Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh

10/12/201200:00:00(Xem: 276016)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

- Em à, khi còn nhỏ mỗi lần Noel tới món quà mà anh ao uớc nhứt là toa xe lửa chạy trên đường rầy. Anh nhớ có lần ba má dẫn anh đến một người bạn nhà giàu anh thấy con của họ lấy trong hộp bày chiếc xe lửa ra lắp vào cho chạy trông thật là vui. Cứ nhìn nó qua đèo rồi xuống lũng rồi lại chun vào đường hầm, rú còi khi đến trạm có người trưởng ga đứng cầm cái cờ nho nhỏ đưa lên xuống làm anh đứng nhìn mãi, không muốn về. Từ đó anh cứ ao ước mãi mà không bao giờ có được vì ba má không đủ tiền mua.

Nàng nhớ rõ từng chi tiết câu chuyện về chiếc xe lửa chồng kể cho mình năm nào. Lúc đầu nàng thấy chồng mình sao …con nít! Thích gì không thích lại thích toa xe lửa chạy trên đường rầy. Thật đúng là con nít!

Vài ngày nữa là tới lể Giáng Sinh. Nàng đứng tần ngần trườc cửa tiệm bán đồ chơi cho trẻ con lớn ở phiá Tây thành phố Oly. Cha mẹ đi mua đồ chơi làm qùa cho con thật là đông. Nàng đi vào tiệm rảo mắt tìm nơi để toa xe lửa. Chen lấn chật vật một hồi lâu nàng mới tìm ra được. Trước mặt nàng là xe lửa đủ loại lớn, nhỏ. Có loại cũng đẹp nhhưng lại không chạy được chỉ để chưng. Có loại thì lại thiếu những chi tiết nhỏ để làm cho toa xe thêm phần hấp dẫn.

Sau cùng nàng tìm được một toa thật lớn, chạy bằng sáu cục pin đại với đầy đủ những chi tiết mà nàng nghe chồng tả. Thứ này chỉ có một. Nàng mừng quá lấy xuống kệ, ôm ra quầy tính tiền. Về tới nhà nàng đem cất kỹ vào một góc kho, không để cho chồng thấy.

Năm nay chàng mua tặng vợ một hộp mỹ phẩm thứ nàng thích và thường dùng. Chàng lấy giấy gói quà gói lại và thắt nơ, đặt dưới cây Noel đặt ở phòng khách.

Chàng ngồi trong nhà nhìn ra, bên ngoài tuyết rơi thật đẹp. Những bông tuyết nhẹ rôi lả tả, đều đều phủ kín các máy nhà và mấy càng cây trong vườn như trong các thiệp chúc Noel. Chàng nhớ lại những mùa Giáng sinh khi xưa khi còn bé ở Sàigòn được ba má dẫn đi nhà thờ Đức Bà xem đèn giăng rực rỡ rồi đi bộ xuống đường Tự Do để xem hết tủ kiếng này đến các cửa hàng nọ trưng bày mừng Noel. Sao mà hấp dẫnquá vậy? Chàng còn nhớ tượng Chúa Hài Đồng nằm trong hang đá nơi máng lừa, có ông Joseph và Mẹ Maria cùng Ba vua với ngôi sao tỏa sáng ngời trên mái tranh máng lừa. Nhưng nơi mà chàng không chịu rời đi dù ba má nhiều lần hối thúc. Đó là một tủ kính trưng đoàn xe lửa đang chạy lên xuống, mà chàng đã từng thấy.


- Ba mua cho con một chiếc nhe ba! Chàng nhớ mình lên tiếng xin.

Chàng nhớ ba có hứa sẽ mua nhưng rồi cậu bé cứ chờ mãi và chờ mãi.

Đêm Noel

Nàng đợi chồng vào phòng ngủ rồi mới mang hộp đựng toa xe lửa ra để dưới cây Noel chung với các món quà khác. Lát sau, nàng nói vọng vào:

- Anh ra mở quà đi anh. Mười hai giờ rồi đó.

Nàng vừa hồi hộp vừa thích thú nhìn chồng đang mắt nhắm mắt mở đi lại cây Noel. Chàng dụi mắt hai ba lần rồi nhìn chăm chú vào cái hộp to tướng nằm dưới cây:

- Hộp quà gì lớn quá vậy em?...Giống như hộp đồ chơi xe lửa quá vậy!? Nàng trả lời cách đầy bí mật:

- Thì anh lại mở ra thì biết.

Chàng bước mau tới ôm cái hộp lên xé giấy gói ra:

- Toa xe lửa! Trời đất ơi em mua hồi nào vậy? Đẹp quá chừng!

Chàng để cái hộp xuống lại ôm nàng thì thầm vào tai:

- Em làm anh vui quá đó em!

Nàng cảm thấy niềm sung sướng của chồng truyền sang người mình. Một niềm vui đầy xúc động dâng lên mắt nàng.

Từ đó tới sáng nàng ngồi nhìn chàng lui cui ráp đường rầy, đặt nhà ga, hầm chạy, cây cỏ, các con thú vật nho nhỏ xinh xắn dọc đường xe lửa chạy, mê mệt như một đứa trẻ con. Sau khi bỏ pin vào, chàng mở nút cho đoàn xe chạy, cười một cách thích thú.

Chưa bao giờ nàng thấy chồng mình vui và biểu lộ rõ ràng cảm xúc như vậy. Nàng bỗng thấy thương quá. Đối với người ngoài thì đúng là “con nít” nhưng đối với chồng mình nàng biết đây là một ước ao đã dồn nén từ mấy chục năm qua. Nàng cảm nhận ra được là không có niềm vui nào giống niềm vui nào. Không hẵn là cái vui do tiền tài vật chất mà còn những niềm vui khác đem lại cho ta cái vui lớn lao không gì trên đời có thể so sánh bằng. Đối với nàng mùa Noel này thật là ý nghĩa vì nàng đã đem lại được niềm vui lớn cho chồng mình.

Căn phòng trở nên ấm cúng hơn và sinh động hơn. Mấy toa xe lửa nối nhau lăn bánh trên đưòng rầy. Tiếng cành cạch đều đều của bánh xe lăn trên đường rầy và tiếng còi hú mỗi khi đến xe trạm làm nở nụ cười thoả thích và gần như là hồn nhiên của chàng.

Người chồng tuy đã nhiều tuổi đời nhưng trong lòng lại có một niềm vui thật trẻ.

Chuyến xe lửa ước mơ từ thuở nọ
Bạc mái đầu mới có, nhờ em
Kìa đoàn tàu kéo còi vào ga nhỏ
Ga an bình trong giá lạnh đêm đông
Cám ơn em, quà giáng sinh ấm áp.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
15/12/201202:19:27
Khách
1 câu chuyện rất là Xmas ... Cảm ơn tác giả & Merry Xmas to you !
14/12/201200:19:55
Khách
"Gãi đúng chỗ ngứa" là một tuyệt chiêu mà giá trị tuyệt đối ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Anh chồng trong truyện quả thật quá may mắn còn cô vợ lại cũng là chu đáo,tế nhị hiếm có;Quả là đôi lứa xứng đôi.

Truyện kể và văn viết nhẹ nhàng,dễ thương !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,662,061
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến