Hôm nay,  

Học Mua Bán

16/01/201200:00:00(Xem: 138296)
Học Mua Bán

Tác giả: Thu Chang
Bài số 3457-12-28927vb8011512

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000 và đang là năm thứ 12. Hiện mỗi ngày vẫn có thêm bài viết mới được phổ biến, với sự tham dự của nhiều người viết mới. Trong số này có tác giả Thu Chang, lần đầu góp bài. Bài viết được chuyển bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

Học gì cũng có thời gian nhưng học mua bán phải học cả đời.
Lời mẹ nói với Lâm từ lúc còn nhỏ.
Năm ấy Lâm bảy tuổi, học lớp hai.
Gia đình bị đánh tư sản không còn gì. Mẹ suýt điên vì mất của. Cha uống thuốc rầy tự tử vào ngày 30-6-1975.
Nhà bị tịch thu, mấy mẹ con đùm túm nhau về khu ổ chuột quận tám ở ké gia đình dì Tư, bạn mẹ. Lấy thùng giấy làm vách, dì tư ngăn cho mấy mẹ con nửa gian nhà nhỏ của dì để có chỗ che mưa che nắng. Mẹ nấu chè táo xoạn, còn gọi là chè hoa cau, bán ngày hai buổi chợ để nuôi bốn anh em Lâm.
- Chè táo sọan ít vốn lại dễ nấu, khuấy bột năng, bỏ vào lác đác mấy hột đậu xanh, thêm đường và nước cốt vào thành chè vừa rẻ, ngon lại mát ruột mà lời nhiều.- Mẹ giải thích khi dì tư hỏi vì sao mẹ bán chè này.
- Mẹ tính hay thật.- Lâm khâm phục nhìn mẹ.
Cách đấy hai căn, nhà bác năm bán cháo huyết.
Mỗi ngày bác dọn hàng khoảng sáu giờ sáng; mùi thơm bay đến tận hiên nhà, len vào chỗ Lâm nằm cạnh cửa. Lâm không thể nào nằm nướng thêm được mà phải vùng dậy chạy qua sân nhà bác, ngồi chồm hổm gần nồi cháo, hay tai chống má nhìn vào từng tô cháo bác múc cho khách. Muì tiêu, gừng và tỏi, hành phi mở thơm lựng khiến Lâm nuốt nước miếng ừng ực. Hôm nào mẹ có tiền cho quà sáng, chắc chắn Lâm là đứa mở hàng.
Thỉnh thoảng khi quá đông khách, bác nhờ Lâm khơi dùm than trong lò rồi cho Lâm một tô nhỏ trả công.
Một buổi sáng hè, oi bức, Lâm chỗi dậy với chiếc quần xà lỏn chạy qua ngồi chồm hổm trước hàng cháo.
Hôm ấy bác Năm đang bực tức chuyện gia đình nên “giận cá chém thớt”, bác phóng ánh mắt bực bội về phía Lâm tru tréo:
- Cái thằng trời đánh kia, làm gì sáng sớm đã vào hàng tao ngồi. Mầy định trù ẻo hả? 
Lâm chưng hửng vì tự dưng bị mắng, chưa kịp phản ứng gì, bác Năm oang oác:
- Mầy còn chưa chịu đi hả? Ngồi đó dòm miệng người ta làm sao tao bán buôn được.
- Người ta ngồi đây học mua bán chứ ai thèm dòm miệng. – Lâm nhanh nhẩu cãi.
- Cái thằng già mồm, mới mấy tuổi đầu mà đòi học mua bán, đồ lẻo mép. – Bác Năm xỉa xói Lâm.
Lâm trừng trừng nhìn chăm bác với ánh mắt tức tửơi. Bác vẫn chưa tha, nghiến răng gằn từng tiếng một:
- Mầy biết gì mà mua với bán, mầy có nước mua cứt bán cho chó. Cút ngay mầy.
Bác vừa dứt câu, Lâm chạy vội về nhà ngồi ngay xó cửa khóc rấm rứt, tủi hờn. Mẹ đang nấu chè dưới bếp, vội lên ôm Lâm, Lâm kể cho mẹ nghe lời nói độc địa, tàn nhẫn của bác Năm. Mẹ dỗ dành:
- Bác ấy thấy mình nghèo nên nói vậy, bác nói cũng đúng vì muốn mua bán con phải có vốn. Con cũng đúng, con cần phải học mua bán vì mua bán muốn thành công phải học hỏi. Học gì cũng có thời gian nhưng học mua bán phải học cả đời đó con, như cha con vậy. 

*
Mùi cà phê làm Lâm tỉnh hẳn, Lâm nhấp một ngụm, đứng lên vặn lưng mấy cái.
Lâm cần thức khuya đêm nay để nghiên cứu thêm về các hoá chất trong nước liquid màu trắng mới được tung ra thị trường.
Đây là loại lý tưởng nhất cho nghành nails: liquid không màu, không mùi.
Có nhiều người đã không thể làm nghề nails được vì khi ngửi mùi liquid thì sẽ bị chảy nước mũi hoặc nhức đầu.
Bởi lòng đam mê nghành nghề Lâm thu xếp thời gian để theo học lớp “Hoá chất” hơn hai tháng nay.
Năm 2003, từ hai bàn tay trắng, không cha,mẹ, anh em Lâm trở thành chủ năm tiệm nails supply “L&K” ở các tiểu bang khác nhau trong lứa tuổi 35. Lâm được xem là người trẻ tuổi thành công sớm.
Đa số người Việt qua Mỹ sống bằng nghề nails đã sản sinh ra nghành nails supply.
Một số công ty cung cấp cho nghành nails supply do người Việt làm chủ như công ty L.P; công ty L.C; công ty D.S…chuyên cung cấp tất cả các mặt hàng cho nghành nails. 
Lâm cũng đã mày mò và bắt chước vài mặt hàng của hãng Mỹ sản xuất ra mấy thứ đặc quyền cho “L&K”.
Đó là chuyện về sản xuất.
Còn chuyện mua bán thì thật không phải dễ dàng trong một sớm một chiều.
Lâm mang dòng máu tính tóan của mẹ nên giúp Lâm sớm thành công trên thương trường.
Gia đình thường bảo: “Mẹ mầy đã tính thì không ai tính hơn được”.
*
Năm 13 tuổi Lâm khởi sự tập tành mua bán lần đầu tiên, để giúp mẹ lo kinh tế gia đình. Sau khi đi học về Lâm theo người bạn cùng lớp đi xe bus ra xa cảng miền tây, đến vựa mua vịt sống về làm sạch mang ra chợ bán cho các quầy bán gà vịt làm sẵn.
Chỉ kiếm được lời chút đỉnh và bộ lông vịt mà thôi. Tuy vất vả nhưng Lâm vui vì được chia bớt gánh nặng với mẹ.
Dì tư cho Lâm mượn tiền đủ mua bốn con vịt.
Mấy hôm liền Lâm để ý một người đàn ông ghé vào mua hết tất cả những con vịt bị chết ngộp hoặc gần chết giá chỉ phân nửa vịt sống.
Tuần sau, đợi ông ta chất vịt vào giỏ xong, Lâm chạy tới đon đả giúp đẩy xe ra đường.
- Cám ơn cháu, cháu tốt bụng quá.- Người đàn ông cười với lâm.
- Dạ không có chi, mà sao bác mua vịt ngộp vậy bác?- Lâm tranh thủ hỏi.
- Mua loại này về làm bán lại có lời hơn, tội gì mua vịt sống cháu.- Ông ta nheo mắt với Lâm.
- Nhưng…bạn hàng họ có biết vịt ngộp không bác?- Lâm tò mò.
- Có biết cũng không sao, nếu ai biết thì mình bớt tiền cho họ là họ chịu ngay, vả lại vịt mới ngộp mình cắt cổ ngay thì cũng không khác gì vịt sống.- Ông leo lên xe và tỏ ý muốn đi ngay.
- Nhưng nhà cháu ở quận tám, về tới nơi thì nó chết lâu quá.- Lâm cố hỏi hết ý. 
- Ai biểu chở về nhà, ra bờ sống đằng kia cắt cổ xong hãy về. Thôi nghen, bác đi ra bờ sông đây. – Ông ta hối hả đạp xe ra phiá bờ sông.
Lâm tần ngần đứng nhìn theo, Lâm đã hiểu phải làm gì.
Hôm sau, Lâm không đi chung với bạn nữa. Lâm mang theo con dao cắt cổ vịt và một cái hủ nhựa để đựng huyết . Lâm mua được bảy con vịt ngộp, chở ra bờ sông lựa chỗ vắng vẻ cắt cổ hết. Sau đó đón xe bus về nhà nấu nước vặt lông, mổ bụng. Số vịt làm xong trắng phêu và mập tròn nhìn không thể biết vịt ngộp.
Thời gian sau Lâm mới hiểu các con vịt bị ngộp đa số là vịt mập, đựng trong giỏ chật quá, khi bị các con khác đè không thể đứng lên được nên ngộp.
Lâm hồi hộp mang vịt ra giao cho bà chủ quầy gà vịt làm sẵn, bà ta lâu năm trong nghề nên nhìn là biết ngay nhưng vẫn lấy chứ không khó dễ gì. Khi trả tiền bà tự động bớt tiền mỗi con 3$ chứ không cần nói gì cả. Lâm thở phào nhẹ nhỏm, vui mừng về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ xoa đầu Lâm cảm động:
- Con có mệt lắm không? Con của mẹ giỏi quá, nhưng đừng xao lãng việc học nhen con.
- Dạ mẹ yên tâm, con không quên chuyện học đâu.- Lâm hứa với mẹ. 
Hai năm sau, mẹ thu xếp gửi Lâm đi vượt biên theo diện bán chính thức với dì tư. Trong mấy ngày gần đi mẹ thường nằm bên cạnh Lâm, ôm Lâm vào lòng như khi Lâm còn bé. Ngày đưa Lâm ra biển, hai mẹ con đi sớm hơn giờ hẹn. Mẹ ngồi đó, ánh mắt nhìn đăm đăm đến cuối chân trời, như cố niú kéo vùng sáng màu vàng cam đang còn thoi thóp trước khi chìm hẳn xuống mặt nước mênh mông. Lâm im lặng với bao nỗi lo lắng trong lòng trước giờ phút chia tay đi “cứu lấy gia đình” như lời mẹ nói. Một lúc sau, mẹ ôm lấy mặt, đôi vai run lên từng hồi, giọng nghẹn ngào, nước mắt đầm đìa:
- Con không cùng cha với các em, con là kỷ niệm mối tình đầu của mẹ.
Lâm rơi tỏm vào trũng sâu kinh ngạc, nhìn mẹ, không dám hỏi gì, sự thật là vậy sao? Ba Lâm giờ ở đâu? Tại sao ba lại bỏ mẹ con Lâm? Tại sao bấy lâu nay mẹ không cho Lâm biết? Tại sao…
Mẹ như hiểu được bao câu hỏi trong lòng Lâm, đưa bàn tay gầy gò mẹ vuốt nhẹ mái tóc cháy nắng của Lâm giọng sụt sùi theo xúc cảm. Tiếng nấc nghẹn như tiếng nước sặc của kẻ sắp chết chìm.

*
Năm mẹ mười bảy, cái tuổi tràn đầy nhựa sống, cái tuổi mà ông bà hay nói: “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”.
Mẹ đẹp nhất xóm. Dáng người dong dỏng cao, với mái tóc đen, mượt mà, dài phủ mông, làn da trắng và nhất là cặp mắt lá râm vừa tinh nghịch, vừa đa tình khiến bao chàng thanh niên thương thầm, trộm nhớ.
Ba là thầy giáo dạy trường tiểu học gần nhà ngoại, cha mẹ qua đời sớm để lại cho ba mái nhà tranh và khu vườn nhỏ. Hàng ngày ba vui với lũ học trò ngây thơ chân chất nhưng đầy ắp tình người. Từ nhà ba đến trường phải đi ngang nhà ngoại. Ngày nào ba đạp xe qua cũng thấy mẹ quét sân, trộm nhìn rồi đem lòng thương nhớ.
Nhờ lũ trò nhỏ bắt cầu, ba đã quen mẹ vào một đêm đi xem cải lương ở chợ Xã.
Sáng hôm sau, ba đạp xe chầm chậm trước sân nhà ngoại, khi mẹ nhìn ra ba ném ngay cho mẹ một mảnh giấy hồng.
Nhìn trước ngó sau không thấy ai mẹ vội chạy ngay vào gốc ổi bên hàng rào. Tim đập thình thịch như đang đi ăn trộm, mẹ trấn tĩnh, dán mắt vào những dòng thơ được nắn nót màu mực xanh hy vọng:

Nhớ Người Yêu

Người yêu ơi, nhớ quá trời
Đêm thời khó ngủ, ngày thời biếng ăn.
Nhớ lắm chừ biết nói răng,
Nhìn sao, sao rụng, nhìn trăng, trăng tà.
Người yêu ơi nhớ lắm mà,
Nhớ ngơ nhớ ngẩn, nhớ xa, nhớ gần.
Nhớ làm mất ngũ , mất ăn,
Làm sao vơi nhớ hỡi người yêu ơi.
Người yêu ơi, nhớ cả đời,
Làm sao khỏi nhớ hỡi người yêu ơi?

Mẹ áp mảnh giấy hồng lên má, nhắm mắt, tận hưởng cảm giác hạnh phúc chưa bao giờ có. 
Tình yêu đến với ba mẹ thật êm đềm, bao nhiêu mộng đẹp được thêu dệt như một bức tranh nhiều màu sắc. Một mái nhà tranh với ba trái tim vàng của: chồng, vợ và con.
Bức tranh còn đang vẽ chưa đến nét cuối cùng, mẹ được người mai mối về làm vợ thứ cho Cha.
Gia đình ngoại nghèo lắm, làm lụng cả đời cũng không dư để sắm được một phân vàng, nếu mẹ chịu lấy cha thì cha sẽ cho ông bà ngoại một sạp vải ở chợ xã và sẽ mua cho mẹ một căn nhà riêng cùng với vàng vòng sính lễ khoảng năm cây vàng lá.
Cha là con trai một của gia đình gốc Tàu, lấy vợ đã 10 năm không có con, nên cha có quyền lấy thêm vợ hai theo phong tục của Tàu. Vợ lớn đích thân cưới hỏi mẹ cho cha đàng hoàng.

Muốn trả hiếu cho ông bà ngoại, mẹ bằng lòng chấp nhận cuộc sống “chồng chung”.
Từ ngày đám hỏi cho đến ngày cưới cách nhau một tháng.
Một tuần trước khi đám hỏi, mẹ đã lén gặp ba để trút cạn nỗi lòng. Mẹ trao cho người yêu sự trinh trắng của đời con gái trước khi đi lấy chồng. Ba và mẹ đã hoà lệ cùng nhau cho đến khi gà gáy sáng.
Ba ôm mẹ trong đôi tay yêu thương, khe khẽ ru mẹ ngủ bằng mấy câu thơ mà mẹ nhớ cho đến bây giờ:

“Ai có thức đêm mới biết là đêm ngắn!
Cớ sao người ta lại bảo đêm dài.
Muốn hôn em từ chân lên trán,
Mới nửa chừng mà trời đã rạng đông.”
Mẹ đi lấy chồng ba buồn nên bỏ đi xứ khác.


Mẹ không gặp lại ba từ đó, nhưng kỷ niệm tình yêu tựu hình qua giọt máu trong lòng.
Mẹ đã phải tính toán kỹ để cha tưởng mẹ còn trinh và cũng để cho bào thai được bảo toàn. Đến ngày sinh nở, mẹ phải tính để Lâm trở thành một đứa trẻ sinh non. Mẹ đã lén gặp bà mụ trước, cho bà một chỉ vàng để bà loan báo rằng mẹ “sinh thiếu tháng”, nhưng thực ra Lâm chào đời đúng chín tháng chín ngày.
Lâm giống mẹ như đúc, nếu giống ba chắc mẹ phải khổ lắm. Cha càng yêu mẹ hơn khi mẹ sinh một con trai cho ông. Mẹ bảo cha mê mẹ nhất là mái tóc.
Khi Lâm vừa giáp thôi nôi, cha dẫn mẹ đi mua nhà riêng như lời hứa trước khi cưới.
Căn biệt thư ngoại ô vừa lớn, vừa đẹp, người ta đòi năm chục cây vàng. Cha trả giá 45 cây rồi về, mẹ đòi mua, cha chê mắc chờ kiếm nhà khác.
Mẹ tính tới tính lui, lén bảo tài xế chở đến gặp chủ nhà thương lượng:
- Tôi đồng ý mua giá 50 cây, nhưng ông sai người đến báo cho chồng tôi làm giấy tờ giá 45 cây thôi. Tôi trả riêng cho ông năm cây và tặng thêm một cây làm quà vị chi ông bán được 51 cây. Chịu không?
Họ chịu ngay, thế là mẹ mua được căn nhà như ý muốn . Mẹ tính quá hay.

*
Lâm vượt biên sang Mỹ vừa học vừa làm cho đến lúc tốt nghiệp high school leo dần lên đại học. Nhờ sự giúp đở của gia đình dì Tư, Lâm được vào làm khuân vác cho một tiệm nails supply. Lên College Lâm học nghành kinh doanh, mộng mua bán luôn ở trong trí Lâm.
Thật vất vả khi phải sắp xếp học trọn thời gian và làm việc ngày sáu tiếng để lo cho bản thân và giúp gia đình ở Việt nam. Lâm mong sớm thành tài để bảo lãnh mẹ và các em qua Mỹ.
Lời nguyền rủa của bà hàng cháo năm xưa như liều thuốc làm phục hồi sức lực mỗi khi Lâm mệt mỏi: “Mầy có nước mua cứt bán cho chó”.
Lâm nhất định phải thành một nhà kinh doanh lớn.
Khi làm việc Lâm để ý cách làm ăn mua bán của họ. Tính tình hiền lành siêng năng, chịu khó, Lâm được chủ yêu thương tín nhiệm.
Một hôm người kế toán bệnh nên Lâm được chủ cho vào văn phòng xử dụng máy tính để nhập một xe hàng mới về.
Nhìn vào giá nhập hàng mà Lâm tưởng mình mơ: Tất cả các mặt hàng so với giá bán ra đều lời từ 70-80%.
Lâm như người rơi từ trên mây xuống giữa một vườn hoa đủ màu tươi đẹp.
Sung sướng, bỡ ngỡ, ngạc nhiên, thích thú giúp Lâm nuôi hy vọng lớn dần.
Từ hôm ấy, Lâm chú tâm vào bất cứ những gì xảy ra trong tiệm.
Mỗi khi đổ rác Lâm tìm điạ chỉ gửi hàng được dán ngoài bìa thùng hàng, cẩn thận ghi vào sổ tay từng loại: aceton, lotion, liquid, powder cùng những mặt hàng khác đến từ công ty nào, ở đâu, số phone, số Fax.
Lâm dự tính sẽ về tiểu bang xa, miền đông hẻo lánh để mở một tiệm nails supply nho nhỏ thử xem sao.
Thông tin Lâm đã có trong tay, chuyện quan trọng là tiền.
Muốn mở tiệm ít nhất phải có ba lần vốn: vốn lưu động, vốn tồn trữ, vốn cho khách hàng thiếu. Các chủ tiệm nails thường hay mua thiếu một phần ba; trường hợp mở new salon thường thiếu 50% và được nails supply cho trả góp. 
Lâm định mở tiệm nho nhỏ khoảng 100 ngàn vốn. Lâm cần có ba trăm ngàn.
Dì Tư lâu nay vẫn xem Lâm như con cũng muốn giúp, nhưng dì chỉ có thể mượn được dùm cho Lâm khoảng 100 ngàn.
Lâm phone cho một tiệm nails supply lớn nhất ở Cali, muốn họ giúp cho Lâm mở tiệm ở Michigan.
Họ bảo số vốn 100 ngàn chẳng thấm gì, chỉ lèo tèo một số mặt hàng thôi, họ sẽ giúp bằng cách cho Lâm thêm 50 ngàn hàng trả góp hàng tuần cho họ. Sau một thời gian nếu thấy làm ăn được họ sẽ đầu tư thêm. Kèm theo điều kiện là tất cả các mặt hàng đều do họ cung cấp. Lâm suy tính, như vậy thì số lời sẽ giảm xuống vì họ nói thẳng họ sẽ ăn lời 15% so với giá từ công ty sản xuất.
Mọi việc tạm xong bây giờ đến chuyện tìm mặt bằng.
Phải chọn khu trung tâm Việt nam có nhà hàng, có chợ, có cửa hàng điện thoại, văn phòng bán vé máy bay, văn phòng chuyển tiền về Việt nam. Nhu cầu của người Việt đa số chỉ cần thế.
Khu lý tưởng ấy đã có sẵn một tiệm nails supply của Mỹ “Sally beauty supply”. Chủ đất không cho mở nails supply nữa.
Lâm đành mướn khu cạnh bên cách một block đường.
Ba tháng sau “L&K Nails Supply” tưng bừng khai trương.
Khi vào nghành rồi Lâm mới biết muốn có hàng tương đối đầy đủ vốn tối thiểu phải từ 500 ngàn.
Mặt bằng không thuận tiện, hàng hoá thiếu nhiều vì vốn ít. Thêm cạnh tranh của mấy tiệm gần đó họ giảm giá thật thấp với mục đích đánh gục Lâm.
Mức độ bán chậm, thu nhập không đủ chi phí. Lỡ phóng lao thì phải theo lao. Lâm cố cầm cự chờ thời, có lúc nản lòng định bỏ cuộc, on sale rồi âm thầm đóng cửa.
Nhưng, định mệnh đẩy đưa, ông trời không phụ lòng Lâm. Tiệm Sally vì giá bán lẻ quá cao nên không cạnh tranh nỗi với mấy tiệm Việt nam và họ sắp trả hợp đồng.
Lâm liên lạc với chủ đất, dặn khi nào Sally ra Lâm sẽ ký hợp đồng để vào đó.
Có nồi thì dễ mượn gạo.
Hai người bạn cho Lâm mượn thêm 100 ngàn.
Lâm sang lại sell và một số mặt hàng của Sally với giá rẻ hơn giá order tại công ty. Với số hàng này trước mắt Lâm đã thấy lời được khoảng 40 ngàn so với giá gốc order.
Lâm dời tiệm sang chỗ mới sau khi thoả thuận với chủ đất bên kia chịu đóng phạt một tháng tiền thuê mặt bằng. Họ cũng thông cảm và chấp nhận.
Được điạ điểm tốt, hàng hóa tương đối đầy đủ, việc mua bán phát triển nhanh ngoài dự trù của Lâm. Thành phố này có khoảng một ngàn nails salon, mấy thành phố lân cận cách khoảng 45 phút lái xe khoảng 800 tiệm nữa. Bao lâu nay chỉ có ba tiệm nails supply cung cấp, bây giờ thêm tiệm của Lâm.
Duy nhất tiệm Lâm ở ngay trung tâm, tối nào thợ nails cũng về ghé khu này, đi ăn, đi chợ, gửi tiền về Việt nam, mua vé máy bay, mua thẻ điện thoại, mua vàng, và luôn tiện mua nails supply. 
Khu này suốt ngày tấp nập, Lâm mở cửa từ 8h sáng đến 10h đêm. Khách hàng thích giờ như vậy. Trước khi đi làm họ ghé mua supply, ăn sáng luôn, một công đôi việc nên cũng tiện. Tối về họ cũng ghé vào ăn uống, mua sắm.
Một năm sau, tiệm cà phê Việt nam bên cạnh ế ẩm nên trả mặt bằng. Lâm mướn luôn gian đó và mở một phòng trưng bày bàn, ghế, spa.
Lâm mua sách nghiên cứu về phương thức mua bán, cách kiểm hàng trên máy tính.
Quầy tính tiền của tiệm Lâm được thiết kế bởi hệ thống tính tiền như chợ Mỹ. Tên từng món hàng hiện rõ trên receipt. Chất lượng hàng đủ loại, giá cả cao thấp tùy theo hàng tốt xấu. Giá bán theo đúng với nhãn dán trên món hàng không phải trả giá nên không sợ mua lầm. Vì vậy lượng khách càng ngày càng đông.
Uy tín của “L&K” càng ngày càng được tín nhiệm.
Đến thời điểm này Lâm đã biết được thêm nhiều công ty lớn cung cấp cho nghành nails và mua trực tiếp tận gốc. Có những mặt hàng Lâm order thẳng từ China về, vừa bán lẻ vừa phân phối lại cho những tiệm nails supply khác.
Trong thương trường có đôi lúc Lâm tính toán cũng không thua gì mẹ, vì Lâm mang một nửa dòng máu của mẹ mà.
Một hôm vào khoảng 11:00PM, anh T chủ tiệm nails supply ở Wasonton D.C gọi Lâm mượn 15 ngàn để trả nợ cho công ty L.P cung cấp aceton và Lotion. Họ cho anh T mua hàng trong vòng 30 ngày phải trả tiền thì mới được order hàng mới, vì kẹt vốn nên anh T không xoay được để trả nợ đó.
- OK, tiền mặt thì em không có sẵn, nhưng em có thể giúp anh. Lâm tỉnh bơ.
- Giúp bằng cách nào.- Anh T nôn nóng.
- Anh cứ bảo với họ là em có mua hàng của anh và nợ anh 15 ngàn, em sẽ trả số tiền anh thiếu cho họ.
- Thì thử vậy đi.- Anh T mừng rỡ.
- Nhưng anh phải bán hàng cho em chứ.- Lâm gài.
- Được, em muốn mua gì thì cứ gửi order qua, ngày mai anh xuất hàng cho.
- Cám ơn anh, ngày mai em sẽ gọi nói chuyện với họ về vụ 15 ngàn của anh. OK. Good night. Lâm vội cúp phone không muốn nói thêm nhiều vì sợ anh T đổi ý.
Sau đó Lâm soạn một order 25 ngàn với những mặt hàng mà Lâm biết anh T có.
Lâm cười thầm khi đóng compurter: “Không tốn đồng nào mà mua được 25 ngàn tiền hàng, thật mình cũng tự phục mình luôn.”
Sáng hôm sau, Lâm phone cho công ty L.P và điều đình với họ rằng Lâm có thiếu nợ anh T 15 ngàn nhưng vì hàng của anh ấy giao bán chậm quá nên không có tiền trả theo hẹn định, bây giờ Lâm nhận trả số tiền nợ của anh T , nhưng xin được trả góp một tuần ba ngàn cho L.P.
Công ty L.P chấp nhận ngay. Lâm thở phào nhẹ nhỏm tự đãi cho mình một tô phở thơm phức ở tiệm phở bên cạnh.
Hai năm sau, khi đã ổn định về nguồn hàng, nhân viên và thu nhập, Lâm sang tiểu bang OHIO mở thêm một tiệm “L&K Nails Supply” nữa.
Ba năm kế, ba tiểu bang khác cũng có mặt “L&K Nails Supply.”
Lâm vẫn chưa dừng ở đây, Lâm vẫn tiếp tục học mua bán và học thêm sản xuất tip, dép giấy, dũa giấy và một số mặt hàng khác để phục vụ cho nghành nails mà không phải order từ China nữa.
Hiện nay Lâm đã có được cơ sở sản xuất tip dùng cho móng bột, sản phẩm tốt, đẹp với chất nhựa trong, dẻo, đường cong sắc sảo, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Lâm cám ơn lời rủa của bác Năm “Mầy có nước mua cứt bán cho chó”. Đã khơi lòng tự trọng trong Lâm, biến thành liều thuốc kích thích thành công cho Lâm.
Lâm bảo lãnh được mẹ và ba em qua Mỹ, gia đình đoàn tụ và Lâm cũng có thêm người giúp quản lý công việc. Nhất là có mẹ, Lâm luôn hỏi ý kiến mẹ khi có chuyện cần tính toán, với Lâm bao giờ mẹ cũng là người tính giỏi.
Cám ơn mẹ đã cho Lâm câu nói nhớ đời.
Học gì cũng có thời gian nhưng học mua bán thì phải học cả đời.
Qủa thật trong thương trường Lâm đã, đang và sẽ học mãi.
Thu Chang

Ý kiến bạn đọc
29/01/201200:37:59
Khách
Đọc câu "Trong thương trường có đôi lúc Lâm tính toán cũng không thua gì mẹ, vì Lâm mang một nửa dòng máu của mẹ mà." ... và "... Có những mặt hàng Lâm order thẳng từ China về, vừa bán lẻ vừa phân phối lại cho những tiệm nails supply khác." cho thấy sự tính toán này chỉ nhằm lợi cho mình là chính! Khuynh hướng làm ăn thương mại của Tây Phương hiện nay là bảo đảm quyền lợi và sức khoẻ người tiêu thụ, sản phẩm được thử nghiệm kỹ cảng. Mong những người làm thương mại đừng chạy theo cách "tính toán" của người Trung Quốc đang đầu độc thế giới với hàng giả, thuốc giả, thức ăn rẻ ....nhưng đầy chất độc hại.
26/01/201220:00:49
Khách
đúng là mẹ quỷ sinh con quỷ
19/01/201214:27:24
Khách
Em la Viet, La PhD, MBA cua nganh dao tao hoa chat cua Hoa Ky. Em rat la Hoan Ho va ung ho bai cua em. Doc bai cua em, em rut ra nhung uu diem cua ban than. Ta phai Phan dau mai khong ngung de dat duoc thang loi!

Than chao Doan Ket!

20/01/201206:48:00
Khách
Đọc bài Hoc mua ban toi rat cam đong voi những người như Mẹ của Lâm đã vì chữ hiếu mà quên đi tình riêng, đã tìm mọi cách để bảo vệ đứa con của tình yêu và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Người như Lâm vươn lên từ lời rủa sả cay nghiệt. Ở đời có biết bao người khác mưu mô hơn thế nhưng vì họ không dám nói thật. Mưu mô như mẹ con Lâm đâu có hại ai mà còn ích lợi cho người khác tưởng cũng không đáng nặng lời trách cứ họ. Ai có nghèo khổ mới hiểu được kẻ nghèo.
18/01/201206:08:56
Khách
Khá nhiềy yếu tố thiếu thành thật trong cuộc đời mẹ anh Lâm và anh Lâm này! Tội nghiệp người cha bị lừa nuôi con người khác suốt cả đời mà tưởng là con mình! Người con cùng sẵn sàng gạt người nếu người không biết ... Học mua bán là như vậy sao?
17/01/201222:41:40
Khách
Đứng trong tiệm Nail Supply hôi rình mà cũng khoe!.
17/01/201220:45:25
Khách
Có lẽ người viết bài này cho là nhờ tự trọng nên Lâm mới được như ngày nay. Nhưng người đọc thì chỉ thấy những sự "thiếu thành thật" (nói 1 cách khác là lường gạt) của người mẹ và người con qua những câu chuyện trên thôi. Tội nghiệp "người Cha", tội nghiệp những khách hàng ăn thịt vịt, tội nghiệp anh T. đã có 1 người bạn "thật tốt", và tội nghiệp cho cả những thân chủ của ngành nail được hưởng những hóa chất được tạo ra từ những "chemist" chỉ qua đào tạo 2 tháng.
17/01/201219:11:31
Khách
Xin loi~ đa~ viet sai "Hô? mâu? sinh hô? tư? "
17/01/201219:04:46
Khách
Xin chuc' mung` va` cam on Thu Chang đa~ chia xe~ kinh nghiem & co duyen trong viec kinh doanh .
Đung' la` " hô? mâu? sinh hô? phu. ".
17/01/201207:11:51
Khách
Thấy cách làm đầy mưu mô tính toán thiếu sự chân thật ngay từ thuở nhỏ nên ảnh hưởng đến lúc lớn. Đầu óc con buôn là như vậy sao? Có những mánh lới khác có lẽ chưa nói ra. Có nên là tấm gương cho giới trẻ không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,696,025
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng:  http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li cho Trung Thu 2012.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông là một du ký về nhiều nước Âu Châu, với nơi hẹn chính là Paris.
Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn, người đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, từ nay là bút hiệu. Cô là dân Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, từng sống ở vài tiểu bang như Indiana, New York, Connecticut, hiện là cư dân San Jose, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”
Nguyễn Khánh Vũ là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, tác giả đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến