Hôm nay,  

Tờ báo Xuân

17/01/201200:00:00(Xem: 123901)

Tờ báo Xuân

Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường

Bài số 3458-12-28928vb2011612

Tác giả sinh năm 1959 tại Sài Gòn, đã viết một số bài trên báo chí Saigon trước 1975. Định cư tại Canada vào năm 1984 và sang Mỹ vào năm 1994, hiện làm việc trong lãnh vực điện toán và khoa học lý thuyết. Bài viết mới của ông kể về một bạn học cũ, hơn 30 năm sau mới biết tin bạn đã trở thành tử sĩ VNCH trong những ngày giờ cuối tại cửa biển Đà Nẵng.

***

Năm nay tiết trời lạnh hơn mọi năm. Vào sở làm việc, ai cũng mang khăn choàng, nón len. Buổi sáng, chở con đi học, không khí lạnh làm Phong tỉnh ngủ và thức dậy sớm hơn.

Đang làm việc, chàng nhận đươc email liên quan tới một vấn đề quan trọng của system X, Phong rảo bước tới cubicle của Tâm vì gọi Tâm không trả lời.

Chàng vừa tới nơi thì Tâm cũng vừa vào đến. Tâm cười vui vẻ và nói:

- Chào anh Phong, em có món quà này tặng anh nhân dịp Tết.

Phong ngạc nhiên trả lời :

- Ủa, Tết sắp đến rồi à... Bận rộn quá,anh quên cả ngày tháng...

Tâm cười cười và đưa cho chàng một tờ báo Xuân với hỉnh bìa con Mèo và trang trí thật đẹp. Tâm nói:

- Em và ông xã mới đi Cali về có mua mấy tờ báo Xuân. Tặng anh một tờ đọc cho vui ngày Tết. Báo Xuân Ca li in đẹp ghê anh nhỉ.

Phong cám ơn và bàn công việc với Tâm. Phong và Tâm làm cùng chung một nhóm của một công ty dầu hoả lớn ở bang Houston, Texas. Rời Việt Nam đã lâu, Phong chỉ còn biết đến Tết qua những hội hè tổ chức tại địa phương chàng ở. Cũng may là những hội đoàn người VN ở đây tổ chức Hội chợ Tết mỗi năm nên không khí Tết vẫn còn được nhắc nhớ đến ở trong những gia đình ngưới Việt.

Mãi đến cuối tuần, Phong mới có thì giờ đọc tờ báo Xuân. Với hình bìa màu vàng đỏ rực và bức hình hoa mai nở thật đẹp đã làm Phong có hứng thú đọc những trang kế tiếp..... Chàng xem tới trang thơ và chợt giật mình khi đọc thấy một bài thơ ký tên với một bút hiệu dài và quen thuộc TSTTQMV và đề tặng Bích Vân. Phong lẩm bẩm: "Không lẻ nào.........là Mẫn"

Buổi sáng lái xe đi làm, bài thơ, bút hiệu và cả nguời được tặng thật là quen thuộc làm Phong suy nghĩ miên man. Nó nhắc tới một người bạn tài hoa và chí thân của chàng. Mẫn cũng bằng tuổi Phong, cao, học giỏi, chơi đàn guitar và viết văn rất hay. Chàng và Mẫn cùng làm trong ban đại diện học sinh ờ trường trung hoc Y trước năm 75. Mẫn phụ trách về báo chi. Chàng còn nhớ Mẫn rất nổi tiếng về những bài thơ tình lãng mạn và ký tên dưới nhiều bút hiệu trong đó chàng hay dùng bút hiệu TSTSQMV.

Mẫn rất lý tuởng và tốt, rất mau mắn trong công việc chung và công việc thiện nguyện. Chàng cũng hay giúp đỡ những người yếu đuối hay bị ức hiếp. Vào năm đệ Tam, có một ngày khi đi bộ về nhà ngang qua một khu phố nhỏ thì Phong bị một nhóm du đãng chận lại và đòi lấy ví của chàng. Phong đang phân trần thì bị tên đầu sỏ xô té ngã văng cả cặp kính dầy cộm và sách vở trên lề đường. Trong lúc chàng đang lồm cồm bò dậy thì môt bàn tay rắn chắc kéo chàng đứng lên và đưa cho chàng cặp mắt kính. Chàng thấy Mẫn đứng bên cạnh và nói với tên anh chị:

- Mấy anh để cho bạn tôi đi về được không?

Tên này không chịu và còn tính đánh Mẫn nhưng chỉ bằng vài thế võ Mẫn đã cho hắn đo ván. Hắn và đồng bọn sợ quá bỏ chạy... Mẫn quay lại hỏi thăm Phúc và đưa chàng về tận nhà. Từ đó Mẫn và Phong càng trở nên thân hơn.

Năm thi Tú Tài II (lớp 12), chàng và Mẫn đã tốn rất nhiều thì giờ để chuẩn bị cho tờ báo Xuân của trường. Cuối cùng thì tờ báo cũng được ra mắt và được chào đón nồng nhiệt bởi học sinh trong trường và cả trường bạn khi đi bán báo Xuân.

Vài hôm sau, Mẫn mời mọi người đi uống cà phê. Sau khi cám ơn mọi người đã giúp hoàn thành tờ báo và trò chuyện vui vẻ, Mẫn loan báo một tin làm mọi người giựt mình:

- Mình sẽ lên đường nhập ngũ vào tháng này sau khi có kết quả Tú Tài II. Chúc mọi người ở lại học hành giỏi.

Mọi người và Vân là bạn gái của Mẫn rất là ngạc nhiên trước quyết định của Mẫn. Phong thấy Vân rơm rớm nước mắt.... Năm đó là 1970, có lần Phong cố gặng hỏi Mẫn về quyết định nhập ngũ của Mẫn, Mẫn chỉ cười và nói:

- Ai cũng lo đi du hoc như cậu, thì lấy ai bảo vệ đất nước. Anh Khang của mình hiện đang du học ở Mỹ rồi.

Thế rồi Phong lên đường đi du học tự túc và chàng ở lại Mỹ cho tới nay. Lần cuối gặp nhau Mẫn tặng chàng tờ báo Xuân và chúc chàng may mắn khi biết Phong sẽ đi du học tự túc ở Mỹ vào tháng 8. Phong không biết nói gì hơn chỉ chúc lại Mẫn và hỏi:

- Vân nghĩ sao khi Mẫn nhập ngũ?

Mẫn cười và nói :

- Lúc đầu Vân buồn dữ lắm, nhưng bây giờ thì đỡ hiều rồi.

Thế rồi từ đó Phong không gặp lại Mẩn cho tới nay đã hơn 30 năm. Chàng có nhờ gia đình tìm kiếm nhưng không ai biết Mẩn ở đâu sau 75.

Vài hôm sau, vào sở chàng mời Tâm đi ăn trưa và nói chuyện với Tâm về người bạn cũ của mình. Tâm sốt sắng nói:

-Dễ lắm anh ơi, để em cho anh số phone của tờ báo để anh liên lạc và xin số phone hay email của nhà thơ TSTTQMV.

Sau nhiều cú phone va liên lạc với tòa báo, Mẫn đã có được địa chỉ email của nhà thơ TSTTQMV. Chàng vội viết email cho tác giả và không quên cho địa chỉ email và số phone để dễ liên lạc.

Khoảng môt tuần sau chàng nhận được một cú phone lạ từ California của một thiếu nữ. Nàng tự giới thiệu là Nhung, em gái út của Mẫn qua Mỹ theo bảo lảnh của người anh Cả. Nhung cho chàng biết là Mẫn đã tự sát khi bị thương trong một trận giao tranh với Bắc Quân ở bãi biển Đà Nằng vào năm 1975. Chàng và tiểu đội của mình có nhiệm vụ bảo vệ cho các đơn vị bạn rút quân. Chẳng may Mẫn bị bắn sẻ và bị thương nặng. Chàng đã tự kết liễu đời mình bằng lựu đạn để khỏi phải lọt vào tay Bắc quân. Để tưởng nhớ anh Nhung lấy bút hiệu chàng cho một số bài thơ mà nàng sáng tác. Riêng bài thơ mà nàng viết trên báo Xuân, có một vài khúc viết bởi Mẫn và đã đăng trong tờ báo Xuân của trường năm nào.

Phong nghe qua lặng cả người. Chàng yên lặng ngậm ngùi nhớ tới người bạn anh hùng khí phách của mình ngày nào. Chàng vẫn nghe đâu đây giọng cười sang sảng, cái bắt tay mạnh mẽ và nồng ấm của Mẫn mỗi khi gặp nhau. Chàng chào em gái Mẫn và hẹn sẽ sang thăm gia đình Mẫn khi có dịp.

Trên đường về Phong thầm cầu nguyện cho Mẫn được siêu thoát va nói thầm nói với mình: “Sinh vi tướng, tử vi thần mong Mẫn và các vị anh hùng dân tộc hộ trì cho dân tộc Việt.”

Thêm một năm nữa đã qqua. Bây giờ, đang là những ngày cuối Năm Mẹo. Lại đến mùa báo xuân, và thêm một lần Phong nhớ người bạn mạnh mẽ từng cùng chàng làm tờ báo xuân học tro năm xưa. 

Nguyễn Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc
13/04/201218:08:45
Khách
Đã lâu không thấy anh NMC viết gì thêm sau câu chuyện cảm động này. Mong đôc thêm chuyên mới của anh. Bích Lan
17/01/201217:36:27
Khách
Đả không biết bao nhiêu lần 36 năm đả qua tôi đêu không ngăn được nước mắt khi đọc những bài viết về những người CHIẾN SỈ từ phía NAM đả từ bỏ cuộc đời trai trẻ trong cuộc chiến .Cái chết của họ không vô ích thật hào hùng.Mùa Xuân đang về gió heo may lành lạnh .Sau TẾT DÀN ĐÔNG CA của ĐẢNG CỘNG SẢN VN ANH HÙNG bắt đầu khua chiến gióng trống về cái mà họ thường LẦM TƯỞNG là ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN những anh chàng nhạc sỉ đả lâu im hơi lặng tiếng nay tha hồ ầm ỉ đến nực cười .Những tên CHÓP BU thì SAY MEN CHIẾN THĂNG trong những buổi tiệc linh đình bên cạnh những mỷ nử và của cải vơ vét từ những sắc thuế vô lí bổ lên đầu dân.
Cái xác thúi của Hồ Chí Minh nằm trong quãng trường Ba Đình hôi rình hồn phách không siêu thoát lởn vởn đâu đó .Hôm nay Xuân về những người dân oan đang tụ tập ở 210 Vỏ Thị Sáu Văn Phòng Thanh Tra Trung Ương Phia Nam đòi đất đòi nhà Trong cái gioa Xuân lạnh lẽo họ đả không hề thấy MÙA XUÂN trong suốt 36 năm qua trong ngục tù CS
17/01/201216:54:08
Khách
Đọc rất cảm động
20/01/201217:59:56
Khách
Xin cám ơn Hồng Hoa, chú Trần quốc Bàn, anh Lê Nam đã viết thơ, comment trên câu chuyện này. Tôi rất khâm phục những người chiến sĩ VNCH đã hy sinh và bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho miền Nam trước 75. Cầu mong mọi sự sẽ tốt lành hơn cho đất nước trong năm mới. NMC
17/01/201223:26:48
Khách
To bao xuan goi nho ,
Den ky niêm ngay nao
Phong va Man cung hoc
Cung vui dua ngheu ngao

Thoi gian troi nhanh qua
Nguoi ban tho ngay nao
Da den xong no nuoc
Toi ngam ngui lao dao

Ban oi co biet khong
Long toi van tham mong
Co mot ngay gap lai
Cuoc hoi ngo tuong phung phung

Thoi nhe , Ban da xong
Bon phan voi nui song
Nguyen cau Anh Linh Ban
Yen nghi chon vinh hang

Hong Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,696,311
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến