Hôm nay,  

Long Đong Chuyện Bút Danh

20/07/201200:00:00(Xem: 88571)
viet-ve-nuoc-my_190x135Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Dù muốn hay không muốn, ai đi vào con đường viết lách cũng muốn tìm cho mình một bút danh. Chuyện này cũng bình thường, ấy vậy mà hành trình danh với bút lận đận nhất vẫn là…tôi. Thật sự hồi còn trẻ tôi không quan tâm lắm, ngày ấy thấy tên mình cũng đủ đẹp dù có phần hơi phi meo nhưng không sao, bạn bè khen là dễ nhớ hay có gọi trật ra một chút khi họ Đỗ thành họ Đào, họ Đinh, họ Đặng, họ Đèo…nhưng họ nào ghép vào tên mình cũng vẫn thấy tươi mát như…cỏ xuân!

Nhớ lại vào đầu thập niên 60, theo yêu cầu của một ông cha hiệu trưởng một trường tư thục nhỏ ở thành phố biển, mấy anh em chúng tôi những kẻ ngoại đạo đã lấy vài biệt danh cho dễ nổi khi quảng cáo cho trường. Tôi chẳng khó khăn gì khi chọn cho mình danh xưng thầy Xuân Đỗ, chuyên dạy văn & sử. Mấy ông kia chuyên đề các môn khoa học và ngoại ngữ cũng chọn mấy cái tên khá kêu, đến nay ra hải ngoại có người đã dịch thơ DTL và tiểu thuyết văn học Mỹ, có ông viết cả một bộ trường thiên tiểu thuyết dã sử được đánh giá cao. Ít năm sau đó, thầy hiệu trưởng đi tu nghiệp ở chủng viện Mỹ rồi ngài ở lại luôn, các thầy giáo trẻ bị động viên vô lính, các thầy già học trò (đa số là nữ) không thích nên đổi trường. Trường tư thục tan hàng từ đó, các biệt danh một thời cũng theo gió mà bay.

Tưởng chẳng bao giờ còn ngó ngàng đến cái tên Xuân Đỗ, bỗng bốn mươi năm sau, nhân có hai tờ báo lớn ở quận Cam họ tổ chức các giải thi viết về hai chủ đề liên quan đến cộng đồng hải ngoại, một viết về những câu chuyện thực nhằm trao đổi những kinh nghiệm sống trên nước Mỹ, một viết về chuyện tù cải tạo thuật lại các trải nghiệm trong tù sau chiến tranh. Lúc này tôi đang sống xa quận Cam nên được ông bạn H.O. nhắn lại, tao thấy mày có thể viết được, giá chót cũng ăn giải khuyến khích (báo nào cũng định giá 300 đô), tham gia cho vui, có tiền nhớ kêu tao. Biết mình có cả kho kinh nghiệm, lại có được tiền mặt, tôi hăm hở hưởng ứng ngay. Chợt suy nghĩ lại xưa nay toàn viết văn tuyên truyền chính luận bây giờ dưới dạng văn chương bút ký muốn ăn giải cũng khó, nhất là sau này ra hải ngoại nhiều ông lính cựu quay sang cầm bút viết truyện đời mình, viết cho đồng đội, viết cho cộng đồng, tài hoa cũng đáng nể, đáng kể như CXH, thôi kệ cứ viết nếu cần cóp lại giọng văn của mấy ông (bà) nhà văn mình hâm mộ.

Kết quả sơ khởi bài viết chuyện tù cải tạo của tác giả Xuân Đỗ được chọn làm bài đăng trong số báo khai trương cho giải, có cả phần minh họa nội dung của một họa sĩ tên tuổi. Tự tin là có thể nhận được tiền mặt ở giải cao hơn, nhưng kết quả so với hai trăm truyện dự giải cũng chỉ khiêm tốn ở mức…khuyến khích. Sau này hỏi nhà văn Văn Quang (giám khảo), ông nói truyện đó hay nhưng người ta yêu cầu những trải nghiệm máu và nước mắt, cậu lại đem khía cạnh nhân bản tình người qua câu chuyện giữa viên trại trưởng và người tù (đều là lính của hai bên). Nói vậy chứ về sau cũng được đưa vào tuyển tập. Ngày phát giải tôi có đưa bà xã cùng đi dự. Giữ lại tấm bằng tưởng lệ, tôi trao chi phiếu ba trăm cho người vợ đã chia ngọt sẻ bùi trong thời gian xa nhau mười hai năm có lẻ. Bỗng tình huống xoay trở ngoài dự kiến. Trên đường ra parking bà vợ đột nhiên quay lại tòa báo, gặp bà Hạnh Nhơn đang ngồi quyên tiền cho TPB và nói, xin chị nhận cho em tấm check này, để em nhờ họ sửa thành tên chị cho quỹ TPB/HO của chị. Bà già 85 tuổi người mẹ tinh thần của các Thương phế binh tại quê nhà vội vàng gạt phắt, chị đang ăn tiền già đừng đề tên chị, em cứ bảo họ đề tên của Quỹ cho danh chính ngôn thuận. Bà cũng không quên lấy tên để đăng báo danh sách ân nhân, nhưng được trả lời xin chị cứ ghi ẩn danh.

Hơn một năm sau, tôi lại có tên trong danh sách các ứng viên đợt chung kết giải VVNM, sau khi đã viết liên tục 11 truyện đóng góp trong vòng một năm đến nay đã có cả hơn 100.000 lượt người đọc. Được giải cùng tiền mặt tôi đã chia sẻ bữa nhậu với mấy người bạn H.O., đãi ăn các ngưòi thân trong gia đình và lì xì cho mấy đứa cháu. Tôi quyết định không tham gia các năm kế tiếp, tôi biết nếu tiếp tục sẽ có thêm tiền mặt, những năm sau tôi quay sang viết cho nhiều báo ở quân Cam và các trang web (tất nhiên không có nhuận bút và họ đăng cho…là may). Bút hiệu Xuân Đỗ lẽo đẽo theo tôi từ đây và niềm vui tuổi già không gì bằng được đọc và viết để chia sẻ cùng đồng hương những trải nghiệm trên đất Mỹ.


Dần dà lại có tham vọng leo cao trèo sâu tôi đã bám vào được các tạp chí văn chương và các trang mạng văn học, từ Tân Văn cho đến Da Màu, Tiền Vệ, Sáng Tạo, từ T.Vấn & bạn hữu cho đến Talawas, Giao cảm, Cỏ thơm…nhìn chung bài vở được các chủ biên ân cần đón nhận. Tôi có duyên với các truyện thuộc mảng đề tài về tù cải tạo và các bài tạp ghi, điểm sách văn học. Nhưng danh xưng cũng chỉ là tác giả chưa được kể là…nhà văn nhà báo như mong ước, trừ một ngoại lệ, chủ bút VB anh Phan Tấn Hải thì vẫn nhiệt tình cám ơn nhà văn Đỗ Xuân Tê mỗi khi nhận bài viết mới và ưu ái tặng tôi một ký họa chân dung.

Tuy không khó khăn chuyện đăng tải gửi bài, nhưng lại long đong chuyện bút danh bút hiệu. Số là khi viết cho Sài gòn Nhỏ bài vở khá đều, một hôm nhận được e-mail của bà Chủ Bút/Chủ nhiệm liên quan đến một bài viết về Thầy Thích Thanh Long (truyện Thầy & tôi). Bà chuyển nguyên văn điện thư của một độc giả tiết lộ là ông Xuân Đỗ không ở cùng Thầy trong trại, ông không hề ra Bắc, bút hiệu là tên của một tác giả khác, chuyện viết về Thầy cũng không được chính xác v.v…Chuyện khá dài dòng nhưng chỉ biết người nữ độc giả cũng có lý của bà, khi có một tác giả khác cũng trùng tên…Xuân Đỗ, ông này có đi tù nhưng không ra Bắc, ông đã có một tác phẩm xuất bản liên quan đến chuyện tù. Tên ông là Đỗ Xuân Tr., bạn đồng nghiệp của nhà văn Đỗ Tiến Đức và được ông Đức chọn cho bút danh Xuân Đỗ theo kiểu Mỹ đọc ngược. Trùng hợp là ông này cũng cộng tác với SGN, tôi biết nhưng cứ ỷ y là biệt hiệu mình đã chọn từ những năm 60, cũng chẳng ăn theo gì danh tiếng của ông, lại tiếc cho cái bút hiệu của mình vun đắp mãi mới thành danh, các giải thưởng hình chụp báo đăng cũng đề tên XĐ, nên đi hỏi ý kiến bạn văn T. Vấn chàng bảo anh cữ giữ, thiếu gì các tác giả trùng tên.

Đang phân vân thì bà Chủ bút Tân Văn cho biết tờ báo của bà đã du nhập và tiếp cận được với độc giả trong nước, bà yêu cầu các tác giả ngoài này không nên dùng bút hiệu theo lối chuyển ngược kiểu Mỹ (như Đỗ Xuân thành Xuân Đỗ chẳng hạn), tôi cũng hơi phật ý vì oan cho tôi hồi tôi chọn biệt danh XĐ tôi đâu biết có ngày tôi sẽ sinh sống ở…Mỹ, nhưng vốn nể bà là người cưu mang sự nghiệp văn bút của tôi (đặc biệt đã edit rất khéo những truyện ngắn đầu tay đăng trên báo của bà), tôi quay sang nhờ bà mát tay chọn dùm tôi… một bút danh khác. Bà làm được nhưng ngầm thả nổi để tùy ý tôi. Trùng lúc sau này mấy bài viết của ông XĐ thật không được hay lắm lại sợ mang tiếng tiếm danh, XĐ giả là tôi quyết chí đi tìm một bút danh mới. Thế là cái tên Đỗ Xuân Tê ra đời từ đây. Tôi khai trương bằng một truyện ngắn tôi tâm đắc, Giọt lệ cho người xứ Bùi và được chọn đăng dù là tác giả …mới. Có một người không vui là nhà văn Huy Phương, người cùng đơn vị cũ, ông bảo ít ai có cái tên đẹp như anh, sao không lấy tên thật cho nó ổn. Thế rồi cái chuyện Một cỗ xe trâu nhờ ông cho đăng trên NV và mấy bài tôi viết cảm nghĩ về tác phẩm của ông trên VB ông vẫn để tên thật của tác giả theo ý ông! Do vẫn còn ý định muốn tập trung các truyện cũ mới để cho in khi thuận tiện góp mặt với đời (đúng là còn hám danh), tôi đã cho chuỷên hết account XĐ về trương mục ĐXT và nhờ T.Vấn & BH lưu dùm. Cũng may khi đăng lại với bút hiệu mới không có tiếng xì xầm nào về ông Đỗ …đạo văn.

Chuyện đi tìm một bút danh nhìn lại cũng nhiều cái nhiêu khê, nhưng vốn đam mê với chữ nghĩa và coi nó như liều thuốc hồi xuân cho tuổi già, nói theo kiểu Lưu Na cũng là một ân sủng cho người viết. Có điều tôi vẫn không hiểu là hành trình trở thành nhà văn cũng lắm gian truân thế mà khi được người ta nhìn nhận là nhà văn thì cái ông tháng ba gẫy súng vẫn cứ không chịu nhận và chỉ xin làm người lính đơn thuần tình cờ đến với văn chương.

Tản mạn đôi điều chuyện danh với bút, có chuyện bên lề là tuy giã từ bút danh XĐ, nhưng đến hẹn lại lên, tôi lại được Việt Báo mời dự (hai xuất) cho lễ trao giải VVNM hàng năm như một biểu thị trân trọng đối với các tác giả đã có sự đóng góp cho giải ngàn người cùng viết đến nay đã tròn một giáp. Mỗi lần như vậy, họ lại phát cho tôi cái bảng hiệu Xuân Đỗ để đeo trên ngực và yên chí ngồi ăn không sợ ai khiếu nại vì chỉ có một ông XĐ tham gia và viết cho chuyên đề.

Đỗ Xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,662,061
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biên khỏi Việt Nam năm 1981. Mười tháng ở trại Kuku, rồi Galang, Indonesia. Đến Mỹ năm 1982, định cư tại Texas. Di chuyển về Oklahoma năm 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. Hiện làm việc tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Vũ mang tựa đề “Vụng Đường Tu”, kể về chàng tị nạn Việt đã quyết chí đi tu, nhưng rồi vướng món nợ... tóc vàng.
Tác giả tên thật là Phùng An, cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Cơm Chỉ”. Bài mới của ông kể về sinh hoạt văn nghệ giúp vui tại một số Viện Dưỡng Lão tại quận Cam.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm 2010, kể chuyện gia đình ông vượt biển, định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, 1978 và hai ông bà nuôi dạy 4 người con ăn học thành tài, tốt nghiệp đại học Berkely, tất cả đều nên người hữu dụng. Bài mới của ông Trần năm nay bàn về tử vi của ứng viên Tổng Thống Mitt Romney.
Nhạc sĩ Cung Tiến