Hôm nay,  

Đi Một Ngày Đàng

29/08/201200:00:00(Xem: 213108)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.

Dù từ chỗ tôi ở lên tới Seattle chỉ có hơn một tiếng lái xe vậy mà mấy năm rồi tôi chưa đến được.Lý do là tôi chẳng có việc gì để lái lên đó mà thăm bạn bè cũng không.Mấy người quen ở gần tôi thườnhg lái xe lên đó để …đi chợ cho rẽ.Tôi thì ngán nhất là tình trạng kẹt xe mà như ngày nào cũng bị ở đoạn Freeway I-5 gần tới Seattle.Lý do đây là điển tập trung dồn về sở làm của các công nhân làm cho các hảng Boeing và Microsoft.Không ngờ là Thứ Tư vừa rồi tôi lại có dịp lên tận Seattle.

Số là Dì Tư, người dì ruột của vợ tôi, bị nhiểm trùng túi mật phải được chở trực thăng gấp lên bệnh viện lớn Harbor View ở Seattle. Vợ tôi nóng lòng muốn đi lên thăm nhưng tôi thì ngại lái xe xa và sợ cái cảnh xe tấp nập của thành phố lớn rất dễ bị tại nạn.May sao vào ngày nghỉ của vợ tôi, Cường, con trai lớn của dì, trên đường đi nuôi mẹ ghé qua chở hai vợ chồng tôi lên bệnh viện.Tôi mừng vô cùng.Sau hơn một tiếng đồng hồ xe chúng tôi tới bệnh viện ngừng ở trạm lấy vé vào khu gỡi xe rồi vào thang máy lên lầu năm nơi bà dì đang nằm.

Qua một dãy hành lang tấp nập y tá qua lại thăm bịnh ở các phòng chúng tôi tới phòng 502 thì thấy ông dượng đã ở đó đó từ tối hôm qua. Hôm nay trông ông bơ phờ vì mấy ăn, mất ngủ lo cho dì. Từ khi dì bị ngã bịnh đốt ngột cách đây ba ngày thì duợng, hai đứa con trai, Cường và đứa em trai, thay nhau chăm sóc cho dì mà phần lớn là nhờ sự tận tâm và kinh nghiệm chăm sóc bịnh nhân của Cường.Cách đây vài năm, vợ Cường bị biến chứng khi sanh con nên Cường phải chăm sóc vợ trong một thời gian dài ở bịnh viện này nên có được rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bịnh. Chính cường là người đã yêu cầu và liên lạc với bác sĩ ở Harbor View để đưa mẹ mình từ bịnh viện ở Olympia lên đây để làm phẩu thuật. Điều mà tôi xin nói ra ở đây là tôi chưa hề thấy ai chăm sóc người mình tận tâm và có hiệu quả như vầy. Dĩ nhiên tận tâm là đối với người nhà nhưng sự chịu đựng với những bực dọc không căn cứ của người bịnh khi bị đau đớn thể xác , rối loạn về tâm lý trở nên gắt gỏng mới là khó.

Vài ngày trước đó ở bệnh viện tại Olympia, y sĩ giải phẫu ở đó đã không thực hiện được hữu hiệu khi lấy chất độc ở mật rồi làm túi mật bị bể, đưa bịnh nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng.Lúc đó Cường Cũng có mặt trong phòng mỗ và vì thấy tình hình đáng ngại như vậy liền cương quyết yêu cầu chuyển bịnh viện.Thế là dì được máy bay trực thăng tải bịnh nhân lên thẳng bịnh viện Harbor View. Từ lúc đó cho đến mấy hôm sau Cường túc trực ngày đêm để nghe lời giải thích và hướng dẫn của y sĩ và ý tá trực để chăm sóc cho mẹ mình.Nhiều lần vì chìu theo ý mẹ làm trái lời căn dặn của y sĩ, Cường bị lời quở trách, lại có khi vì không dám làm trái lời căn dặn, Cường lại bị mẹ mình cáu giận.Thật đúng là cảnh bị“dưới buá trên đe”! Vậy mà Cường vẫn giữ được bình tỉnh dù hứng chịu nhiều lời khó nghe.Cường nói:


- Em tập được chiêu “nói lỗ tai này cho qua lỗ tai bên kia” nên everything ok!

Chỉ ở điểm này thôi, Cường hơn tôi rất nhiều vì tính tôi không chịu đựng được đến mức như vậy. Đó là chưa nói đến việc ngày đêm tận tâm chăm sóc cho mẹ mình thì tôi phải học ở Cường rất nhiều. Tôi nghĩ lại thì tôi chưa bằng một góc của Cường trong việc chăm sóc cho ba tôi khi ông bị bịnh nằm liệt giường. Trước sự tận tâm của Cường đới với me, tôi thấy mình đang học được một bài học “sống” và vô giá để tu sửa con người của mình. Đây là điển hình cho một người con hiếu thảo đối với cha mẹ của mình mà tôi thấy có lẽ rất hiếm có ở thời buổi này và ở xứ này. Những thể hiện cụ thể của đức tính cao đẹp đó làm cho tôi thấy phải suy nghĩ lại những gì thiếu sót mà mình đã làm và những gì mình phải làm từ đây.

Trong thời gian chờ đợi ngoài phòng bịnh, tôi để ý thấy các y tá tới lui, hết đo mạch rồi ghi chép trên biểu đồ rồi chạy sang phòng khác không ngừng nghỉ. Chỉ nhìn họ đi đi lại lại mà tôi thấy chóng mặt.Ở phòng kế bên , ya tá phải giúp cho một người bịnh trở mình vì nằm một bên đã qúa lâu.Tôi nghe tiếng rên la, cự nự người y tá của bịnh nhân vì bị đau mà tôi cũng thấy xót ruột. Nhớ lại những lúc mình làm việc không chú tâm, lơ đểnh mà tự thấy kỳ. Làm việc đúng lương tâm chức nghiệp của mình quả là một niềm tự hào và đáng hảnh diện. Thêm một bài học cho tôi.

Từ khi về nhà đến giờ hình ảnh của một người con hiếu thảo vẫn theo tôi ngày cũng như đêm. Tôi nhận thấy dì dượng Tư có phước khi có được con mình hiếu thảo. Tôi cũng cảm ơn Cường đã cho tôi có cơ hội thấy phải sống như thế nào khi cha mẹ hay người thân của mình khi lâm cảnh đau yếu.Đợi đến người thân của mình qua đời rồi mới hối hận và tìm cách chứng tỏ tình thương của mình bằng vật chất thì vừa vô nghĩa và lại vừa vô ích vì đã quá trể.

Tôi cảm ơn tất cả những người và sự việc xãy ra hôm lần đi thăm bịnh lần rrồi.Chỉ một lần đi trong ngày mà tôi học được cho bản thân mình nhiều bài học bổ ích cho mình. Với những bài học “sống” như vậy có sức mạnh cả vạn lần hơn những gì tôi đọc trong sách bấy lâu nay.Tôi thấy mình phải làm khác đi những gì vẫn làm từ trước đến nay để trước tiên cho hạnh phúc của chính mình rồi cho hạnh phúc của người sống chung quanh mình. Thường thì “muốn nhận thì phải cho trước” nhưng giờ tôi thấy được là “cứ cho mà không mong chờ được nhận” mớithực sự niềm hạnh phúc thực sự.Cái hạnh phúc mỗi đêm có được một giấc ngủ ngon sau khi mình đã phục vụ hết mình không bị dằn vật vì những tính toán so đo.

Người xưa hay nói “Đi một ngày đàng học một sang khôn” còn tôi thì thấy mình “đi một ngày đàng học được vô vàn điều hay.” Có nhiều bài học trong đời sống có mảnh lực làm biếc cải cả một lối sống và lói suy nghỉ. Tôi may mắn đã học được một trong những bài học đó./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
11/09/201222:32:33
Khách
Theo ý tôi, đây là bài có chất lượng nhất của tác giả. Lành thay !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,659,941
Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phi Yên là một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba của cô.
Tác giả sinh năm 1965, quê ở Phú Yên. Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Công việc đang làm: inspector và programer trong một hãng tiện cơ khí. Ngay từ bài viết về nước Mỹ đầu tiên trong năm 2012, “Chuyện Của Bill” tác giả đã cho thấy cách viết tinh tế và sống động hiếm có. Được biết, tuy cùng bút hiệu và cùng gửi từ Chicago, nhưng Nguyễn Văn 2012 không liên hệ tới tác giả Nguyễn Văn của năm Canh Thìn 2000, người viết bài “Dưới Mái Trường Senn.”
Tác giả Lưu Nguyễn cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài viết mới nhất của Lưu Nguyễn là chuyện về đời sống tại Mỹ.
Trương Kim Hoàng Thư,một kỹ sư, hiện làm việc tại DPW-LACO, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 11 năm trước với bài "Phốp - Chuyện Một Phần Tư Thế Kỷ". Bài sau đây là một chuyện tình mùa xuân, đã phổ biến trong Báo Tết Việt Báo 2012.
Tác giả đã 2 lần liên tiếp nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Tác Phẩm Trong Năm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài viết mới là một tự sự xúc động về Tháng Tư với lời ghi: Tặng những người có cha mẹ đã chết trong trại tù sau 1975.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản, và nhiều bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên đề quốc tế. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011,
Nhạc sĩ Cung Tiến