Hôm nay,  

Đi Bắt Bào Ngư Tại Mũi Arena

06/12/201200:00:00(Xem: 257966)
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... Chuyện lặn bắt bào ngư tại Mũi Arena -Mendocino, vùng Bắc Cali- là bài viết thứ năm của Mr. Bond.
vvnm5
Tác giả và “chiến lợi phẩm, ”2 em, mỗi em to bằng tô phở”.
Cuối cùng tôi cũng có dịp lặn hụp trong lòng biển California, để tự tay đem lên bờ những con bào ngư mà xưa kia chỉ có người giàu hay vua chúa mới được thưởng thức. Thức dậy lúc 3 giờ sáng, từ Oakland chúng tôi đi theo freeway I-580 W sang US-101 N rồi CA-128 W để đến thị trấn Mendocino.

Tuy đoạn đường dài khoảng 200 dặm nhưng chúng tôi phải mất nhiều thời gian lái xe, vì đây là đường đèo chạy dọc theo bờ biển của miền bắc Cali, với nhiều khúc cua cùi chỏ nguy hiểm, cũng như nhiều vưc sâu hun hút, có nơi sâu đến cả ngàn mét. Cảnh vật bên đường rất đẹp, một bên là vách núi thẳng đứng và một bên là vực biển, chỉ tiếc là tôi không ghi lại được những cảnh này, vì lúc đi thì trời còn tối, còn lúc về thì lạii vô tình để máy hình trong túi xách nằm sau xe.

Sau hơn 3 giờ lái xe vượt qua những hẻm núi và những đoạn đường đèo nguy hiểm, chúng tôi đến được mũi đất Arena thuộc thị trấn Mendocino, nơi mà chúng tôi sẽ lặn để bắt bào ngư hôm nay. Cảnh vật nơi đây khá hoang sơ vắng vẻ, với một tòa nhà hai tầng làm bằng gỗ cũ kỹ, tầng trên được dùng làm văn phòng và phiá dưới là vài cửa hàng bán thức ăn và quà lưu niệm. Một cầu tàu bằng gỗ bắc ra biển để cho dân du lịch dừng chân ngắm cảnh, cũng như là nơi dùng để lên xuống tàu của dân đi câu. Nơi đây không có bến để lên xuống tàu như các nơi khác, mà thay vào đó là một cái cần cẩu khá lớn dùng để cẩu tàu từ trên xe đậu trên cầu tàu, rồi thả xuống biển và sau đó lại câu tàu của bạn từ dưới biển lên, đặt lại vào xe khi bạn trở về sau một ngày đi câu.

Thời tiết hôm nay không được tốt và thuận tiện cho việc đi biển cho lắm, vì biển đang động, trời có mưa phùn và sương mù khá dầy. Nhiệt độ trên bờ khoảng 9-10 độ C nhưng dưới nước thì chỉ còn khoảng 2-3 độ C là cùng.

Theo như mấy sư phụ nói thì thời tiết ngày hôm nay ngoài việc gió to và sóng lớn, những con sóng này lại là Mix Waves (sóng đánh không theo chiều nhất định) nên tàu sẽ bị nhồi rất nhiều, cũng như nước biển sẽ bị khuấy đục gây khó khăn cho việc lặn và tầm nhìn dưới nước bị hạn chế. Mấy anh còn nói thêm, với điều kiện thời tiết và biển như thế này, thì thường có những vùng xoáy đột ngột xuất hiện, tạo ra những con sóng ngầm có thể cuốn trôi bạn bất cứ lúc nào, trong khi đó trên mặt biển vẫn yên lặng làm bạn không tài nào nhận ra được.

Theo luật California ngoài giấy phép câu cá, khi bắt bào ngư bạn phải mua thêm giấy phép giá $20 đồng với quy định là một năm chỉ được bắt 24 con và một ngày không quá 3 con, với kích thước từ 7 inches trở lên (đo chiều rộng nhất của vỏ từ đầu này đến đầu kia).

Ngoài ra, luật còn đòi hỏi là trong khi lặn, nếu bắt được con không đủ kích thước thì bạn không thể vất đại nó xuống biển, mà phải lặn lại xuống nước và đặt nó về chỗ cũ, nơi mà bạn vừa bắt được nó. Các nhân viên kiểm ngư của chính phủ theo dõi các việc này rất gắt gao và họ dùng ống dòm để theo dõi bạn từ xa. Nếu vi phạm những điều mà luật quy định cũng như bắt con không đủ size hay nhiều hơn mức cho phép, thì họ sẽ ghi cho bạn giấy phạt và bắt phải ra tòa, cũng như phạt bạn $600 đồng/con và cứ thế mà nhân lên. Luật của Cali cũng quy định việc bắt bào ngư phải là free diving (lặn tự do không đeo bình hơi) nên người đi lặn bào ngư ngoài việc phải biết bơi giỏi, còn đòi hỏi họ phải có sức khỏe và thể lực tốt.


Hành trang của người đi bắt bào ngư ngoài bộ đồ lặn da nhái thuộc loại tốt và có độ giữ ấm cao, để chống lại cái lạnh như nước đá đang tan của nước biển vùng này, họ còn mang theo một mắt kiếng lặn có ống thở và một túi lưới dùng để đựng bào ngư. Người cẩn thận hơn thì đem theo thêm một con dao găm nhỏ giắt ở bên hông để phòng thân, ngoài ra người ta còn mang theo một thanh nhôm dẹp dài khoảng 3-4 tấc, nhìn giống con dao cùn, trên có khắc các vạch để đo kích thước, vừa dùng làm dụng cụ để cạy bào ngư ra khỏi đá, cũng như làm cây thước đo bào ngư khi bạn bắt được, và cuối cùng là một đoạn dây thừng một đầu được cột vào một cái phao hay một cái pitxin, và đầu kia thì cột vào thắt lưng của mình, để khi lặn xong thì cứ việc phăng theo sợi dây mà trồi lên mặt nước, rồi ôm phao để nghỉ mệt.

Chúng tôi đậu xe vào bến và chuyển các dụng cụ cần thiết qua tàu câu của các anh đang đậu tại cảng nầy. Sau đó mọi người thay đồ lặn để chuẩn bị ra khơi. Điểm bắt bào ngư là một bãi rong dày đặc rộng cả mấy chục mẫu tây. Bạn phải lặn len lỏi trong bãi rong này ở độ sâu từ 10-15 ft nước để tìm những con đủ size mà bắt.

Thông thường đi lặn bắt bào ngư ở điều kiện thời tiết tốt thì cũng đã sợ rồi, vì đây là việc lặn không có bình dưỡng khí nên việc gặp rủi ro và bất trắc rất lớn, nói chi là hôm nay biển động và có mix waves. Nếu vô tình lặn vào vùng nước xoáy nó sẽ đánh bạn vướng vào những đám rong dầy đặc nầy, không thoát ra được thì coi như tàn đời. Bạn sẽ ỡ mãi trong lòng đại dương và tôi cũng đã có một người bạn đi lặn bào ngư theo kiểu này, rồi chết bỏ xác nơi biển khơi để lại một vợ hai con thật đau lòng.

Với những người lặn có kinh nghiệm như các anh bạn của tôi, thường thì nhìn qua là họ biết liền những con nào đủ kích cỡ và chọn để bắt, còn mấy thằng a ma tơ mấy năm mới đi lặn có một lần như tôi thì bó tay. Nên cạy bào ngư ra thì tôi phải đo liền để mình khỏi mất công khi đem nó lên mặt nước rồi mới đo, nếu lỡ không đủ size lại phải lặn thêm chuyến nữa đem trả nó về chỗ cũ thì cũng khổ.

Vì thời tiết không cho phép cũng như nước quá đục, trong điều kiện lặn như thế nầy thì các thợ lặn chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm cũng phãi “nghĩ lại”. Vậy mà bọn tôi vẫn ôm phao leo lên nhảy xuống ùm ùm, lặn tìm và đưa các con bào ngư đúng kích thước lên tàu. Sau nhiều lần cố gắng nhóm cũng bắt gần đủ số lượng cho phép, riêng tôi lù khù nhưng đựoc ông bà độ mạng, nên cuối cùng cũng vớ được 2 em đủ chuẩn để đem về làm quà cho gia đình.

Sau mấy giờ lặn hụp trong lòng biển, ai cũng mệt đừ nhất là tôi vì đã lâu không có dịp đi lặn trở lại nên tứ chi mỏi rã rời, bò được lên tàu là nằm luôn trên sàn mà thở dốc. Để lấy lại sức mấy anh em xẻ thịt luôn 2 con bào ngư ăn liền. Cầm cục bào ngư mấy anh sắt đưa cho trắng phau như cùi dừa rám, ngọt và dòn, tôi ăn vào đến đâu thì thấy khỏe đến đó.

Đúng là “hàng quý hiếm” có khác.

Tạm biệt Mendocino, chúng tôi lái xe về lại Oakland sau một ngày lặn hụp trong nước mệt nhoài và không quên mang theo các chú bào ngư béo tròn bề ngang to bằng tô phở.

Thế là tôi lại bắt được một loài hải sản mới để bỏ vào bộ sưu tập của mình, một loài quý hiếm mà chỉ có những người lắm tiền nhiều của hay những thằng “trời đày” như tôi mới được ăn.

Mr. Bond

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,663,141
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng:  http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li cho Trung Thu 2012.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông là một du ký về nhiều nước Âu Châu, với nơi hẹn chính là Paris.
Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn, người đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, từ nay là bút hiệu. Cô là dân Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, từng sống ở vài tiểu bang như Indiana, New York, Connecticut, hiện là cư dân San Jose, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”
Nguyễn Khánh Vũ là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, tác giả đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến