Hôm nay,  

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

20/11/201200:00:00(Xem: 776773)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.

Lịch sử ngày lễ Tạ ơn có lẽ không cần nhắc lại, dù người Việt qua Mỹ định cư mới biết xứ sở mình dung thân có ngày lễ ý nghĩa này. Và dường như từ khi tôi biết nơi tôi đang sinh sống có một ngày lễ thật ý nghĩa trong năm - ngày để mọi người lắng lòng suy tư về những ân điển Thượng đế đã ban cho mình, gia đình, người thân, bạn bè; Ngày để suy tư về những quan hệ chằng chịt trong kiếp người…

Trong tâm tư trầm mặc như sương sớm dày đặc trên ngọn đồi héo úa sau nhà. Tôi hình dung lại người xếp cũ của mình, người tôi thường nhớ đến khi lòng muốn ghét bỏ ai trong những quan hệ lằng nhằng của một người đã sống lâu trong một thành phố như tôi. Hình ảnh người xếp cũ như người dám sát tôi suốt đời khi mang lòng ghét bỏ hay thù hận ai. Tuy đã nhiều năm không gặp nhưng những gì ông ta nói, ông ta làm cho công nhân của ông ta là những người Việt mới sang định cư luôn nhắc nhở tôi hãy xem đó là mẫu mực của lòng vị tha; tình người không phân biệt màu da tiếng nói. Tôi nhớ mãi chuyện về một người đồng nghiệp Việt nam của tôi, cũng trong không gian lạnh đầy của mùa lễ như sáng nay đây, anh ta ghé tai tôi nói nhỏ: “Ông mới nhận hàng gì vô kho, ông có biết không?”

Tôi trả lời vô tư trong tình đồng nghiệp mà lại đồng hương nữa, “Tôi mới nhận 50 cây khoan tay, loại này xài pin xạc đó nha ông. Đỡ khổ cho anh em trong xưởng, không phải kéo dây điện lằnh nhằng nữa…” Tôi nói xong rồi thôi, đi làm việc của mình. Nhưng anh bạn (là công nhân lắp ráp trong xưởng - không làm việc ngoài Shipping & Receiving Department). Sao anh ta lại tìm tôi để cho biết đó là khoan tay kiểu mới, giá thị trường bên ngoài đến hơn ba trăm đô la một cây đó!...

Tôi linh cảm được chuyện bất thường xảy ra, nhưng không tin là anh ta dám đánh cắp (một cây thôi chứ đừng nói là cả 5 cái thùng to, trong đó mỗi thùng chứa 10 cây khoan xài pin xạc).

Không ngờ bữa tiệc Thanksgiving do hãng đãi công nhân đang diễn ra tưng bừng trong hãng, thì (ngoài cửa khu vực Shipping & Receiving không đóng cửa bao giờ, hàng hoá nhận vô sẽ từ từ được chuyển vô warehouse…) Đúng lúc tiệc vui náo nhiệt, từng bừng thì 5 thùng khoan xài pin xạc ngoài cửa bốc hơi. Tôi không sợ cho mình vì mất trong giờ làm, mất trong hãng… Nhưng đoán biết được thủ phạm! Tôi chỉ nhìn anh bạn đã thì thầm với mình - rồi tự anh ta nói, “Ông cứ nói không biết là xong, không ai quên ông đâu!”

Còn gì nữa để nói, khi tôi có thấy anh ta lên khu vực văn phòng - nghĩa là lên mượn điện thoại bàn của cô thơ ký để gọi ra ngoài (vì thời ấy chưa có điện thoại cầm tay). Tôi hình dung ra việc anh ta gọi một người khác, đến cửa Receiving của tôi - đúng giờ mở tiệc tưng bừng trong phòng ăn thì ngoài này - có dọn cả kho hàng cũng không ai biết… Và 5 thùng khoan tay vừa nhận đã biến mất theo cách ấy!

Tôi đi báo với ông xếp trực tiếp của mình vì ông là thủ lãnh khu vực Shipping & Receiving. Không ngờ ông nói với tôi, “Bạn cứ vào ăn uống, vui chơi đi!” Rồi ông vào văn phòng của ông, đóng cửa, nói điện thoại… tôi lại hình dung ra việc vài cái xe cảnh sát tới đây, họ chất vấn tôi là người trực tiếp nhận hàng và chưa kịp giao vô kho cho thủ kho là cô gái Mễ (còn đang hăng say trang điểm cho bữa tiệc và cả cho bản thân cô). Tôi không đoán tiếp nổi là câu chuyện sẽ diễn biến tới đâu; chỉ tự tin là mình vô tội thì không sợ gì hết!

Về phía Mỹ đã không sợ, nhưng về phe ta thì rất buồn! Sao anh bạn tôi đi làm chuyện bậy bạ như thế! Về mặt pháp luật, nếu anh ta bị điều tra được thì khốn nạn suốt đời; về tình nghĩa đồng nghiệp, đồng hương… sao anh ta lại đối xử với tôi như thế! Tôi không khai thì mang tội đồng loã; nhưng khai thật sự thật anh đã nói gì với tôi, thì…

Và đúng là cảnh sát có đến lập biên bản để điều tra. Sau đó, mọi người trở lại chỗ làm, nhưng chẳng ai làm việc nữa - và mấy ông xếp của từng khu vực cũng chẳng rầy la ai nữa… mọi người trò chuyện ngay chỗ làm, (người Mỹ không quan tâm chuyện hãng bị mất cắp, vì chẳng mắc mớ gì đến họ - nhất là một ngày vui thì họ tận hưởng cái đã). Nhưng người Việt thì xì xầm, vài người bạn trong xưởng đến hỏi thăm tôi, chia sẻ lo lắng với tôi… và những người tò mò cũng đến tìm hiểu để phao tin thất thiệt…

Khi mọi người đã ra về, ông xếp gọi tôi vào văn phòng của ông. Ông nói ngắn gọn, “Trong hãng mình, (một người trên văn phòng - nhìn qua cửa sổ) đã thấy một người đàn ông Việt nam, chừng ba mươi tuổi, mặc áo màu… lái xe Nissan truck, màu đen. Đến cửa Receiving bưng 5 thùng carton lên xe - và chạy đi. Lúc đó là… mấy giờ. Nếu đó là người của mày thì tao có cách cứu mày; Nếu mày trả lời không phải là người của mày thì tao nói cảnh sát thẳng tay.”

Tôi cũng trả lời ngắn gọn vì dường như ông chọn tôi trong mớ Việt nam vào xin việc cùng ngày, có lẽ ông tin tôi không nhiều lời như ông. Tôi nói, không phải người của tôi; và… “xin ông đừng hỏi thêm!”

Ông đồng ý để tôi ra về, chúc tôi nghỉ lễ Thanksgiving vui vẻ, có lái xe xuyên bang thì nên cẩn thận, đừng rượu bia khi lái xe, v.v…

Thật là một kỳ nghỉ không yên, đi xuyên bang cũng không vui vẻ gì nữa vì cứ phải giấu chuyện không vui trong lòng. Tôi chỉ mừng rỡ khi trở lại làm việc, và còn gặp người “bạn làm chung”. Có điều, anh ta không còn vồn vã, vui vẻ với tôi như xưa. Tôi bước vào khu vực làm việc của mình thì thấy 5 thùng carton bị mất cắp trước lễ đã trở về kho.

Tôi đi hỏi ông xếp, chỉ được ông trả lời, “Cảnh sát họ tìm thấy ngoài phía đường rày xe lửa (đó là một bãi đất trống bên hông hãng, hoang vu ra tới cột đèn cao thế, và cỏ hoang, rác rến…)

Câu chuyện bị dìm xuồng vì xếp tôi không hay chuyện. Và sự ấm ức không rõ đầu đuôi câu chuyện trong tôi cũng tan biến theo. Sau đó hơn năm thì tôi xin nghỉ việc để đi làm hãng khác. Hôm ông xếp mở bữa tiệc nhỏ trong office của ông để tiễn tôi đi, (những người mới vào làm không biết gì chuyện quá khứ của Shipping & Receiving Dep này cả! Riêng tôi được thoả mãn sau khi hỏi ông chuyện cũ, ông trả lời, “Chính những người Việt làm việc trong hãng này cho tao hay - sau khi họ được chào hàng. Và đã như thế thì việc tìm ra kẻ cắp không khó nữa! Nhưng… đuổi việc một nhân viên rất khó - khi người xếp trên nghĩ đến đời sống của bản thân anh ta; gia đình anh ta; nhất là lý do anh ta bị đuổi vì tội trộm cắp trong hãng thì coi như anh ta không còn khả năng xin việc ở hãng khác.”

Tôi thật xấu hổ khi thấy mình chỉ để lòng chuyện ấm ức là không được rõ đầu đuôi câu chuyện. Thì ra một người Mỹ bình thường như ông xếp tôi cũng có lòng thương người; đặc biệt là cả những người không cùng màu da, tiếng nói với ông. Tôi nhớ ông có nói lời chúc mừng khi tôi thôi việc để đi làm hãng khác, “Chúc bạn thành công, và đừng bao giờ quên lý do người ta trộm cắp, vì đuổi một người là cắt hết các thứ của một gia đình…”

Đã nhiều Thanksgiving đi qua, đã nhiều lần tôi thay đổi việc làm. May mắn là tôi chưa bao giờ làm xếp để khó xử với thuộc cấp. Nhưng may mắn không đến hoài, Thanksgiving năm nay, tôi cũng không bình an như những lời chúc tốt đẹp trong mùa lễ này; tôi không dính líu vô một vụ án nào hết! Đơn giản, chỉ là cái xui gõ cửa số phận khi tôi bị chỉ định làm xếp. Tôi ngồi hàng giờ trong văn phòng - trong khi cũng ngoài phòng ăn đang vui vẻ ăn lễ. Ước gì được gặp lại ông xếp cũ để hỏi ông, “Tôi gặp phải trường hợp đã tha thứ, nhưng thuộc cấp vẫn ngựa quen đường cũ. Nếu tôi làm điều ác với một người để minh oan, rửa tội cho nhiều người thì tôi có lỗi không?”

Càng bế tắc suy nghĩ, tôi càng thương ông xếp cũ và hiểu ra những lời hay, ýđẹp mà người ta thường nói ra cửa miệng thật vô nghĩa. Và khi phải làm một điều hay, ý tốt thật khó khăn! Không biết ông xếp cũ có linh tính trước là có ngày tôi ngồi vào cái ghế của ông - ở một hãng xưởng nào đó! Nên dặn dò tôi, “đừng bao giờ quên lý do người ta trộm cắp.” Tôi chỉ cầu mong Ơn trên cho những người chủ rộng lượng hơn - cũng là một cách bớt trộm cắp vì cha ông ta đã chẳng từng nói, “bẩn cùng sinh đạo tặc”. Mong là sau Thanksgiving - mọi chuyện sẽ tốt lành như những lời chúc vô nghĩa mà ai cũng mong được vậy!

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,659,941
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết gửi Việt Báo, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Cách kể, cách viết cho thấy một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy.
Tác giả là cư dân Boston, bút hiệu của bà nhắc nhớ bài thơ nổi tiếng của một thiền sư Việt Nam. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq: “Đóa Hồng Bạch,” phổ biến vào dịp Memorial Day 2011, tới nay đã có 22,468 lượt người đọc trên Vietbao Online. Bài mới của Nhất Chi Mai là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả “Cuốn Theo Chiều Gió”. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.
Người viết là một cô giáo dạy Việt ngữ tại San Jose, người gởi bài dùm là ThaiNC, tác giả bài “Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ” đã phổ biến. Bài viết được Thai NC giới thiệu như sau:
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người.
Nhạc sĩ Cung Tiến