Hôm nay,  

Nỗi Niềm

03/04/201300:00:00(Xem: 263320)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự, “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân”. Bài thứ hai của bà là lá thư chia sẻ chuyện chồng con, dâu rể với một tác giả Viết Về Nước Mỹ:

Thư gởi bà Trần Cẩm Tú,
tác giả bài "Má vợ ở rể"

Miền Đông Bắc, ngày...

Thưa Bà,
Điều trước tiên xin bà thứ lỗi cho tôi về sự đường đột này, vì trang viết của bà làm tim tôi "thổn thức từng đêm". Cái mỹ danh Cẩm Tú của bà gợi tôi nhớ hai cô bạn hàng xóm thuở nhỏ của tui ở Việt Nam là Cẩm Hồng, Cẩm Tố. Hai cô nhỏ này rất đẹp vì ba tụi nó lai Tàu. Như vậy, chắc bà cũng đẹp như tên gọi? Cẩm Tú, giang sơn cẩm tú, còn gì đẹp hơn "dệt gấm thêu hoa?".

Bà viết "... không biết ai để ngỏ lòng..." Trùi ui, tôi "chít" vì cái chữ "ngỏ" này của bà. "Ngỏ lòng" hay tỏ lòng cũng thế:

"Nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây"
(Chinh Phụ Ngâm)

Tính đến hôm nay, bài viết của bà đã gần 4,000 người đọc, trong đó có tui. Bà muốn tìm người tri kỷ? Tui nè, tui giống y chang cái "situation" của bà. Hồi còn nhỏ ở với cha mẹ cũng y như bi giờ, ở cái xứ Mẽo lạnh lùng này! Có điều, xin thú thật cùng bà, tôi không đẹp như bà: tui là bà già xấu hoắc, đen thui và hơi kỳ...cục. Tui là người "Sè Goòng chăm phần chăm" ngang ngược, phóng túng chứ không được nề nấp "áo lụa khăn quàng", hình ảnh cô gái Bắc thanh lịch như bà.

Tui hoan hô cái tinh thần "Nam nữ bình đẳng" trong trang viết của bà. Má tui có bảy gái bốn trai. Con trai phá như giặc, lười như ma nhưng làm gì, đòi gì Má tui cũng "ô- kê", còn đám con gái làm cực thấy bà cố mà cái gì bà cũng la "Hổng được đâu con!", nghĩ lại mà tức anh ách! Những lúc nhà có giỗ, tiệc, đàn ông con trai được ngồi "bảnh chọe" ở nhà trên, còn đàn bà con gái phải ngồi ăn ở nhà dưới. Tôi phản đối chuyện này, và càng đấu tranh mạnh mẽ hơn khi tôi về làm dâu.

Gia đình chồng tôi là người Huế... lai tám mươi đời triều đại cuối cùng nhà Nguyễn, cho nên cái vụ "nam tôn nữ ti" này bự lắm. Vì cái nghi thức "hoàng gia... giả" nên mỗi lần có giổ là người trong xóm phải đến "dọn giổ" ba ngày: ngày Tiên thường, ngày Chánh giổ, ngày Hậu thường. Họ là những tá điền của ông nội chồng tôi phải đến "thi công" từ ngày hôm trước. Đàn ông thì leo hái dừa, hái trái cây, rọc lá chuối, mổ heo, giết gà; đàn bà thì chẻ củi, gánh nước, làm bánh, nấu nướng, làm chả, làm nem. Bà nghĩ coi, con gái Sè Goòng như tôi làm sao kham nổi cái nồi cơm nấu cho mấy chục người ăn? Nồi cơm này bằng đất nung, chụm củi dừa, củi tre. Chỉ việc nhúm lửa, thổi lửa là tôi chạy... hai mươi cây số kiểu Marathon. Có một việc tôi làm được là "làm bánh quay" nghĩa là rửa chén, hay lặt rau mà thôi, mà rửa chén trong cái thau đồng nặng trịch, tổ chảng bưng không muốn nổi.

Đàn bà con gái làm chuyện bếp núc "cực khổ trần đàng" như vậy nhưng lúc ăn thì sao? mấy O, mấy Mệ ăn ở bộ ván gõ nhà sau, còn mấy bác, mấy dì hàng xóm và tui ăn ở sau bếp. Nếu có đám con nít thì "chờ chút". Chờ chút chú cho cháu chén chè, tức là chờ đám "hương chức hội tề" ở nhà trên ăn xong, trong lúc họ xỉa răng, ăn bánh uống trà, phán rằng: "Dọn xuống, bây!" là lũ trẻ con mới được ăn phần còn lại, thêm thắt chút đỉnh. Tôi "quạu" lắm, tự hỏi: "Sao kỳ vậy?"

Tôi tranh luận với ông già chồng, chú chồng. Cũng may, mấy ông này là dân Tây học nên cũng đồng tình với tôi, chỉ có ông nội là càm ràm: "Cái con cháu dâu mới này sao không chịu theo "nề nếp hoàng gia" gì hết trọi..." Mấy bà hàng xóm vui lắm, tươi cười hả hê: "Từ ngày có ... Mợ về, đàn bà con nít gì cũng được ăn giổ nhà trên, được lên nhà trên..."

Bà thấy tui giống bà chưa? Còn nữa. Tui cũng có hai thị mẹt cách nhau bảy tuổi. Bà ngạc nhiên à? Thưa bà, không phải tụi tui hay ho gì đâu, mà vì trong "bảy năm tình lận đận" đó ông nhà tui "bận ở tù" ngoài Bắc nên tui "bán đường tơ" tạm ngưng sản xuất. Khi con "mẹt" nhỏ 5, 6 tuổi gì đó thì lại nghe rục rịch cái vụ H.O, nên cả hai đứa tui cùng hát bài "Hy vọng đã vươn lên" không dám đẻ tiếp vì sợ "Ngựa phi đường xa" mà ôm cái bầu thì mệt lắm. Khi đến Mỹ rồi, "người tình năm trăm" của tui cứ nằn nì kiếm đứa con trai. Tui cương quyết hát thật to bài "Thôi" của Nguyễn Ánh 9. Và, bà ơi, vì cái lép vế không có con trai nên tui mới có cái nỗi nòng này.

Tui là người miền Nam ăn nói không có khéo léo, hoa lá cành như người Hà Nội (trước 75). Mới đây khi đi physical check up, ông bác sĩ cho biết ruột của tôi nó khác người ta, nó không chạy lằng nhằng vòng vo mà nó "thẳng như ruột ngựa", cho nên, nếu có điều gì không phải, xin bà lượng thứ cho.

Như trên tôi đã thưa với bà, chồng tôi thuộc giai cấp "quí phới", giòng dõi hoàng gia... giả với cái họ đôi như Nguyễn Phúc, Nguyễn Ưng, Nguyễn Đăng... gì gì ... đó nên chẳng giỏi giang gì cho lắm. Cả đời "chả" chỉ có ba chữ "đi": "Đi học, đi lính, đi tù". Đến lúc được đi Mỹ thì khá chút đỉnh, biết rửa chén bát, hút bụi và ủi quần áo. Cái thứ ba này phải cho chả "vingt sur vingt", vì ổng ủi đẹp lắm. Quần áo tui ăn bận ra đường là "chả" take care ủi hết. Người đời thường nói "Người đẹp nhờ lụa", cho nên tui đẹp được chút xíu là nhờ bàn tay của ổng ủi quần áo cho tui.

Ý trời, tui viết thư cho bà trong lúc nấu ăn. Mải mê thưa chuyện cùng bà mà món gà xào rau cải của tui nát nhừ. No star where. Chiều nay ổng về ổng có la thì tui... la lại. Tôi không thích đàn ông ăn hiếp đàn bà. Hồi nẵm, năm cuối đại học, Sài Gòn có phim truyện rất ư là tình tứ "Xin đừng bỏ em" được chiếu rộng rãi ở các rạp chiếu bóng, đám thanh niên nam nữ chiếu cố tận tình. Có một bữa, vào lớp, mấy ông con trai nhao nhao hỏi: "Mấy bà nộp đơn chưa?" Tôi hỏi đơn gì thì hắn bảo: "Đó, đơn xin đừng bỏ em!" Tôi trề môi cả thước và nói "Còn khuya!!". Tôi không thích mấy bài nhạc coi rẻ phụ nữ như: "Đùng bỏ em một mình", "Đừng xa em đêm nay" làm cho đàn ông họ "lừng". Xin quí bạn đọc mày râu bớt nóng, tôi không nói là phủi ơn quí ông đâu, vì "Không có Anh, ai dìu em đi trong đường vắng, không có Anh, ai đem cái check về mỗi tuần cho em..."

Ủa, tôi nói tới đâu rồi bà? Tuổi già hay quên là như vậy đó, cái bệnh Alzheimer's này chẳng từ bỏ ai, xin bà thông cảm... À, tui nhớ ga gồi, cái chuyện Male, Female đó mà. Bà nghĩ kỹ mà coi, đẻ con gái, con trai đâu phải do người mẹ? Một mình tui, một mình bà, mình đẻ được sao? Sao mấy ông không đấm ngực, ngửa mặt lên trời mà than: "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng"


Bà biết không, tui hãnh diện về bà Hallary Clinton làm Bộ trưởng ngoại giao Mỹ tám mươi phần trăm thì cái bà Hee gì đó mới lên làm Tổng thống Nam Hàn một trăm phần trăm. Vậy là dân Á Châu mình oai hơn Mỹ Châu, Âu Châu rồi vì lần đầu tiên có phụ nữ châu Á lên làm tổng thống. Chỉ tiếc là "Sao em nỡ vội... không lấy chồng" Bi giờ, ai dám lấy bà Tổng Thống đây? Ông nhà tôi có vẻ không thích. Ổng nói đàn bà đái không qua ngọn cỏ, làm chánh trị nỗi gì? Ừ, wait and see.

Ngộ ghê bà ơi, tui thì tía lia "mồm loe, mép giải" mà ông nhà tui thì ít nói, ít lời. Có một chuyện ổng cứ nói hoài, khổ lắm là chuyện rủ rê tui đẻ thêm một đứa con trai (chắc gì là con trai) cho có nếp có tẻ, tôi chỉ thẳng ra cửa:

- Đi kiếm người khác!

- Ở vùng này kiếm đâu ra người Việt Nam "ở không", chỉ có Ấn Độ, Ba Tàu chút đỉnh, đa số là Mỹ trắng, tui kham hổng nổi.

- Đúng rồi, ví lại ông không "chịu chơi", "chịu chi", làm sao mà kiếm ra?

- Thôi bà cho tui về Việt Nam với má tui, má tui kiếm cho tui... Ở làng xã tui, mấy bà sồn sồn thiếu gì... Ờ, mà bà cũng lucky lắm đó nha, tui mà không cưới bà thì bà ở giá cho tới bi giờ...

Bà ơi, bà Cẩm Tú ơi, bà nghe được không?

Nói thiệt ví bà, tui hiền lắm, hiền như câu ca dao này:

"Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai"

Cho nên ổng đòi về Việt Nam thăm Má thì "bên anh đang có ta" nhìn trước, thẳng! Ngó quanh, ngó quất thì "chê... chếch với bà!"

Con cà con kê với bà nãy giờ mà chưa vào vấn đề trung tâm tức là tâm điểm của câu chuyện. Đó là chuyện chàng rể đó mà. Rể tui khác hẳn với chồng tui, nó giỏi lắm. Giỏi thật sự. Này nhé, làm landscape: nó; sửa nhà remodel nhà cửa: nó; nấu ăn, hút bụi, lau nhà, cắt cỏ, hốt lá: nó; cho con bú, thay tã: nó luôn. Nó làm tất tần tật, tuốt tuồn tuột bà ơi. Mười mấy năm trời chạy đôn chạy đáo take care má vợ, tía vợ, em vợ, dì vợ, cậu mợ của vợ, cousin của tía vợ tới thăm, tiếp đãi, đưa đón phi trường... Khi còn là "chuẩn úy rể" nó đã hì hục năm lần bảy lượt dọn nhà cho "ghệ" ở đại học, cho em của "ghệ", cho ba má "ghệ". Bà ơi tôi đang thút thít mà hỏi câu này: "Nếu bà là mẹ ruột của rể tui, bà có xót ruột không?" Vì thế lúc nào tôi cũng âm thầm cám ơn bà sui trai lắm lắm.

Vì những sự công lao cực khổ trời bể đó, tôi nghĩ chắc nó ngán ngược khi thấy hai thằng tui xuất hiện ở nhà nó như bắt nó ăn một lúc bảy tám chén chè đậu nước dừa.

Rể tui cực khổ với gia đình tui nhiều quá, lâu quá nên nó muốn hát bài "Thôi" mà hồi mới qua Mỹ tôi nghe anh chàng Jo Marcel hát hoài. Nghĩ cũng ngộ thiệt, nhạc Việt Nam có đủ sắc màu tình cảm: có bài "khóc đi em", rồi cũng có bài "Thôi nín đi em". Trời ơi biểu nín rồi biểu khóc, biết đâu mà rờ, mấy cha nhạc sĩ thời trước rõ là nhiều chuyện!

Chúng ta là đồng hương đồng khói, đồng cảnh, đồng hội, đồng thuyền. Tôi nghe nói ở Cali có nhiều hội lắm, mà sao không nghe nói tới "Hội Sài Gòn" bà nhể? À tui có cái idea này: Hay là mình lập "Hội má vợ" đi bà cho mới lạ, cho nó "hoành tráng" cho nó "máu" (nói theo cách của người trong nước) rồi mình nhờ Việt Báo thu thập bài vở của má vợ trong 50 tiểu bang của Mỹ, của Canada, của Úc, Nam Hàn, Singapore... in thành sách, dựng thành phim, biết đâu Hội sẽ làm giàu vì Best-seller?

Năm ngoái nhân dịp đi đám cưới đứa cháu ở San Diego, tôi có ghé qua Los thăm chú thiếm họ của chồng. Gọi chú thiếm theo vai vế "họ hàng hoàng gia... giả" của ổng thôi, chứ hai ông bà này trạc tuổi tụi tui thôi (bà thiếm còn trẻ hơn tôi năm bảy tuổi). Trong bữa cơm tối, sau khi hỏi thăm chuyện cửa, chuyện nhà, chuyện con, chuyện rể, chuyện dâu, bà thiếm cung cấp cho tôi một kinh nghiệm quí báu mà tôi đã ghi lại vào notebook cẩn thận. Theo bà, muốn dâu rể nó yêu quí mình, phải tuân thủ nghiêm túc ba điều kiện sau đây:

Thứ nhất: không ở chung, không nhờ vả, sai biểu nhiều chồng nó, vợ nó.

Thứ hai: Không xen vô chuyện nhà cửa, hỏi han việc riêng, lương bổng của nó.

Thứ ba: Điều này quan trọng nhất đây. Không xài tiền của chồng nó, vợ nó (tức là con trai, con gái mình)

Bà nói rằng đó là kinh nghiệm của bà, kinh nghiệm xương máu của bà, vì bà ở Mỹ hơn bốn mươi năm.

Bà ấy nói quá đúng. Bà ơi, con mình, cháu mình nhưng là vợ nó, con nó. Nó có power hơn mình; mình chỉ là cái bóng, nó mới là hình, mình chỉ ở back stage, nó mới là front stage. Bà ơi, tôi ngộ ra điều này thì "too late" mất rồi, phải "ôm đầu máu với thương tích đầy mình". Tôi phải bắt chước ông Obama với "We change" vì "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi". Nó không nghe mình, thì mình phải nghe nó, nếu không muốn mất cháu, mất con, bà nhể?

Giờ đây ở Mỹ hay ở quê nhà, những quyển sách như: Học làm người, Dạy con gái khi về nhà chồng, Dạy con từ thuở còn thơ, Bông hồng cài áo, Công cha nghĩa mẹ, Người mẹ tuyệt vời, Nhớ mẹ đêm mưa... không có độc giả, chủ tiệm đổ ra bán giấy vụn hoặc bỏ recycle. Vì mấy thứ đó là "chuyện đời xưa" không ai có thì giờ để đọc.

Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là thầy dạy Triết của tui ở năm cuối trung học, ông có nhiều đầu sách hay, giá trị, trong đó có tiểu phẩm "Ai cũng cần có một bà mẹ". Nhà văn dùng chữ "cần" cho thấy cái besoin, cái nhu cầu ắt có và đủ, đây là sự đồng đều nhất Thượng Đế ban phát cho con người: ai cũng cần có NGƯỜI MẸ là người sanh đẻ ra mình. Bất kỳ ai cũng có. Bà ạ, tôi muốn thêm một chữ phía sau thành "Ai cũng cần có một bà mẹ vợ" vì nếu không có mẹ vợ thì làm sao có con vợ, và tại sao tụi Mỹ nó lại ghét mẹ vợ, làm cho người Việt Nam mình cũng khoái bắt chước? Tôi định bụng hôm nào hỏi thẳng thằng Team Leader của tôi coi sao?

Hình như bà thở dài? Ai cũng có một nỗi niềm. Bà có nhớ bài hát "Có nỗi niềm riêng" của nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương không?

"Có những niềm riêng làm sao nói hết?
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín!
Nên khi xuôi tay... còn chút ngậm ngùi!!!"

Thành thử, nỗi niềm riêng đó, ta chia xẻ cho nhau để vơi bớt xì-trét nha bà.

Cám ơn bà đọc cái thư tràng giang đại hải của tui. Cám ơn Việt báo đã dành cho chúng ta "sân chơi" thoải mái, diệu kỳ. Viết là nói với chính mình và đọc là chia xẻ, cảm thông. Trận đấu bóng giao hữu hai hiệp không phân thắng bại của ta cũng đủ dài, xin phép bà tôi dừng ở đây. Không quên chúc bà và xã của bà, sức khỏe, may mắn, hạnh phúc.

Thân ái cùng các cháu và hẹn gặp bà ở... "Viện dưỡng lão"

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
03/04/201317:13:03
Khách
Truoc' het xin cam co^ Cẩm Tú , su chia xe~ cua? cô đa~ đông long cô Song Lam , nen chau' co' dip đoc them mot tu su nua~ . Hai bai`viet that vui & hay .
Xin cam? on hai co & xin kinh' chuc' hai cô luon hanh phuc' & binh` an .
Hai cô la` " ky` phung` đich thủ".
Kinh' men' chao` .
KH
03/04/201314:22:38
Khách
Bài viết vui lắm! Rất mong đọc thêm nhiều bài khác của bà! Xin cám ơn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,756,103
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho bán nguyệt san Tuổi Hoa, và Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975,
Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến