Hôm nay,  

Một Ngày Xui

22/12/201300:00:00(Xem: 28088)
Người viết: Phạm Thái
Bài số 4093-14-29493vb8122213


Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ năm của ông trong năm.

* * *

Cuối tuần này tham dự đám cưới con người bạn. Thật thú vị. Anh Lâm, định cư tại Mỹ cùng thời gian với tôi 1994, chúng tôi cùng làm chung một hãng, xem nhau như anh em. Gia đình anh qua Mỹ hai vợ chồng và ba người con, hai năm sau sanh thêm môt con trai. Vậy gia đình anh Lâm, hai vợ chồng và bốn người con, hai trai hai gái. Những cô bé, cậu bé thật nghich ngợm nhưng cũng thật là dễ thương, các cô bé cậu bé thường lang thang nơi Mac donal với tôi. Thật là vui. Vậy mà thời gian thật nhanh làm sao, ngày mai đám cưới con trai anh, một bác sĩ, còn cô dâu, một nha sĩ. Còn con gái anh thì sao, đang học dươc, hai con nhỏ, học sinh giỏi. Thật không biết diễn tả sao nỗi vui của tôi đến thành công của con người bạn. Rồi trong tiệc cưới gặp lại những người bạn làm chung hãng đầu tiên khi đến Mỹ, cũng gần 20 năm rồi, thời gian trôi nhanh quá, con người thay đổi. Những người bạn của tôi sẽ thay đổi thế nào, không biết, nhưng một điều tôi biết chắc là chúng tôi sẽ thật vui khi gặp lại nhau, nhất là trong khung cảnh một tiệc cưới, thật tuyệt vời.

Trời đất, đèn chớp sáng lóa mắt, chuyện gì đây, tiêu rồi vượt đèn đỏ. Bận suy nghĩ đến tiệc vui vượt đèn, đỏ làm sao bây giờ.

Trở về nhà, nằm dài trên giường, mệt mỏi. Bực thật, tại sao lại có thứ camera đặt tại ngã tư nữa chứ. Los Angeles đã bỏ rồi, cư dân trên đó cho rằng điều này không hợp pháp, không nộp phạt, thành phố nhận thấy tai nạn không giảm, bỏ quách các camera này rồi.Vậy mà Orange county vẫn còn, thật không hiểu. Gỉam tai nạn ư, an toàn cho cư dân ư. Chỉ là bussines thôi. Một công ty tư nhân hợp đồng với thành phố đặt camera tại một số ngã tư và ăn chia tiền phạt với thành phố. Chỉ là buissines thôi chẳng phục vụ gì cả. Bực cả mình. Mình sẽ bị phạt bao nhiêu đây, không biết. Ồ nhớ rồi, có nhận một email từ người bạn nói về tiền phạt vi phạm giao thông của DMV, mở internet xem.


TĂNG TIỀN PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG

- 1000$ phạt vi phạm đậu xe chỗ dành riêng cho người tàn tật

- 976$ phạt vi phạm đậu xe chỗ dành cho xe bus

- 729$ phat lái xe không bảo hiểm

- 616$ phạt không ngừng lái xe khi xe chở học sinh chớp đèn

- 436$ phạt vượt đèn đỏ

- 214$ phạt chạy quá tốc độ

- 148$ phạt lái xe cầm cell phone nói chuyện

Thành phố khi thiếu tiền thì tăng mọi thứ tiền đóng góp của người dân. Còn người dân thiếu tiền thì sao? Cầm bảng homeless ở ngã tư hay chôm đồ nhà.

Tiêu rồi, vi pham vượt đèn đỏ 436$, chưa dễ sợ bằng vi phạm đậu xe dành riêng cho người tàn tật tiền phạt là 1000$. Trời đất lương căn bản 8$ một giờ, một tháng lương chưa trừ thuế 1280$, vậy mà phạt 1000$, tháng đó chắc chắn là đói.

Luật lệ đươc đặt ra để điều hành xã hội, luật lệ giao thông đặt ra để bảo vệ con người, tiền phạt để mọi người tôn trong luật lệ nhằm bảo vệ mạng song con người. Nhưng phạt một số tiền quá lớn, khiền người bị phạt không còn đủ tiền để sống thì thật không hiểu nổi. Không có sự nhân danh nào chấp nhận được khi sự nhân danh đó cướp đi miếng ăn của con người.

Có tiếng mở cửa, chắc bà xã về, thôi bỏ bộ măt rầu rĩ đi kẻo bà xã biết thì lại mất vui. Trời đất sao mặt bà xã hôm nay không vui.

Tức quá đi thôi, tiệm ế, vậy mà state board vào xét, mặt lầm lì dễ ghét, chỉ một sợi tóc khách rớt trên spa chair phạt 500$. Trời đất, ế gần chết làm nguyên tuần cũng không kiếm được 500$, vậy mà phạt 500$, mấy năm trước cũng lỗi như vậy phạt 1000$, bị phản đối quá nay còn phạt 500$. Đúng là giựt tiền.

Thế là một ngày xui, xui thật xui.

Phạm Thái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,763,803
Tía Hai Lúa tôi qua Mỹ trước má khoảng 6 tháng.
Tôi thường muốn bắt đầu những bài viết của mình hiện nay bằng hình ảnh một con bé.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến