâu. Thậm chí đến Việt Nam còn không biết nữa. Đến khi lớn lên thì chúng đã Mỹ ...hóa trăm phần trăm rồi. Nếu chúng còn nói được tiếng Việt may rathì còn duy trì được cây cầu liên lạc giữa cha mẹ và con cái, đằng này thì trái lại.

Huyết thống Việt Nam thì các con tôi có nhưng theo tôi thì huyết thống mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là phải nói được tiếng Việt nữa.

Nói chuyện với ông Lan một lúc tôi nhận ra là hình như cái cổ của ông ấy không bình thường mà trái lại cứ thẳng như cái mặt đồng hồ không quay về trái hay phải được dù chỉ là một chút xíu. Nếu lấy con số từ 1 đến 10 để hình dung sự quay qua phải hay trái của cái cổ thì cái cổ của ông Lan không quay được một phần mười.

Tôi hỏi, ông Lan cho biết theo lời bà bác sĩ, ông bị bịnh Parkinson nhẹ nên cái cổ không quay qua phải hoặc trái được dù chỉ một chút. Bà bác sĩ gia đình chỉ bảo ông là chịu khó thở sâu để trị xem sao, chỉ thở sâu thôi nhé.

Nghe đến đây tôi không nói gì, nhưng khi chia tay về nhà, tôi in bài “Hãy Tập Yoga để Bảo Vệ Sức Khỏe” -đã đăng trên vietbáo on line- gửi đến tặng ông Lan, khuyên

2. Chuyện Rau Muống

- Ông muốn đi chợ Trời ở Spartanburg mua rau muống không?

Trả lời liền một khi:

- Còn phải hỏi. Chừng nào đi?

- Sáng thứ bẩy, lúc 6 giờ sáng tôi sẽ ghé đón.

- Vậy tôi sẵn sàng.

Vâng, hai chữ ”Rau Muống” như có ma lực làm tôi phải hấp tấp nhận lời ngay mà không do dự.

Ngay từ những ngày đầu tiên di cư năm 1954, ”Bắc Kỳ di cư” đã mang cả cái quê hương địa phương mình theo vào Nam với các món cho đồng bào Miền Nam cùng thưởng thức.

Trước năm 75 bạn thử đi qua trại lính Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám vào lúc buổi chiều sẽ thấy mùi vị của thịt chó nướng nức mũi.

Còn món Phở thì từ năm 1954, món Phở đã lên ngôi vua đứng đầu các món ăn bình dân khắp Saigon-Chợ Lớn. Lý do giản dị là món Phở ăn lúc nào cũng được mà không ngán.

Từ 1975, món phở theo người Việt di tản và càng ngày càng nổi tiếng, không chỉ giới hạn trong cộng đồng Việt.

Có lần người viết bài này đã rủ một người Mỹ làm chung trong văn phòng bảo hiểm đi ăn Phở tại tiệm Phở 99 trên đường W. Hampton, thành phố Greenville, SC. Mấy hôm sau, khi gặp lại anh ta cho biết sau lần đó anh ta đã kéo theo anh bạn khác cũng làm tại văn phòng đến “enjoy Pho” ba, bốn lần gì đó và anh bạn kia cũng hăng hái tình nguyện làm “đệ tử” của tiệm Phở 99 này.


Một lời khen tặng “Phở Vương” của anh bạn người Mỹ mà không cần dùng đến chữ ”ngon” vì nếu dùng chữ này e ”phạm húy “chăng?

Mỗi khi về Cali chơi, khi đi ăn Phở nổi tiếng là ngon ở Little Saigon thì tôi vẫn thấy tiệm Phở 99 ở Greenville, SC này vẫn ngon hơn nhiều, nhiều lắm.

Khỏi cần nói bây giờ Phở đã là món ăn không những phổ biến trên toàn nước Mỹ mà trên nhiều nước trên thế giới nữa. Theo như một tờ báo chuyên về ẩm thực của Mỹ thì phở đã đứng đầu trên cả tiệm El Polo của ngưởi Mễ nữa! Sướng chưa quý vị?

Thế còn Rau Muống?

- Rau Muống xào nêm mắm tôm chấm nước mắm chanh ớt ăn với rau kinh giới.

Trước đây, mỗi lần lái xe xuống Atlanta, GA đi chợ thì món rau muống là món ưu tiên nhưng rồi do dân đia phương than phiền là rau muống phát triển quá nhanh nhà vườn không kiểm soát được nên gây ra nạn làm tắc cống thoát nước thế là Geogia và Florida nữa cũng ra lệnh cấm trồng rau muống. Tồi cả bang Texas cũng có lệnh cấm tương tự.

Mà đã là lệnh thì ít khi bị ”lạc” như ở Việt Nam ta vì ai mà vi phạm là biết liền. Ở xứ Mỹ này khi gặp rắc rối với pháp luật thì mới thấy câu: ”Một cái tóc là một cái tội” sao mà đúng thế.

Vậy là món ăn quê hương bình dân, mộc mạc, giản dị, cứ ám ảnh tâm tư tôi hoài!

Thế nên khi nghe anh H. rủ đi chợ Trời mua Rau Muống là tôi khoái liền.Anh H. người Miền Nam bị món ngon này chinh phục có lẽ do anh có vị phu nhân vốn là gốc Bắc Kỳ cũ!

Cũng xin nói thêm thành phố Greenville nơi tôi ở cách thành phố Spartanburg lối 32 miles là nơi có chợ Trời do:” đồng bào” của tôi là người Hmong họp chợ.Gọi là đống bào cũng không ngoa đâu là vì bây giờ Hmong hay Việt Nam đều là Mỹ cả rồi mà.

Chiến binh Hmong trong chiến tranh Việt Nam, dưới sự chỉ huy của tướng Vàng Pao, đã là những chiến binh dũng cảm chống lại quân CS Pathet Lào. Sau khi Mỹ quyết định bỏ Việt Nam thì họ đã được cho định cư nhiều nơi ở Mỹ mà nơi gần nơi tôi ở nhất là Charlotte, NC.

Tôi đã nghe nói tới khu chợ Trời này nhưng hình như phải có duyên thì mới có dịp đi đến đó.Cái duyên này phải mất tới 17 năm mới đơm bông kết trái khi anh H. rủ tôi cùng đi.

Anh H. làm ở hãng xe BMW mà cơ xưởng lắp ráp nằm ở thành phố Spartanburg và những xe xuất xưởng, phần được bán ở ngay tại Mỹ phần được chở xuống cảng Charleston,SC để xuất khẩu nhờ thế anh là:” Ông Thổ địa” ở khu này nên anh rủ tôi cùng đi thì cũng không là điều lạ.

Điều lạ là phải mất lối 17 năm tôi với anh mới có dịp “nối vòng tay nhỏ” để liên lạc với nhau cho dù chúng tôi đã có thời gian làm chung với nhau ở tại một hãng khác, hơn 4 năm trước đó.

Thành phố Spartanburg là nơi tập trung nhiều nhà máy đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn thành phố Greenville, nơi tôi hiện đang định cư, có lẽ là vì những đợt HO đầu tiên đến tiểu bang này đã được giúp đỡ tìm việc tại những xưởng máy chuyên về các sản phẩm trang trí nội thất mà không cần có tay nghề cao.

Lối 6 giờ sáng là anh H. đến đón chúng tôi cùng đi. Phải mất khoảng 45 phút thì mới tới. Những người bán rau đa sồ là những bà trong độ tuổi 60 tới 70.Lối bán hàng của họ cũng hơi khác với người Việt mình cứ 5 đô là 6 bó rau bất kể là loại rau gì.

Họ không nói được tiếng Anh chỉ ra dấu nhưng qua nét mặt thì thấy sự chân thật của họ. Có vài thanh niên cũng theo gia đình bán rau ở đây tiếng Anh thì họ cũng nói được đôi chút.

Khi nhắc đến tướng Vàng Pao thì một anh bán rau cho biết là ông đã từ trần cách đây không lâu và anh tỏ vẻ rất buồn.

Tại đây tôi cũng gặp một số người quen chịu khó lái xe tới đây để mua rau trong đó có vợ chồng một chủ tiệm nails ở đường Pleasantburg và cô em gái, anh Đ. một đồng nghiệp tại hãng cũ cùng đi với một người bạn, tên là H.

Thứ rau muống họ bán là rau muống nước cọng dài, rất non. Khi về nhà tôi tự tay nấu món canh chân quê mộc mạc mà khi còn nhỏ bố tôi vẫn nấu cho cả gia đình cùng ăn vào những ngày mùa đông lạnh gía ở Miền Bắc trước năm 1954 là món canh rau muống tương gừng, với tương Bắc mà cô em tôi cho khi tôi ghé thăm gia đình cô ở Florida.

Húp một chén canh rau muống tương gừng mùi thanh của tương pha lẫn mùi thơm nồng nàn của gừng sao mà thơm thế, hình như nó ngấm hết vào cả tì cả vị của cái cơ thể thèm một chút gì của quê hương dấu yêu!

Ôi quê hương xa cách ngàn trùng!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
18/12/201203:06:42
Khách
Khá hay nhất là đoạn chót. Đọc mà thương cho người Việt xa xứ dù vì bất cứ lý do nào.
Cám ơn tác giả.
18/12/201221:55:15
Khách
Văn hoá ăn thịt chó của người bắc thật là độc ác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,691,373
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng:  http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li cho Trung Thu 2012.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông là một du ký về nhiều nước Âu Châu, với nơi hẹn chính là Paris.
Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn, người đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, từ nay là bút hiệu. Cô là dân Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, từng sống ở vài tiểu bang như Indiana, New York, Connecticut, hiện là cư dân San Jose, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”
Nguyễn Khánh Vũ là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, tác giả đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến