Hôm nay,  

Liệu Pháp Vườn Xanh và Tuổi Già

18/01/201200:00:00(Xem: 118267)

Liệu Pháp Vườn Xanh và Tuổi Già

Tác giả: Đoàn Ngọc Đông

Bài số 3459-12-28929vb4011812

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, với bài viết "Nước Mỹ, Thiên đường Đại học." Trứớc 1975, ông từng du học Mỹ lấy bằng Master về Kinh tế Ngân hàng; Chuyên viên Phủ Phó Thủ Tướng Kinh tế Tài chánh VNCH; Giám đốc Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp; Đinh cư tại Mỹ 1980; Kỹ sư Điện toán tại Los Angeles từ 1983 đến lúc về hưu 2005. Sau đây là bài viết mới của ông.

***

Sau bao nhiêu năm lăn lội với đời, bạn già chúng tôi ai ai cũng đến tuổi lục, thất thập. Thế hệ chúng tôi trải nghiệm quá nhiều thay đổi. Cuộc đời ba chìm, bảy nổi, sáu lênh đênh, lớn lên trong cảnh loạn ly của đất nước. Ra xứ người với bàn tay trắng, tất cả làm lại từ đầu. Trên xứ Mỹ, chúng tôi ai ai cũng cố gắng, say sưa làm việc với mục đích làm cho con cái chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoảnh mặt lại thấy mình đã đến tuổi về hưu. Về già mỗi người chọn một lối sống thích hợp với mình, bạn bè chúng tối chọn lối sống theo thiên nhiên, hoà mình với cây cảnh, thích hợp với liệu pháp vườn xanh.

Liệu pháp vườn xanh là phương pháp trị liệu bằng cách cho bênh nhân tiếp xúc với thiên nhiên cây cảnh, tạo cho bệnh nhân cái cảm giác thư thái, thoải mái, giải toả bực nhọc, căng thẳng, làm cho sức khỏe của bệnh nhân bình phục và chóng khoẻ mạnh. Phương pháp trị liệu này được áp dụng để chửa nhiều bệnh, đặc biệt với các bệnh về tim mạch, hô hấp, bao tử, tâm thần, trầm uất và u buồn.

Phương pháp trị liệu này đã có từ ngàn năm, lúc đầu chỉ có tính cách phổ quát tại các nước bên Âu châu, Nhật bản, Trung hoa và ngay cả trên đất nước Viet nam chúng ta. Phải chờ đến thế kỹ thứ 16 khoa học này mới hình thành. Các bác sĩ và khoa học gia khám phá và nhận thấy những bệnh nhân nghèo, họ phải làm việc trong các hoa viên để lấy tiền trả y phí, kết quả các bệnh nhân này lại bình phục nhanh và khoẻ mạnh hơn các bệnh nhân khác không có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên.

Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, những thương binh tình nguyện làm việc tại các công viên, bác sĩ nhận thấy họ bình phục và khọẻ mạnh rất nhanh. Các bác sĩ tại trung tâm phục hồi sức khoẻ Mayfield Anh quốc phát hiện liệu pháp vườn xanh đóng góp rất nhiều trong quá trình phục hồi sức khoẻ người bệnh.

Ngày nay pháp liệu vườn xanh (Horticulture Therapy) đựợc giảng dạy tại các đại học Mỹ. Năm 1955 văn bằng Cử nhân Liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Michigan State. Năm 1971, cử nhân liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Kansas State, đại học này còn có chương trình giảng dạy lấy bằng Master và Ph. D. Các đại học khác cũng có giang dạy ngành này như đại học Colorado, Porland, Oregon State, Rutgers, Texas A&M, Chicago, Deleware, Minesota, Temple, New york, Oklahoma State, Tennessee v. v…Hiện nay tại Mỹ có hơn 24, 000 sinh viên tốt nghiệp ngành Liệu pháp vườn xanh đang làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm phục hồi sức khoẻ.

Liệu pháp vườn xanh rất có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn bè chúng tôi. Hiểu được sự quan trọng ấy nên ở Mỹ, nhất là ở California, anh em bạn già chúng tôi hầu như ai ai cũng có vườn xanh sau nhà. Trước nhà thì có bải cỏ xanh mướt, các cây cảnh được trồng hài hoà, giống loại được pha trộn những cây cảnh tuyệt đẹp từ các nước Mỹ, Nhật, Trung hoa, Việt nam. Sau nhà thì có cây ăn trái đủ loại, chúng tôi trồng bưởi, thanh trà, chuối, ổi, mãng cầu Xiêm, táo Mỹ, táo Tàu, thanh long, nhãn, đu đủ, có bạn trồng được cây vải, mận đào Mỹ Tho. Đúng là người Việt nam ra đi mang theo quê hương, bạn bè chúng tôi ra đi mang theo vườn rau dân tộc. Chúng tôi trồng đủ loại rau: húng, quế, rau răm, rau má, rau dền, canh giới, rau chua, bạc hà, mồng tơi, cải đậu, bầu bí, khổ qua, nhiều giống khác nhau, nhiều khi còn phong phú hơn các vườn rau xanh ở quê nhà. Vườn hoa thì đủ loại với màu sắc rực rỡ, xanh đỏ tím vàng. Hoa nở quanh năm, đặc biệt mùa xuân và mùa hạ, hoa nở rộ, màu sắc đẹp không bút nào có thể tả nổi.

Chẳng gì thú vị bằng sáng thức dậy ra trước nhà thì nhìn thấy cây cỏ xanh tươi, quanh vườn sau thì nhìn thấy trăm hoa đua nở, phô trương phơi bày màu sắc tuyệt đẹp, những con bướm vàng tung bay nhẹ nhàng trong ánh nắng ban mai, những con chim trên cành đang ca hót đón chào. Cảnh trí cây xanh cộïng những hoa lá tươi đẹp, con người cảm thấy nhẹ nhàng, ung dung và hình tưởng cái cảnh vui thú điền viên của các cụ thời xưa ở quê nhà.

Chúng tôi làm những việc nhẹ, nhặt những hoa lá rơi rụng, tưới nước, bón phân, xới gốc. Chúng tôi cảm thấy dễ chịu, yêu đời, được chứng kiến những giai đoạn phát triển của cây cảnh, nhìn từ lúc ra hoa, thụ phấn, kết trái, rồi đợi lúc trái chin, hái xuống, cảm nhận cái mùi thơm, thưởng thức cái hương vị của trái chin trên cành. rồi nghĩ lại và bằng long với cái công lao chăm sóc của chính mình. 

Vào những buổi chiều gió mát, ngồi dưới tàng cây, ngụm ly trà nóng, cố quên sự đời, nhắm mắt lại, thả hồn theo hoa lá, cố sức mở rộng lồng phổi, hít hơi thở sâu, đưa không khí trong lành vào lồng phổi, cho chạy xuống bụng, đưa xuống chân, cố gắng giử dưỡng khí càng lâu càng tốt rồi từ từ thở ra, tiếp tục làm nhiều chu kỳ, làm nhiều lần, con người sẽ thấy như nhẹ lại, thoải mái và sức khoẻ càng ngày càng phấn chấn hơn.

Bạn bè chúng tôi mọi người đều càm nhận cái hạnh phúc và toại nguyện cái cây cảnh vườn xanh của mình. Chẳng gì vui thú bằng thỉnh thoảng bạn bè họp mặt, cùng nhau ăn uống, thưởng thức những thức ăn do các bà xã tự nấu, ra vườn nhìn thấy cây cảnh tươi đẹp do chính mình tự trồng. Chúng tôi trao đổi những kỷ niệm cũ lúc đi học trong thời niên thiếu rồi ra trường mỗi đứa mỗi nơi, đến lúc xế chiều thì lại sống tụ tập gần nhau.

Cuộc đời như một giấc mơ kỳ diệụ. Vườn xanh thật sự đã giúp bạn bè chúng tôi thanh thản tâm hồn, hạnh phúc bên gia đình, sức khoẻ dồi dào, kéo dài tuổi thọ và là môi trường tốt để tạo tình bạn hữu thêm phần thắm thiết.

Đoàn Ngọc Đông

Ý kiến bạn đọc
19/01/201206:11:23
Khách
Cám ơn bài viết mộc mạc nhưng phong phú và rất hữu ích cho các bạn từ trung niên trở lên trong đó có tôi. Đâu cần phải về hưu mới được hưởng cảnh vui thú này, ngoài giờ đi làm cuối tuần cũng đủ. Đừng quên thể dục 30 phút mỗi ngày để khoẻ mạnh hoài mà hưởng thú điền viên này, chẳng có gì bằng nó hết...
18/01/201213:55:10
Khách
bác ơi... nghe bác tả cuộc đời của bác khi về hưu nghe sướng quá .dó là nhờ bác nhanh chân chạy trước...chớ còn tụi cháu qua sau trể tràng ,tụi cháu phải làm sao dây??? kinh tế mỹ kiểu này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,728,619
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến