Hôm nay,  

Bóng Quê Hương

22/02/201200:00:00(Xem: 99793)

Bóng Quê Hương

Tác giả: Lê Khánh Long

Bài số 3491-12-289541vb4022212

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Lê Khánh Long được chuyển tới Việt Báo bằng emai. Mong ông sẽ tiếp túc viết thêm và bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

***

Anh chủ nhà, nơi gia đình tôi thuê ở, quả là người có tay trồng cây. Căn nhà của vợ chồng anh không có nhiều khoảng trống xung quanh như ở nhiều gia đình khác tôi thấy. Thế mà anh cũng đã gầy dựng được một vườn rau và hơn thế nữa. Anh lấy gạch xếp thành ba ô, mỗi ô chỉ khoảng 8 tấc vuông rồi lót xuống một tấm nhựa, ra Home Depot mua đất về đổ vào. Anh trồng vài ba loại rau thơm như dấp cá, hẹ, húng cây và rau chua - một thứ rau mà người miền Nam hay ăn kèm khi ăn bánh xèo. Còn phía dưới gốc cây lê trồng kế bên, chen lẫn với những viên đá còn dư ra khi anh làm một cái hồ con con có thác nước nhỏ xíu phía góc vườn là những cây rau má với những chiếc lá to và dầy hơn loại rau má ở Việt Nam, mọc lan ra khắp nơi. Anh nói:

- Mùa hè kê ghế ra đây ngồi uống cà phê cũng được lắm đó anh.

Tôi gật đầu đồng ý. Ở cái xứ mà cuộc sống chỉ là cắm đầu làm việc để thỏa mãn những nhu cầu vật chất, là trả bills đủ các thứ tiền, là shopping, là ôm tay lái chiếc xe nhiều giờ trên freeway mỗi ngày, thì có thời gian uống cà phê và lắng nghe tiếng nước róc rách để quên đi mọi lo toan trong cuộc sống nhiều phiền muộn thì đâu phải chỉ là “cũng được”. Phải nói là hiếm hoi và quý giá. Cái hồ con con phía góc vườn tĩnh lặng đó không chỉ là nơi mà anh chủ nhà và tôi tìm thấy giá trị của sự thư thái tâm hồn mà còn có một con chim sẻ nâu cũng tìm đến. Tôi đã tình cờ bắt gặp được hình ảnh chú sẻ nâu từ cành lá cây phong gần đó bau đáp xuống những viên đá trên bờ hồ, chúc mỏ uống nước rồi bay lên đậu trên bờ rào, rồi lại bay xuống và... nhảy xuống hồ nhúng đầu, nhúng toàn thân xuống nước liên tiếp rồi lắc thân dũ nước rồi rỉa lông thật lâu. Tôi nghĩ về cuộc sống mình và tức cảnh viết bài thơ:

Hồ nước nhỏ

Góc vườn mùa hạ,

Con chim sẻ nâu về

Tắm

Rũ bụi

Trần gian.

Ta

Chuyến xe đời

Còn cuối trời

Xa thẳm.

Bụi trần gian

Trĩu nặng vai mang

Cũng mơ chiều về

Thân rũ bụi.

Muốn quá đi các bạn ạ! Ở vào cái tuổi của nửa đời còn lại - biết có đủ thời gian như nửa trước không?

Từ ngày có vườn rau do anh chủ nhà để lại, tôi thường mong được rũ bụi trần gian, tìm chút thư thái với gia đình và bè bạn; để khoan khoái ngồi ăn các món ăn đạm bạc của quê hương, trong đó có các thứ rau thơm mà anh chủ nhà trồng được và các thứ rau khác mà mỗi loại lại nhắc nhớ ta đến một món ăn như rau tía tô nhắc tôi nhớ đến canh cà bát; rau kinh giới thì phải ăn với bún mọc hay húng lủi thì phải là mì quãng mới dậy hết cái ngon.... Phía bên kia hông nhà, bên cạnh cái máy điều hòa không khí, anh lấy mấy cái thùng nhựa, đổ đất vào, đổ nước ngập úng đến gần miệng thùng rồi trồng rau cần tàu còn có tên là cần nước. Ăn cơm mà chỉ cần bước ra sau nhà, hái các thứ rau: cần nước, hẹ, húng cây, rau má, rau chua, tất cả cuộn lại với nhau rồi chấm nước cá kho thì tuyệt vời lắm, gợi nhớ biết bao.

Phía đầu con đường nhỏ nơi tôi sống cũng có một gia đình Việt Nam. Anh chị ở nhà này khi thời tiết bắt đầu vào xuân thì ra cuốc miếng đất bé bé cạnh hàng rào lên thành những luống rồi trồng bí, trồng dưa. Một buổi sáng, lái xe ra đầu ngõ chợt thấy những hoa bí vàng và những quả bí non nằm rải rác trên luống đất ngay bên vệ đường, lòng nhớ quê nhà kỳ lạ. Nơi đây thì không thấy chứ nơi đó quê tôi còn có những chú ong bay đi tìm hoa hút mật và những cánh bướm chập chờn trong nắng. Tôi nhớ con dốc đất đỏ ở Blao; nhớ căn phòng trọ nhìn ra cái hàng rào kẽm gai có những dây mướp, dây khổ qua lủng lẳng trái gần chợ Búng, Lái Thiêu; nhớ An Phú, nhớ Long Xuyên... những nơi tôi từng sống nhưng chưa từng nhìn những mảnh vườn trồng đầy những rau cải, cây ớt chỉ thiên hay cây chanh, cây cà... nơi ấy.

Anh rể tôi cũng cố tạo một khoảnh vườn nhỏ để trồng cải. Sau khi gieo hạt vài ngày, những cây cải con bắt đầu lú nhú trong đất đen, chị tôi ngày ngày đi làm về ra ngồi ngắm rồi nhổ cỏ để cải có chỗ mà lớn rồi chẳng mấy hôm đã chen nhau ken đầy trong đám đất. Anh chị gọi mấy đứa em sang nhà rồi hè nhau nhổ cải, mỗi nhà mang về một rổ to, tha hồ mà ăn với cá kho, với mắm. Anh chị tôi thì thích trồng húng lủi với tía tô. Anh còn làm sẵn mấy khung kẽm và trồng mấy gốc cà chua. Sợ mưa đêm, sợ sương đá làm chết cây, anh dựng khung bao quanh rồi quây lưới bảo vệ cho cây. Anh đã mang linh hồn những cánh vườn Đà Lạt quê anh sang tận vùng tha hương Colorado tuyết giá mỗi năm kéo dài hàng sáu tháng.

Tôi hạnh phúc có được người bạn đời khi còn con gái không hề động chạm đến nồi niêu xoong chảo, nhưng khi về sống với nhau, cái thiên chức nấu nướng của phụ nữ bừng sống và khi sang đến bên Mỹ thì phát tiết hết tài năng khiến gia đình luôn có bữa cơm hay món mì, món bún Việt ngon lành. Mỗi lần mời bạn bè đến ăn cũng nhận được lời khen. Những món ăn dùng rất nhiều loại rau: rau muống, bắp cải, rau chuối và nhiều thứ rau thơm khác. Những khoảnh vườn nho nhỏ trong từng gia đình tự cung cấp được vài thứ rau khiến lòng thương nhớ quê nhà luôn ấm áp. Tôi gọi những cây rau trồng quanh nhà đó là “Bóng Quê Hương.”

Lê Khánh Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,692,861
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là chuyện tình lửng lơ sau “cơn sóng thần 1975.”
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001 với bài “Có Một Người Anh”. Viết Về Nước Mỹ 2005, cô là tác giả được tặng giải danh dự, với “Bài viết Không Tên Về Nước Mỹ”. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả sinh trong một gia đình gốc quân y VNCH, Năm 1988, khi 19 tuổi, mới định cư tại vùng Little Saigon theo diện bảo lãnh đoàn tụ. Sau 7 năm vừa làm vừa học, ông tốt nghiệp bác sĩ nha khoa, và hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải danh dự năm 2008.
Nhạc sĩ Cung Tiến