Hôm nay,  

Một Bát Cơm

26/06/201300:00:00(Xem: 199910)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Nguyễn Hà Mi. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được chuyển đến Việt Báo bằng điện thư. Mong Mi Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.

Tôi đã có 20 ngày làm việc cho một nhà hàng Việt Nam tại Orange County - Calif. Và 20 ngày đó, tôi gặp 200 con người với 200 số phận khác nhau, cuộc sống khác nhau. Tôi nhìn họ qua cái cách họ ăn "Một bát cơm".

Bà chủ của tôi là single mom. Chị không đẹp, nhưng nhìn có vẻ rất quý phái, sang trọng. Tôi có phần ngưỡng mộ chị vì một người đàn bà thành công không phải là dễ, trong khi chị có tới cả chuỗi nhà hàng. Chị thường ngồi ăn một mình, và nhìn chúng tôi... săm soi. Chị đang ăn cũng có người đến làm phiền chị vì tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền lương và tiền nợ ngân hàng… Chị thường căn dặn nhân viên:

- Em phải cắt chanh nhỏ thôi, một quả tám miếng nhé... Sao cái cốc này mới có một lần dùng mà vứt đi thế phải rửa đi dùng lại chứ. Em chỉ được mang một cái khăn giấy cho một khách thôi nhé cưng... Các em có bỏ tiền ra đâu mà xót... Mà này, chị nhiều lần nhấn mạnh với mọi nhân viên, ai ăn bữa trưa phải trả tiền nhé, tiệm có camera theo dõi cả đấy.

Chị tiết kiệm đến mức chị lấy tiền tip của khách cho nhân viên mang đi mua đồng phục, mua thau, mua tạp dề và bắt nhân viên trả 10$ cho chiếc áo đồng phục ấy, chị mang tiền đi mua bút, mua sổ nhưng chị thiếu đôi găng tay người nhân viên rửa bát. Ôi chao, chị ơi, cái bút có 10 cent và ly cốc giấy có 20cent mà chị có nhìn đôi bàn tay trắng bệch của chú rửa bát không? Chị giàu tới cả triệu USD mà.

Ông chủ của tôi thì thường chờ khi tôi ăn cơm vào giờ nghỉ vì khi đó ông không phải trả lương cho tôi để thủ thỉ rằng: “Nhà hàng của anh là 3 sao nhé, em giúp anh trainning cho các em khác về nghiệp vụ nhé. Anh sẽ không bạc đãi em đâu”. Cái sự "Không bạc đãi" cũng khiến tôi nhớ lắm về cái sự nhẫn nhịn của mình.

Chuyện là em bị bỏng nước sôi khi làm việc, nhà hàng không có thuốc, tự em ôm hai cánh tay bỏng rát đi xếp hàng mua thuốc và tự trả tiền. Tay em đau, em không làm nổi nữa, em xin nghỉ hai ngày không lương. Rồi em đi làm lại, ông chủ quan tâm, lật cánh tay em lên nói, “Ôi zời, bỏng có tí có thế này thôi mà cũng nghỉ tới 2 ngày, em không đi làm, chả đứa nào làm anh yên tâm”.

Người đồng nghiệp làm cùng tôi, ông là người Mexico. Ông to cao và đôi bàn tay luôn bợt nước vì phải rửa bát suốt ngày. Đó là công việc vất vả nhất của nhà hàng này. Ngày ngày, ông ngồi một góc trong bếp hoặc đôi khi đứng cúi người ăn bữa trưa là một bát cơm. Tôi biết ông đói nhưng không dám xin nhiều vì sợ bà chủ kêu ca ăn nhiều quá. Hôm qua, tôi thấy ông khóc vì lương đã chậm một tuần, đám con nhỏ của ông ở nhà đã hết thức ăn. Người đàn ông ấy tần ngần ngồi nhìn bát cơm của mình và... chảy nước mắt. Giọt nước mắt của một người đàn ông.

Khách hàng của tôi nhiều lắm, ta, tàu, tây đủ cả. Màu da đen, da trắng, da vàng, da đỏ, lơ lớ lai lai cũng đủ hết. Có người hào phóng, có người keo kiệt, có người tham lam, có người dễ tính, có người khó tính nhưng ai cũng quan tâm tới "bát cơm" họ bỏ tiền ra mua cả. Người thì bỏ thừa mứa, người thì căn ke tính toán từng đồng, có người cũng muốn ăn quịt nữa cơ. Mỗi vị khách của tôi thể hiện con người họ qua cách họ ăn một bát cơm.

Tôi chưa bao giờ bị đói, cũng chưa từng thiếu một bát cơm nhưng quả thật... bát cơm bé nhỏ ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời.

Tôi nhớ bát cơm của cha mẹ, không ngờ nó đổi bằng nhiều hi sinh và mồ hôi quá.

Tôi nghĩ về đời người. Đời người có bao nhiêu đâu mà tiếc nhau một bát cơm. Tiền bac danh vọng rồi cũng qua cả. Người ta giàu tiền bạc mà chẳng có giây phút được bình yên ăn một bát cơm thì cũng có nghĩa lý gì đâu. Còn người ta nghèo thì một bát cơm cũng khốn khổ quá. Suy cho cùng, tới giờ tôi vẫn là người may mắn và hạnh phúc.

Sau này, dù tôi có là ai, làm gì cũng sẽ cố gắng để ghi nhớ trong lòng rằng đừng bao giờ tiếc những người xung quanh "một bát cơm".

Mi Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
21/12/201719:42:54
Khách
Viết hay vậy mà không tiếp tục. Uổng ghê!
07/07/201302:08:54
Khách
Bài viết hay, cảm đông mà thói đời là giới chủ nhỏ thường hay bóc lột, bần tiện mới mau có dư. Đời là thế, nếu ai cũng có lòng nhân thì đâu có chiến tranh, người thịt cá ê hề, kẻ miếng cơm cũng không đủ no.
Cám ơn tác giả, mong bài viết mới.
29/06/201313:20:01
Khách
Hà Mi thân mến,
Quả thật đời có rất nhiều người như Hà Mi đã nói trong bài viết ngắn trên. Nhưng dù sao vẫn còn không ít người có tấm lòng nhân hậu vô cùng. Tôi còn nhớ lời một người mẹ của bạn tôi khuyên rằng:
- Khi nấu cơm con nên nấu dư một bát, để có khi còn giúp được một người lỡ bước đói lòng nào đó vì khi con đã có gạo để nấu thì thêm một nhúm nhỏ không phải là một điều khó khăn đâu!
Tôi mang câu nói đó trong suốt cuộc đời mình và nghĩ rằng có những bài học mà mình đã nhận được không phải từ một nhân vật hay một cuốn sách nổi tiếng nào mà từ những người rất bình thường xung quanh ta trong cuộc đời vô cùng bình thường này!
Cảm ơn Hà Mi về một bát cơm trong đời sống của người Việt Nam mình!
Mimosa Phương Vinh
27/06/201316:54:44
Khách
Đọc bài viết của Hà Mi mà tôi đã rơi nước mắt. Tôi cũng đã từng trải qua những ngày làm trong nhà hàng và cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ những ngày tháng đó. Cũng như Hà Mi, tôi luôn tự hứa với long mình, "đừng bao giờ tiếc với những người chung quanh 1 bát cơm."
27/06/201316:05:06
Khách
Ở Mỹ mà kẹo quá hén. Mấy nhà hàng VN bóc lột người làm tận xương tuỷ.
26/06/201322:51:40
Khách
Bài viết khuyên răn rất ý tứ và hay
26/06/201317:41:34
Khách
Hà Mi có lẽ còn nhỏ tuổi mà sâu sắc quá. Đời này loại người như ông bà chủ của Mi nhiều lắm Mi ạ. Chứ nếu đa số biết nghĩ như Mi thì cuô.c đời này đâu còn là bể khổ nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,747,938
Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài viết mới của ông lần này là một tự truyện về tình yêu và gia đình, với lời ghi như sau: “Để tặng chú Thành của tôi. Riêng tặng cọp mẹ và cọp con của anh. Và tất cả những ai tuổi Dần.”
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện tình nối dài từ Ban Mê Thuột tới nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới
Tê Hát I Cờ Rét là bút hiệu của Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết thứ ba của chàng.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ tám,đang 2 kỳ, tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài mới của Bảo Xuân là chuyện về mối lo mùa lễ lạc đang tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.Ọ 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến