Hôm nay,  

Xin Chút Yên Lành Trong Giấc Ngủ...

28/12/201300:00:00(Xem: 29653)
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4098-14-29498vb7122813


Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của Diệu Hương được viết để tiễn đưa ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người cô chưa từng gặp.

viet-dzung
Việt Dzũng bên quốc kỳ Việt Nam.

* * *

Đầu thập niên 80s, lần đầu tiên chúng tôi nghe đến tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng là lúc chúng tôi ôm cái radio cũ mèm (chắc cũng trạc tuổi chúng tôi) với volume "vừa đủ nghe để khỏi làm phiền lòng hàng xóm" để nghe bài "Một chút quà cho quê hương" được phát từ chương trình của đài BBC với giọt ngắn giọt dài.

Lúc đó chúng tôi còn là học trò ở Việt Nam, không biết gì về Việt Dzũng, nhưng chúng tôi (kể cả các nam sinh trong lớp) đều chảy nước mắt khi nghe:

“Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng.”


Với riêng tôi, nhiều đêm liền trong giấc ngủ không một chút yên lành vì trong lớp, một người bạn mới từ ngoài Bắc vô Nam sau tháng 4/ 1975, là "Bí thư Đoàn Thanh niên CS" của khối lớp 11, luôn để mắt đến những học sinh có cha đi "học tập cải tạo" khi kín đáo, lúc lộ liễu. Đâu đó trong cơn mơ chúng tôi vẫn nghe văng vẳng:

“Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng”


Thời đó, chưa có internet, hoàn toàn không biết gì về ca nhạc sĩ Việt Dzũng. và còn dại khờ nhưng chúng tôi cũng nhận ra tấm lòng và tâm hồn của anh đối với quê nhà.

Chỉ vài năm sau, khi lưu lạc ở trại tỵ nạn Pulau Bidong ở Malaysia, chúng tôi lại được nghe "Một chút quà cho quê hương" và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" từ loa phóng thanh của trại hàng tuần. Những lúc như vậy, sinh hoạt của trại như lắng đọng lại. Người ta lắng nghe để nhận ra thân phận chim thiên di phải bỏ quê huơng của mình. Ở một góc biển đảo, giọng hát ngọt ngào của Việt Dzũng làm mềm lòng mọi người. Lần này chúng tôi tha hồ khóc, không còn phải che giấu như ngày còn ở quê nhà, nhất là khi nghe giọng trầm buồn của Việt Dzũng diễn tả:

“Con thuyền mong manh, vẫy tay từ biệt
Gạt lệ ra đi, xin làm thân lữ thứ”


Còn nhớ anh Trịnh, cựu học sinh Chu Văn An, một thầy dạy Toán thiện nguyện cùng chúng tôi ở trường Trung học Pulau Bidong, bằng đúng tuổi Việt Dzũng, đã nói với chúng tôi rất nghiêm trang:

- Sau này nếu anh có con, dù là con trai hay con gái anh sẽ đặt tên cho nó là Hy Vọng và sẽ nói với nó là bác Việt Dzũng đặt tên cho nó.

Tưởng là anh Trịnh chỉ xúc động khi trải lòng cùng Việt Dzũng -một người " cùng lứa bên trời lận đận" với anh - qua các bài hát về người tỵ nạn, nhưng hơn hai mươi năm sau, chúng tôi có dịp gặp con của anh, cô bé Huỳnh Thị Hy Vọng, năm nay sắp tốt nghiệp Đại học biết hát và hiểu mỗi một bài hát Việt Nam "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" rất rõ ràng mặc dù nói tiếng Việt với âm hưởng chưa chuẩn xác.


Phần chúng tôi, những ngày đầu sống đời lưu vong, vừa đi học, vừa đi làm, không có thời gian để nhớ nhà, để...buồn, nhưng cứ mỗi lần nghe "Một chút quà cho quê hương" nhất là câu:

“Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình”

là mắt chúng tôi nhạt nhòa, đường xá xe cộ bỗng dưng mờ ảo qua màn nước mắt. Chúng tôi phải đổi qua lane trong cùng bên phải để giữ an toàn cho mình và khỏi làm phiền đến các tài xế khác.

Từ khi có Google, chúng tôi biết nhiều về ca nhạc sĩ Việt Dzũng và bầy con tinh thần rất đông đảo của anh (hơn 450 nhạc phẩm), nhưng chúng tôi vẫn thích nhất "Một chút quà cho quê hương", và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon".

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ, có cả trăm nhạc phẩm đi vào lòng người nghe thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thời đại. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam với "bầy chim bỏ xứ" có nhiều chuyện lấy được nước mắt của những người cứng rắn nhất nhưng chắc là không có một nhạc sĩ nào- ở tuổi trên dưới hai mươi- viết được:

“Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng.”

Hay

“Ru em giòng lệ quê hương
Chảy xuôi trăm ngả trùng dương chia lìa”.

Với riêng chúng tôi, Việt Dzũng là người có toàn bộ "điều kiện cần và đủ" cho ước mơ mà anh theo đuổi: tài năng và tấm lòng với quê nhà. Do vậy, bây giờ hay mãi mãi về sau nhắc đến dòng nhạc lưu vong người ta sẽ không bao giờ quên anh.

Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng. Bây giờ thì anh đã có thể về thăm quê nhà, về đi lại trên con đường Nguyễn Du đầy lá me bay ở bên hông trường Taberd của anh ngày xưa. Mà hình như me chín rụng trên đường Nguyễn Du không còn ngọt ngào như ngày xưa khi anh còn là một cậu học trò trung học phải không thưa anh?

Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.

Anh đã làm được điều triết gia, nhà thơ người Mỹ Ralph Waldo Emerson khuyên, (điều mà mọi người đều mơ ước nhưng rất ít người làm được):

“When you were born you were crying and everyone else was smiling. Live your life so at the end, your're the one who is smiling and everyone else is crying.” (Khi bạn ra đời, bạn khóc mà mọi người đều cười. Hãy sống làm sao đến cuối đời, khi bạn ra đi, bạn cười mà mọi người đều khóc)

Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có cơ hội gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, chúng tôi xin tiễn anh về cõi vĩnh hằng với "xin chút yên lành trong giấc ngủ ngàn đời".

Đầu Đông 2013

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
26/12/201717:14:28
Khách
“Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến Tự Do
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ...”
Cũng lạ, mấy mươi năm rồi mà giờ đọc bài viết này, nhớ lại một thời đã qua... sao vẫn ngậm ngùi rưng rưng.
06/02/201507:57:00
Khách
Bai viet that cam dong va da noi len tam chan tinh cua tac gia voi Viet Dzung va cua Viet Dzung voi que huong dong bao. Toi cung co nhieu diem tuong dong voi tac gia. Co le cung tuoi, cung vuot bien sàng Bidong nhung may man hon tac gia la da duoc gap Viet Dzung trong mot buoi sinh hoat cong dong. Màng doi nang nhung doi mat anh anh len nu cuoi. Giong noi ngot ngao, em diu voi tat ca. Anh rat nhanh nhen va thong minh. Doc duoc y nguoi khac va vo cung an can doi voi moi nguoi. Do la nhung nhan xet cua toi trong mot lan gap go va lam viec voi anh. Thoi gian qua qua nhanh. Anh nay da ve long dat va chac chan anh da len Thien Dang. Xin anh tiep tuc cau nguyen va nang do cho nhung nguoi con xa xu va dat nuoc Viet Nam cua chung ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,087,415
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ bẩy của Bà.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O.,
Trường Vẽ (L’ecole de Dessin) là tên gọi đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, do người Pháp thành lập năm 1913, hiệu trưởng đầu tiên là hoạ sĩ Pháp André Joyeux. Năm 2013, ngôi trường này vừa đúng trăm tuổi. Nhân dịp này, xin mời đọc bài viết của Nguyễn Bích Thuỷ.
Trước 1975, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc tại Saigon, và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt năm 2013 với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ",
Trước 1975, tác giả là một nhà giáo, từng là hiệu trưởng nhiều trường tại miền Trung và điều hành Trung Tâm Tu Nghiệp và Huấn Luyện Giáo Chức tại Huế. Miền Nam sụp đổ, ông đi tù “cải tạo” và sau đó vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ, thấy hạnh phúc khi về hưu sau nhiều năm trở lại nghề dạy học.
Tác giả còn sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011. Với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Các bài viết của tác giả đều thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia.
Với “bút hiệu kép” Minh Đạo - Nguyễn Thạch Hãn, tác giả đã góp nhiều bài giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Nguyễn Thạch Hãn sinh năm 1945, cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, cựu tù cải tạo, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston, Texas.
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã 20 năm, nghề nghiệp: chủ tiệm Nail tại Culver City, California. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2012. Hai bài đầu của Tom Tom đều viết về công việc ông làm: “Nghề Nail đâu Có... Bèo”; Và “Tuấn, Chàng Trai Nước Việt.”