Hôm nay,  

Mothers Day: Mạ Tôi

12/05/201300:00:00(Xem: 253329)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Nhân Ngày Lễ Mẹ, mời đọc bài viết về nước Mỹ thứ tư của Minh Nghĩa.

Mỗi sáng vừa rồ máy xe tôi đã thấy tấm màn cửa sổ vén qua một bên. Mạ tôi đó, tôi biết mạ đang đứng nhìn qua khung cửa sổ. Nhiều lần tôi nói sao mạ không ngủ đi, trời lạnh mà, vậy chứ vừa nghe tiếng mở cửa là mạ lại nhỏm dậy ra khỏi giường vén màn nhìn ra sân, nhìn theo chị em tôi cho đến khi khuất dạng mới thôi.

Mạ tôi năm nay gần tám mươi tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh ít đau vặt, chắc nhờ cái gene di truyền từ dòng họ bên ngoại của tôi. Mới qua Mỹ mạ tôi bị một trận bịnh nặng tưởng đâu đã rời bỏ con cháu để đi theo ba tôi rồi. Bắt đầu từ cái túi mật bị nhiễm trùng, mạ tôi nhịn đau vì sợ con cái lo lắng cả tuần sau mới nói cho chị em tôi biết. Lúc đó mạ tôi bị sốt cao và ói mửa phải chở vô bịnh viện cấp cứu. Giải phẩu vừa xong tối đó mạ tôi phải chuyển vào phòng ICU vì bị dịch truyền tràn qua phổi làm tim ngưng đập. Nhìn mạ nằm bất động mấy ngày ở phòng săn sóc đặc biệt chị em tôi lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ chuyện không may sẽ xảy ra với mạ, với gia đình tôi. Nỗi buồn mất ba vẫn còn in sâu trong lòng, chúng tôi không muốn một lần nữa phải khóc buồn vì mất mạ của mình. Bao ngày trong bịnh viện tôi chỉ biết ngồi cạnh mạ cầu nguyện và mong mỏi vào sự tiến bộ của nền y học ở đây sẽ cứu được mạ tôi. Khi mạ tôi khoẻ mạnh về nhà, tôi đã tự nhủ với lòng mình là sẽ thay ba chăm sóc cho mạ.

Hòa nhập vào cuộc sống mới với nhiều thay đổi, thay đổi từ nếp sống, thay đổi từ suy nghĩ mà mạ tôi lại là một người sống nội tâm và ít tiếp xúc ngoài xã hội nên mạ đã gặp nhiều khó khăn để có thể thích ứng với đời sống tân tiến ở đất nước này. Không có ba tôi bên cạnh, mạ tôi buồn. Con cái đi học đi làm cả ngày đến chiều tối mới về nhà, mạ tôi bơ vơ. Sáng sớm mạ thức dậy cùng chúng tôi, nhắc đứa này bới cơm, nhắc đứa khác mặc áo ấm kẻo bịnh. Chúng tôi bị cuốn vào nhịp sống mới với nhiều lo toan nên đã vô tình quên đi nỗi cô đơn của mạ. Thui thủi một mình trong nhà ngày này qua ngày nọ chắc là mạ tôi buồn lắm nên có lần mạ tôi đòi về lại Việt Nam, tôi đã năn nỉ:

- Mạ ráng ở lại một năm đi mạ. Cho chị em con ổn định một chút rồi con sắp xếp đưa mạ về.

Một ngày, tôi chợt khựng lại khi nghe mạ vừa nói vừa đưa tay lau vội nước mắt:

- Không có tối mô mạ ngủ được hết. Mạ buồn, mạ nhớ ba mi…

Làm sao mà mạ tôi không buồn không nhớ ba tôi cho được vì hơn bốn mươi năm đầy ắp nghĩa vợ tình chồng, buồn vui khổ cực có nhau vậy mà khi gần đi Mỹ, ba tôi lìa bỏ cõi trần một cách bất ngờ để mạ tôi bơ vơ hụt hẫng. Ngày đưa ba tôi từ bịnh viện về lại nhà, tôi nói với mạ:

- Mạ ơi, nếu ba mất mình thiêu ba để đem tro của ba đi qua Mỹ với mấy mạ con mình nghe mạ.

Mạ tôi buồn bã gật đầu không nói lời nào. Ngày mang tro cốt ba tôi về nhà thấy trời mưa tầm tả suốt đêm, mạ nói:

- Giờ này ba ở nhà ấm áp chớ không nằm ngoài nghĩa trang ướt lạnh một mình. Khi nhà mình đi thì mình đem ba đi theo.

Nhờ mang theo hũ tro cốt của ba đi Mỹ, mạ con tôi lúc nào cũng có cảm giác ấm cúng như có ba bên cạnh, như ba vẫn hiện diện đâu đó trong ngôi nhà này với mạ con tôi.

Khi chúng tôi khuyến khích mạ đi thi quốc tịch để bảo lãnh cho gia đình chị của tôi, mạ tôi miễn cưỡng nghe lời nhưng phải vất vả thi đến ba lần mới đậu. Suốt hai năm trời, mỗi sáng mạ tôi cầm tập đến Trung Tâm Văn Hóa Đông Dương ở khu housing để học tiếng Mỹ và học thi quốc tịch. Từ khi lấy chồng mạ chỉ biết ở nhà chăm sóc con. Khi ba đi tù mạ chạy vạy buôn bán kiếm tiền bới xách thăm nuôi chồng ở tận vùng biên giới xa xôi. Bởi vậy hơn bốn mươi năm trời không vận dụng đến trí nhớ nên mạ tôi học hành khó khăn lắm. Với mạ tôi học tiếng mẹ đẻ cũng còn khó khăn nói chi học tiếng xứ người. Mạ vừa học bài vừa than thở:


- Còn ba mi thì mạ mô phải học tiếng Mỹ chi cho mệt. Ba mi siêng học, ngồi học tiếng Mỹ cả ngày. Hồi trước ba nói mạ khỏi học tiếng Mỹ, qua Mỹ để ba lo, ba làm thông dịch cho mạ. Rứa mà ba mi…

Than thì than vậy chứ mạ tôi cũng cố gắng hết sức để học và khi cầm được cái bằng quốc tịch Mỹ trong tay, mạ mừng rỡ hối tôi lo hồ sơ bảo lãnh cho gia đình chị tôi.

Những ngày đầu qua đây nhờ có trợ cấp xã hội, mạ tôi đến phòng răng để kiểm tra răng. Ông nha sĩ Mỹ bảo mạ tôi phải nhổ hết hai hàm răng của mạ vì cái thì rụng, cái thì sâu và cái thì lung lay và vì welfare không cho tiền chữa mà chỉ cho mạ tôi nhổ hết răng để làm lại răng giả. Ông nha sĩ nói nhổ xong ông sẽ làm cho mạ hai hàm răng đều đặn đẹp hơn hai hàm răng đang có của mạ. Nghe nói bị nhổ hết răng mạ tôi sợ nên trốn luôn. Vậy mà gần hai mươi năm, mạ tôi cũng còn móm mém vài cái răng để cười duyên. Mỗi khi nhắc mạ đi nha sĩ khám răng, mạ tôi hay nói:

- Ba mi chết sớm mang theo hàm răng tốt, phải chi mạ có được hàm răng như ba. Đi tù bao nhiêu năm thiếu ăn thiếu uống mà không hư một cái răng. Ngày thiêu ba mi, thằng Thông với thằng Phong đi lấy tro của ba, lượm về hàm răng của ba còn đủ chỉ thiếu một cái răng cấm.

Những lời của mạ, tuy nói với con cái nghe cho vui nhưng trong lòng tôi như có một điều gì đó thật khó nói thành lời vì tôi hiểu mạ đã mang thai tám đứa con trong bụng, bao nhiêu calcium của mạ đã san sẻ, đã chia bớt cho con cái rồi thì răng của mạ tôi làm sao mà còn tốt cho được!

Hàng tuần được quây quần bên nhau là một niềm hạnh phúc của chúng tôi mà cũng là của mạ. Các em tôi mang con đến thăm mạ và được thưởng thức món bún bò Huế của mạ mà dù đi ăn ở đâu, dù có ai mời ăn, các em cũng đều nói “không ngon bằng bún bò mạ nấu”. Mạ tôi vui lắm khi thấy con ăn ngon miệng và cũng hãnh diện vì biết món bún bò Huế của mạ rất được các con yêu thích. Qua San José thăm gia đình chú tôi, các em con của chú thím đã sắp xếp xin nghĩ làm để đưa bác mình đi chơi, vậy mà mạ tôi chỉ thích đi chợ nấu bún bò, bánh bột lọc hay bánh canh cua cho chú thím và các em ăn vì những năm tháng còn ở Việt Nam mỗi lần giỗ ôn nội tôi, món bún bò của mạ không bao giờ thiếu được trong ngày giỗ.

Là con, ai cũng mong cho cha mẹ mình khoẻ mạnh sống lâu, mong cho cha mẹ mình được ở mãi bên con cháu nhưng với gia đình tôi, ba tôi đã không còn, ba ra đi ở tuổi 61. Nhiều khi tôi nghĩ nếu gia đình tôi được đi Mỹ sớm hơn thì có lẽ ba tôi - dù đang bị bịnh ung thư - cũng được sống ở nước Mỹ vài năm với mạ con tôi. Nếu có ba bên cạnh mạ tôi không buồn, mạ tôi không cô đơn thui thủi ra vô một mình trong căn nhà vắng vẻ. Mỗi năm đến ngày giỗ của ba tôi, mạ nấu những món ăn ba ưa thích bày lên cái bàn nhỏ thắp ba nén nhang. Mạ tôi vốn rất sợ nói chuyện chết chóc nhưng cũng vài lần tôi hỏi mạ:

-Khi mạ qua đời mạ có muốn thiêu để cạnh bên ba không?

Mạ tôi gật đầu không chút ngại ngần. Đó cũng là lý do tại sao chị em tôi vẫn còn giữ tro cốt của ba trong nhà dù cũng nhiều lần người quen hỏi sao không mang tro của ba tôi đem thả xuống biển như nhiều người đã làm.

“Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho ba mẹ sống đời với con”

Cũng biết là con người không thể nào sống mãi với thời gian, đến một lúc nào, đến một tuổi nào rồi sẽ phải ra đi, sẽ phải chia lìa nhau vì đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa nhưng tôi vẫn ước ao sao thời gian đi chậm lại để chúng tôi vẫn có mạ tôi bên cạnh. Mạ tôi là chỗ dựa tinh thần cho chị em tôi để chúng tôi đến với nhau và sống với nhau trong từng ngày từng giờ còn lại của mạ.

Minh Nghĩa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,743,097
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho bán nguyệt san Tuổi Hoa, và Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975,
Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến