Hôm nay,  

Chim Choi Choi Ai Cập

05/09/201300:00:00(Xem: 67967)
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm sáu tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”.

* * * * *

Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
choi_choi_ca_sau_1
Cá sấu và chim choi choi sông Nile.
Người ta gọi nó là chim choi choi, thuộc phân họ Pluvianinae. Đây là một loài chim chân dài, đuôi ngắn, sống ở vùng đầm lầy, thường thấy ở vùng sông Nile, Ai Cập, nên còn gọi là chim choi choi Ai Cập.

Có ai muốn làm nhân viên vệ sinh răng miệng cho một con cá sấu không nhỉ? Ấy vậy mà đó lại là cách chim choi choi kiếm sống! Nghề của chim choi choi là xỉa răng cho cá sấu sông Nile, quan hệ “đôi bên cùng có lợi” được coi là rất tốt. Sau khi ăn, cá sấu leo lên bờ sông, há miệng nằm thư giãn. Con chim nhỏ lập tức đi vào trong miệng cá sấu và dọn dẹp tất cả những mẩu đầu thừa đuôi thẹo còn sót lại. Ngoài việc chăm sóc vệ sinh răng miệng, chim choi choi còn giữ cho cá sấu không bị lũ côn trùng khó chịu quấy nhiễu. Với thính giác nhạy bén, nó kêu vang báo động cho cá sấu biết nguy hiểm đang đến, để cá sấu kịp thời lăn xuống nước lẩn tránh.

Những mẩu thức ăn thừa, dính kẽ răng cá sấu, chẳng bõ bèn gì không chỉ với cá sấu, mà với hầu hết các động vật khác, lại dư đủ cho chim choi choi. Nó no nê và hài lòng với “thu nhập” từ nghề xỉa răng cho cá sấu.

Vợ chồng tôi sang Mỹ theo diện bảo lãnh do người anh vợ. Ngày đặt bút viết những dòng nầy, cũng là ngày trọn hai năm sáu tháng chúng tôi đặt chân lên đất nước Mỹ. Tôi bị “dị ứng” một thời gian dài: dị ứng với thức ăn Mỹ, dị ứng với lối sống Mỹ, có khi dị ứng với chính bản thân, khi thấy quyết định đi Mỹ “vì tương lai con cháu” dường như là một sai lầm.

Ở tuổi sáu mươi, thân mang tật bệnh, lại đến Mỹ vào thời kỳ suy thoái kinh tế, tôi thấy mình thừa thãi, không việc làm, không có thu nhập cũng chẳng có bảo hiểm gì. Mặc cảm ăn bám, vì thế, ngày càng đè nặng tâm hồn: ăn bám những đồng thuế mà người dân Mỹ làm việc và đóng góp; ăn bám con gái vất vả “cày” bảy ngày mỗi tuần, để chi trả các hoá đơn thanh toán đều đặn gửi đến hàng tháng như bươm bướm và lo cho cha mẹ, nhất là khi ông bố chỉ trong thời gian ngắn nầy, liên tiếp phải đi bệnh viện, nói kiểy VN saqu 1975 là “nhập viện”: hai lần cấp cứu vì nhiễm trùng túi mật và nhiễm trùng máu toàn thân, một lần vào “ICU” suýt mất mạng vì phản ứng thuốc. Lúc nầy, vết mổ bàn chân trái cũng chỉ vừa mới lành.

Thực tế, từ sau 1975, tôi khám phá mình bị dị ứng: đầu tiên là với thuốc kháng sinh streptomycine để chữa viêm phổi nhẹ cho kịp ngày kết hôn vào đầu năm 1979. May là không ỷ vào việc trước đây đã dùng thuốc nầy! Chỉ thử thôi, mà mặt mày đã sưng vù sưng vếu. Thế rồi, những cơn ngứa và mẩn đỏ nổi lên nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, khi ăn thịt bò, thịt gà, hải sản hoặc uống rượu bia, dù chỉ là một lượng nhỏ. Ngay nước mắm, các loại mắm ruốc cũng không dung nạp được. Ngoài rau củ, chỉ còn lại vài thứ thịt như heo, vịt dành cho tôi. Thực phẩm ở Mỹ lại gồm những thứ tôi dị ứng. Tôi vẫn phải trung thành với dưa cà mắm muối như hồi còn ở Việt Nam.

Thật may là những loại nầy rất phong phú ở ngay trên đất Mỹ và hai mùa qua, với mảnh vườn nhỏ bé, chúng tôi tự trồng được rất nhiều loại rau củ quả. Một vài loài cá sông thỉnh thoảng chen vào thực đơn. Con gái tôi rất lo cho sức khoẻ của cha mẹ, nhưng biết tình trạng dị ứng của tôi, nên một đàng giục mẹ nấu các món ngon cho bố, một mặt thường xuyên mua đủ loại trái cây với số lượng lớn, rất tốn kém và nói với mẹ nhắc bố ăn nhiều trái cây, bớt tối đa đồ ngọt, vì ngoài thấp khớp biến dạng, tôi còn bị tiểu đường, cao cholesterol và cao huyết áp.

Một phần vì dị ứng, một phần vì thấy ở tuổi nầy, không cần bổ béo tốn kém làm gì, lại chỉ ăn không ngồi rồi, cho nên tôi muốn trung thành với thực đơn bình dân Việt Nam: chút canh (từ rau củ quả trong vườn, thu hoạch và cất tủ đông ăn dần), chút thịt heo ba chỉ (con gái và con rể không đụng tới, vì sợ cholesterol), thỉnh thoảng một quả trứng rán hoặc chút cá khô kho mặn ngọt, dễ đưa cơm (rất hạn chế, vì bệnh tiểu đường). Tôi không ưa trái cây, nhất là cố để cho con gái thấy, mà ngưng hoặc giảm tốn kém không cần thiết.

Chúng tôi muốn là những “con chim choi choi Ai Cập”: những rẻo dư trong thức ăn hằng ngày, thay vì đổ bỏ phung phí, cũng đủ nuôi vợ chồng già chúng tôi. Chúng tôi giữ bí mật nầy, để con gái an tâm mà không phải lo lắng, trong khi tiết kiệm được những khoản chi phí không nhỏ và không đáng có. Ngoài vài áo ấm mua hoặc do người anh vợ tặng, tôi chỉ đem từ Việt Nam sang ba chiếc sơ-mi, một xanh da trời và hai trắng. Nhu cầu không nhiều, ngoài nhà thờ và siêu thị mỗi tuần một lần, (vợ tôi thỉnh thoảng đi shopping với bà thông gia), chúng tôi hầu như chỉ ở nhà, vui thú điền viên, chăm sóc nhà cửa, nấu nướng và giặt giũ cho con cái. Có thứ để bận rộn, cũng giúp cho tuổi già không còn giờ để buồn nhớ vu vơ. Buồn là thứ đáng kỵ nhất cho người cao tuổi.

Khi mới tới đất Mỹ, bạn đồng hương và đồng môn rất đông, ở hàng chục tiểu bang, gọi điện thăm hỏi và chúc mừng. Nhiều người trong thời gian qua đã gửi thiệp mời tham dự đám cưới con cái họ, nhưng rồi cũng phải tìm lý do “chính đáng” để khước từ. Của một đồng, công một lạng. Cha ông thường nói vậy. Tôi thì ngược lại: thời giờ không thiếu, chỉ là ngoài khoản “tiền mừng”, thì chi phí di chuyển không hề nhỏ.

Con gái giục: “khi còn sức khoẻ, Bố Mẹ hãy đi chơi, đi thăm bạn bè, kẻo rồi sau nầy không còn đi được nữa”. Nó còn đề ra chương trình hằng năm, đến mùa lạnh, khuyên chúng tôi về Việt Nam ba bốn tháng. Muốn đi đâu, nó mua vé cho đi. Chúng tôi đã về Việt Nam một chuyến, chẳng đặng đừng, để đón cháu nội đầu tiên chào đời. Hai tháng ở Sàigòn chỉ quẩn quanh bên đứa cháu gái, lo ẳm bế, tả lót, ăn uống, cũng đã chiếm gần hết ngày giờ, hầu như chẳng đi thăm bà con, bạn bè hoặc cảnh quan nầy nọ, vì sẽ phải tốn kém nhiều. Bên kia đại dương, con gái phải “cày” thêm, để bố mẹ chi dùng cho chuyến về thăm. Thật chẳng đành lòng.

Ngày cháu nội đầy tháng, chúng tôi tổ chức ở nhà hàng, mời nội ngoại và bạn bè thân hữu trên một trăm người, để mừng cháu, nhưng cũng để có dịp “chính đáng” gặp họ. Đàng nào cũng tốn kém một lần. Con gái tôi lấy chồng. Cũng chỉ giới hạn hai trăm khách mời, chủ yếu bạn bè và người quen của nó và chàng rể. Tôi chỉ gửi hai chục thiệp cho bạn hữu và đã có ba chục người từ xa xôi nể tình đến tham dự, chung vui. Của và công của họ đều lớn, khiến tôi suy nghĩ và thấy có lỗi. Rất trùng hợp là trước và sau ngày thành hôn của con gái tôi, đồng hương thân thiết có đám cưới: tôi nhắn tin với nhiều người, rằng không muốn gửi thiệp khiến họ khó xử.

Tôi là một người có may mắn theo học các trường “Tây” ở Đà Lạt và có bằng cấp của Pháp. Tôi chỉ muốn nói là mình cũng không đến nỗi lạc hậu. Ngay từ năm 2000, khi nhà nước cộng sản Việt Nam mở rộng Internet, tôi đã sắm máy vi-tính và liên lạc thư điện tử với anh em đồng môn và thân hữu ở trong và ngoài nước và không ngừng tra cứu, học hỏi, cập nhật các thông tin, kiến thức, tin tức về đủ mọi lãnh vực đời sống. Tôi tự xét mình không đến mức tụt hậu. Không ai có thể chê tôi là lỗi thời. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi thấy mình dị ứng với môi trường sống này, với văn hoá Mỹ, với cả văn hoá người (gốc) Việt đang bị văn hoá Mỹ lai tạo.

Nước Mỹ mạnh về rất nhiều mặt, nhưng rất mặc cảm về độ dày” và “độ sâu” văn hoá. Hàng chục ngàn bảo tàng trên toàn nước Mỹ được xây dựng, không tiếc tiền mua về những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, đồ cổ từ mọi quốc gia trên thế giới hoặc từ những công trình khảo cổ. Tất cả những cái đó không làm sao bù đắp được sự hình thành, phát triển với thời gian để có được một nền văn minh nhiều ngàn năm thấm đẫm đất đai, máu thịt con người, tâm hồn dân tộc.

Dù vậy, với sự tiến bộ khoa học mạnh mẽ và tốc độ phát triển công nghệ thông tin chóng mặt, Hoa Kỳ vẫn luôn dẫn đầu về nhiều mặt, trong đó có sự thác loạn, thoái hoá đạo đức và sa đoạ. Cái nê “tự do” được trưng ra một cách vô tội vạ, kể cả tự do làm sứt mẻ hoặc thậm chí làm mất tự do của người khác. Con cái đòi cha mẹ tôn trọng tự do của chúng, nhưng lại không hề tôn trọng tự do của cha mẹ. Như một sự “trả miếng”: ngày trước cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó; nay, ở đây, trên đất Mỹ nầy, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy.

Tôi bị dị ứng về cái “văn hoá” không hoặc kém văn hoá” nầy. Phản đối không được, đả kích không xong, đành chọn giải pháp “khôn ngoan” như những người cao niên tiền bối, nhất là với những người không nghề nghiệp, không có thu nhập, chỉ âm thầm làm “con chim Ai Cập” như tôi: co lại và nín lặng, “như con sâu làm tổ trong trái vải cô đơn” (chuyện tình buồn). Người ta nói: Trong rừng, già đi theo trẻ; trong đời, trẻ bước theo già. Người trẻ (gốc) Việt có nhiều cơ hội thăng tiến học hành và nghề nghiệp, không khó hoà nhập xã hội mới, thụ hưởng vật chất tiện nghi thừa thãi, đang cố thoát những cái còn lại của nền văn hoá “cổ truyền” còn dính chặt, đeo bám lớp cha anh. Tôi thấy mình đang mau chóng bị đào thải. Cũng chẳng lạ gì: lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, như cây nẩy mầm và phát triển tươi tốt trong môi trường nầy, vốn là “tự nhiên” đối với họ. Lớp trung niên trưởng thành ở Việt Nam, sang đây bằng nhiều con đường, đã phải rất vất vả để mưu sinh và hoà nhập phần nào với môi trường sống mới, nơi vật chất và tiện nghi dư thừa, nhưng không có gì cho không, “no pain, no gain”, những giọt mồ hôi ít hơn và ít mặn hơn những giọt nước mắt, vắt kiệt sức để lo cho gia đình. Họ như cây đã lớn, cành lá đã sum suê, cho nên việc hoà nhập chẳng dễ chút nào.

Với lứa tuổi chúng tôi, như cây già cỗi mà còn bị bứng đi, thì không khô héo ngay đã là chuyện lạ, nói gì chuyện đâm chồi nẩy lộc. Chỉ mong mình được như bonsai, không đòi hỏi nhiều chăm sóc, phân bón. Không còn sinh lợi gì được, ít ra cũng hạn chế tối đa những phí tổn vật chất không thực sự cần thiết và tránh va chạm, làm tổn thương tinh thần cho con cái và cho cả bản thân. Tốt nhất là làm “Chim Ai Cập”.

Không biết vì nguyên nhân gì, ngày 15 tháng 8 vừa qua (2013), bỗng nhiên tôi hết dị ứng: cái “ách”mang nặng mấy chục năm, nay tự dưng biến mất. Tôi rụt rè ăn thử vài món “độc” – tôm, mực, mắm ruốc và chờ nỗi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy. Nhưng không có gì xảy ra. Tôi thử một vài loại kháng sinh mà trước đây chỉ cần nếm một chút, cũng gây sưng ngứa. Nay thì hoàn toàn bình yên. Tôi mừng muốn phát khóc và tạ Ơn Trên. Nhưng qua vài ngày hớn hở trong lòng, suy nghĩ lại, tôi thấy thời gian sống thanh đạm vừa qua, đã giúp ích rất lớn cho sức khoẻ: huyết áp không còn tăng; cholesterol hạ; kiểm soát dễ dàng đường huyết.

Cuộc sống kiểu “chim Ai Cập” đã thay đổi ý nghĩa và trở thành một triết lý sống, chứ không còn cảm thấy bị ức chế, khi bị buộc làm “chim Ai Cập” chỉ vì không ăn uống được nhiều thứ do dị ứng.

Con gái và con rể biết tin, ép tôi ăn uống đủ thứ để có chất bổ, từ thịt cá đến trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng nay tôi đã vững vàng và thanh thản trong triết lý vàách sống của mình: Chim choi choi Ai Cập.

Nguyễn Thế Bài

Ý kiến bạn đọc
16/09/201314:54:32
Khách
Chê trách nước Mỹ thì về xhcnvn mà sống đi . Tại sao cứ lết thân vô nước Mỹ để lãnh an sinh xã hội mà ngày đêm thì chỉ trích chê bai Mỹ? Vừa ăn bám Mỹ và vừa chỉ trích Mỹ
10/09/201315:11:20
Khách
Thưa ông, mẹ tôi đã trên 70 tuổi, có nhiều bịnh tật, nhưng vẫn đi làm, để kiếm thêm chút tiền và bởi vì không được may mắn như ông là chỉ ngồi nhà than thở và chê bai nước Mỹ sa đoạ. Con cái tôi, sinh ra ở nước Mỹ này, chắc vì chúng nó không được "tiến bộ" lắm, nên chúng vẫn tôn trọng tự do của cha mẹ chúng, chứ không như ông đã nói. Bài viết của ông nói ông bố phải "nhập viện" ba lần mà không thấy ông nói là ai trả tiền. Theo tôi biết các trường hợp nặng như vậy tốn cả $100,000; nếu không có bảo hiễm thì chính phủ phải trả tiền bệnh viện cho bố ông (cho những người có lợi tức thấp). Vậy ông vẫn còn than thở sao? Tại sao ông không trở về nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc và không bị thái hoá, sa đoạ như nước Mỹ này để khỏi còn buồn phiền than thở nữa? Xin cám ơn ông.
08/09/201321:56:37
Khách
Không biết ông hiểu được văn hoá Mỹ đến mức nào mà phán rằng "Nước Mỹ mạnh về rất nhiều mặt, nhưng rất mặc cảm về độ dày” và “độ sâu” văn hoá" và "Tất cả những cái đó không làm sao bù đắp được sự hình thành, phát triển với thời gian để có được một nền văn minh nhiều ngàn năm thấm đẫm đất đai, máu thịt con người, tâm hồn dân tộc." Xin kính hỏi ông, ông định nghĩa văn hoá là gì ? Có vẻ như ông đánh đồng thời gian là văn hoá ?

Còn nữa, ông viết "Hoa Kỳ vẫn luôn dẫn đầu về nhiều mặt, trong đó có sự thác loạn, thoái hoá đạo đức và sa đoạ." Thật thế ư, thưa ông?

Kính chúc ông an hưởng tuổi già ở đa6't nước thoái hoá đạo đức này .
06/09/201314:26:35
Khách
Có một số ngươì được (bị) baỏ lãnh qua nước ngoài,thường mắc bịnh"THAN THỞ'. Phải hiểu rằng sống ở nước nào cũng có điều tốt và không tốt của nước đó.Taị sao ông laị" cố sống' để bảo lãnh những người con còn lại qua nơi mà ông không có ưa?Nước Mỹ không cấm ông là Việt Kiều hồ hương mà. Nếu con gái,con rể ông sống theo kiêủ Mỹ,thì họ không để ông sống và trồng rau trong nhà và vườn cuả họ đâu.Và họ chẳng vui gì khi đọc bài báo cuả ông cả.Thân ái.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,752,332
Tía Hai Lúa tôi qua Mỹ trước má khoảng 6 tháng.
Tôi thường muốn bắt đầu những bài viết của mình hiện nay bằng hình ảnh một con bé.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến