Hôm nay,  

Bà Tám ... đi Mỹ

15/11/201900:00:00(Xem: 15609)

Bài số: 5835-20-31618-vb6111519

 

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là làm là bài viết mới nhất của Bà.

 

****

 

Bà Tám đây mà má của Mị ah. Bà Tám hồi xưa tóc dài, da trắng, đẹp gái, dịu dàng. Haiz, nói tới đây cũng hơi cám cảnh một chút. Bởi vì từ nhỏ tới lớn, thiên hạ tưởng Bà Tám lượm Mị ở gốc cây gáo đầu xóm, chớ có đâu mà má một đằng, con một nẻo như vậy. Nghĩ lại cũng hoàn cảnh mà ra. Thử hỏi, cái thời sau 75, một bà mẹ đơn thân nuôi ba đứa con nhỏ, ở cạnh cái xóm ve chai, xích lô ở quận 8, trong khi Má thì bận vật lộn mưu sinh, từ một cô giáo xinh đẹp thướt tha, chuyển qua ghánh nước mướn, chẻ củi mướn, nuôi heo, nuôi gà, trồng rau chưa kể tiết mục bị bắt đi làm thủy lợi, khiêng đất đào kinh dẫn thủy nhập điền thì còn thời gian, sức lực nào mà chăn ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi quậy tung trời đất.

Các con của Tám gia nhập đội ngũ con nít đông đảo xóm nhà lá, sau khi bày đủ trò trong vườn cây sau nhà, hết đánh trận giả, đến đánh lộn thiệt, thì chuyển sang hết lội kênh, lội ruộng đến đi bơi trong ụ pháo, vô bãi rác coi người ta đào vàng, rồi tham gia lượm bịt ny lon bán ve chai. Tại sao lại nói đào vàng ở bãi rác? Hồi Mậu Thân, bom đạn, nhà cháy, Sài Gòn tả tơi thì những khu vực bị đốt phá, người ta đập nhà và đổ tập trung bên Sở rác quận 8. Thời đó, quận 8 khu vực giáp với Bình Chánh vẫn còn dân cư thưa thớt, đồng ruộng và kênh rạch, dừa nước còn đầy. Chuyện rắn bò vào nhà là chuyện thường xuyên xảy ra.   Có lần, nhà Mị còn bị nguyên con rắn bò vào khạp gạo mà không biết, xém tí là bà Tám xanh cỏ. Ông bà phù hộ, hôm đó, trước khi xúc gạo nấu cơm, Tám nhìn vào trong khạp, thấy một ông rắn khoanh tròn chễm chệ trong khạp, Tám hoảng hồn lấy tấm thớt thiệt bự dằn lên rồi chạy ra kêu hàng xóm. Mấy chú mấy bác, chạy đến giúp đem khạp gạo ra giữa đường úp xuống để bắt rắn... nhậu.   Có ông Năm đang xỉn xỉn, chộp cổ con rắn, không sát cái ngạnh hàm của nó, bị nó quẹo đầu lại cắn sượt qua ngón tay út, phải tháo khớp ngón tay. Có tật bàn tay luôn, từ đó bị đặt chết danh "ông Năm dảnh" vì gân bàn tay bị co rút, dảnh các ngón ra y như cô Bảy ở đợ trong tuồng Đời Cô Lựu.

  Những người dân ở xóm Mị nghe danh giang hồ tứ chiến nhưng họ sống có tình có nghĩa lắm. Đầu gấu xứ nào không biết nhưng trong xóm có hữu sự là luôn ra tay giúp đỡ. Gặp mặt luôn chào hỏi đâu ra đó. Nhà Mị ở ngoài rìa xóm, Tám nói đầu năm không dám đến nhà ai, vì nhà đơn chiếc hạn chế đến nhà người khác. Sáng mùng một thì ngoài hàng rào treo đầy bánh tét hàng xóm đem qua cho mẹ con nhà Mị. Tình nghĩa xóm giềng khó mà quên được. Thiếu gạo ăn là cắp rổ đi hàng xóm mượn. Đúng nghĩa cái câu ông bà nói, bán anh em xa, mua láng giềng gần. Sau này, khi Mị dù đã dọn về chỗ khác ở nhưng mỗi khi anh em Mị nghe "đi Phạm Thế Hiển" chơi là thích lắm. Đến nỗi cậu Mị còn nói: "cái xóm nhà lá đó có gì hay mà đi hoài vậy?". Trẻ con mà, nơi nào cảm thấy mình được yêu quý thì tự nhiên tìm về thôi đâu biết cân đong đo đếm giàu nghèo. Tám nói, ai có ân tình thì phải ráng mà giữ. Người ta có lòng giúp mình thì phải nhớ ơn, đời người, tiền dễ kiếm, ân tình mới khó kiếm. Mất người mới tiếc, mất tiền không cần tiếc. Nói thiệt chớ, lúc đó Mị nghĩ bụng "tiền có đâu mà đòi mất chời" hị hị. Bây giờ vật đổi sao dời, người xóm cũ đã tản mát khắp nơi, kẻ mất người còn, nhưng trong lòng Mị, cái xóm nhà lá Phạm Thế Hiển quận 8 năm xưa đó vẫn là nơi Mị đặt một phần trái tim mình.

  Sau khi đã ổn định nơi ở thì Mị cũng đón Tám sang ở cùng. Cũng may, nơi Mị ở ngoài vấn đề cái khô hạn và nóng cháy da vào mùa hè còn lại thì mọi thứ tốt cả. Thật trùng hợp, Mị chuyển từ một lung lũng trồng nho ở Miền Bắc sang một thung lũng trồng nho ở Miền Nam của California. Thành phố tầm khoảng hơn một trăm ngàn dân, quy hoạch rất đồng bộ. Tám rất có tay trồng cây. Mị hăm hở bắt tay ngay vào việc gây dựng một vườn rau thơm Việt Nam chánh hiệu con cào cào cho Tám đỡ nhớ Việt Nam. Mị đến cửa hàng Home Depot bắt tay vào sắm sửa. Ở bên Mỹ này, nói tới Home Depot ai cũng biết. Đấy là một chuỗi cửa hàng cực lớn, chuyên bán thượng vàng hạ cám các loại sản phẩm dùng cho việc sửa chữa nhà cửa, vườn tược. Họ bán từ món nhỏ xíu như bù lon, con tán đến các thứ lớn như cửa kiếng, gạch lót sàn, máy lạnh, máy rửa chén, máy giặt, đến các thứ máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, xi măng gạch đá, gỗ cát, hay đồ làm vườn từ bao đất, phân bón, hạt giống, vv.

  Không giống như khu vực Orange County đất đai khá màu mỡ, đất nhà Mị á, chọi chim cục đất bảo đảm không ngất thì cũng lảo đảo chứ không đùa được đâu. Toàn đất sét. Hàng xóm nhà Mị có một cái cây to ơi là to, sát hàng rào với nhà Mị. Mị chọn ngay khoảnh đất sát đấy để làm vườn rau. Tranh thủ tí bóng râm mà. Mị bắt tay vào đào đất, ôi chà, vô số rễ to nhỏ bò sang đất nhà Mị. Khéo nó làm nứt tường nhà Mị mất. Thế là cứ đào trúng rễ to rễ nhỏ gì Mị cũng cứ thế mà cắt sạch. Mị bảo với Tám: "Tám cứ để con, đào một loáng rồi xuống đất là có chỗ tha hồ trồng rau, đưa con cái cuốc chim, rồi tránh xa ra." Mị tóm lấy cuốc chim và thẳng tay bổ xuống một nhát, vừa giở lên là nguyên vòi nước phún thẳng lên trời qua khỏi nóc nhà của Mị. Hồn vía lên mây, Mị chạy bay ra ngoài tắt vòi nước chính. Khổ thế không biết, làm sao bây giờ. Mị bổ ngay một cuốc vào ống nước tưới cỏ chôn trong vườn. Mị chạy ngay ra Home Depot mua hộp keo, và hai miếng ốp ống nước đem về, mài cái ống nước nhựa PVC bị cuốc lủng cho láng, sau đó phết keo lên, khớp dính hai miếng ốp lại với nhau là xong. Phải chi Mị cuốc xuống một cái là dầu hỏa vọt lên, hay lộ ra mỏ vàng mỏ bạc gì đấy thì hay biết mấy.

  Đấy, ai cũng bảo đi Mỹ cực khổ, sung sướng gì mà ham hố. Ở Việt Nam đời nào Mị động tay vào sửa chữa nhà cửa các thứ. Thế mà sang Mỹ, Mị không những biết sửa ống nước, mà còn thay vòi nước rửa chén trong bếp. Mị cứ gắn gắn sửa sửa thế nào, bên nước nóng thì chuyển thành nước lạnh và ngược lại. Thế là mở ra gắn vào, dư con ốc. Mở ra gắn vào lần nữa, nước hết chảy. Bực quá, Mị bèn đi ra cửa hàng Home Depot thần thánh của Mị, mua phứt luôn vòi nước mới, quá đẹp luôn. Sau khi thành công mỹ mãn tiết mục thay vòi nước bồn rửa chén Mị xử lý luôn cả vòi nước bồn tắm, gắn luôn cả bồn vệ sinh, sơn luôn nguyên bộ ghế để ngoài sân, tiết kiệm kha khá tiền. Nếu phải kêu thợ mỗi khi cần sửa chữa lặt vặt trong nhà thì rất mất thời gian và tốn kém. Chỉ riêng tiền chênh lệch giữa thợ này và thợ khác có khi đã gấp mấy lần. Nên mỗi lần sửa chữa nhà cửa mà phải gọi thợ thì Mị thường kiểm tra giá cả cẩn thận nhiều nơi rồi mới dám gọi. Nên hễ cái gì mà sửa được là Mị tự làm luôn cho gọn.

  Trong đời sống hàng ngày, mọi thứ đều hết sức thuận tiện giúp tiết kiệm thời gian. Cụ thể như việc chợ búa nấu nướng. Ngày xưa ở Việt Nam, đi chợ mua con cá, con gà được giúp làm sẵn đã là thấy tiện quá sức rồi. Sang Mỹ thì tha hồ chọn lựa. Thực phẩm vô cùng phong phú. Thịt heo, bò, gà được đóng gói nhiều cỡ, nhiều loại, phần nào ra phần nấy. Thông thường chợ đóng gói thịt sẵn tầm 2 đến 4 lbs là khoảng 1 hay 2 ký mỗi gói, tùy nhu cầu mà lựa lớn nhỏ. Gà thì cũng có đủ thứ, từ nguyên con, đến đùi, cánh, cẳng, vv. Tiện đến mức Mị mà lười thì cũng chả cần phải cắt xén chi, họ đã có loại cắt sẵn vừa khẩu phần, về rửa sạch và ướp các loại gia vị mình muốn là được. Mị có thể chuẩn bị xong một bữa thịt bò xào sả, củ hành và bún cho cả nhà trong 15 phút. Nếu lười quá thì đã có các gian hàng bán thức ăn nấu sẵn, phổ biến nhất là gà nướng nguyên con, giá khá rẻ, chỉ 5 đến 6 đồng một con thôi. Đủ ăn cả nhà. Riêng khoản bánh mỳ thì chắc cả mấy chục loại khác nhau, từ loại thông thường đến loại bánh nâu, bánh đen, bánh có hạt, vv. Mị nhớ một người bạn ở Châu Âu bảo, Mỹ có nhiều loại bánh mỳ khác nhau nhất thế giới. Hợp chủng quốc mà, mỗi một sắc dân di cư lại mang theo thực phẩm của xứ họ, nên Mị ở Mỹ mà biết được món ăn của nhiều quốc gia trên thế giới, dù Mị chưa từng đặt chân đến xứ đó.

  Mị thích đi chợ ghê lắm. Nhưng bà Tám thì đặc biệt thích tiết mục đi chợ trời. Thượng vàng hạ cám, ngoài chợ trời có bán cả. Mị chỉ biết một chợ trời khá lớn khu Goldden West của Quận Cam. Mỗi tuần họ họp chợ vào hai ngày cuối tuần, mọi người tha hồ lựa chọn từ cây cối đặc biệt là các thứ cây trái, rau thơm Việt Nam có bán đủ. Quần áo thì nhiều vô số kể, từ 50 cent một cái đến mấy đồng một cái, hay 5 đồng ba cái mà không ít lần Mị mua hẳn vài bồ đồ vía đi làm còn mới tinh cả hiệu mà chưa đến 10 đồng. Nồi niêu xong chảo, mền gối gì họ bán đầy hết. Có khi chả cần mua gì, chỉ lượn lờ đi dạo vòng vòng ở đó cũng vui. Bà Tám thì thích mua đủ thứ loại ớt, trồng ớt đen, ớt cam, ớt chỉ thiên, ớt thái, trái to, trái nhỏ đủ loại. Bởi vậy, Mị nói như két lột lưỡi cũng có nguyên do cả. Lúc rảnh rỗi thì tùy theo mùa, Mị lại dẫn Tám đi các vườn cây đến mùa thu hoạch, để hái trái cây cân ký. Trái chín trên cành, lựa qua chọn lại, ăn có bao nhiêu, chủ yếu là vui. Niềm vui của người già đơn giản lắm, chỉ mong có thời gian với con cháu, nói chuyện xưa chuyện nay, thăm thú chỗ này chỗ nọ. Chỉ cần con cháu để tâm một chút sẽ thấy không có ông bà già nào sinh tật khó chìu đâu. Dù đôi mình cũng điên đầu một chút.

  Mị biết, bà Tám sang đây tuy cuộc sống có an nhàn hơn ngày xưa nhưng cũng đã là rất cố gắng rồi. Đối với người lớn tuổi, việc sang một đất nước xa lạ, không biết tiếng nói, không biết chạy xe, xa cách quê hương bản quán, gần con cháu đứa này thì lại xa đứa khác... là một thử thách tâm lý hết sức to lớn. Ông bà mình thường nói: "nhỏ cậy cha già cậy con" đã vậy già mới đi định cư xứ khác thì nhiều lo lắng hơn, nhiều nỗi bất an hơn, nhiều nỗi nhớ chia đôi hơn. Ở nơi này thì làm gì có cảnh chiều chiều bắt ghế ngồi trước cửa nói dóc với hàng xóm, con cháu ra vào í ới nói tiếng Việt. Sáng muốn ăn tô hủ tiếu cũng phải chạy mấy quãng đồng, mà có khi cũng không chạy đi đâu được vì không lái xe được, phải lệ thuộc vào giờ giấc của con cái. Rồi chưa kể, ở nhà một mình, con đi làm, cháu đi học suốt ngày, ông bà già ra vào một mình, cảm giác ít được quan tâm, sẽ dễ tủi thân, thấy mình vô dụng thì tâm tư càng dễ buồn bã.

  Mị nghĩ, người cao tuổi càng cần được giao tiếp, có người nói chuyện cũng như trẻ con cũng cần được quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu. Đôi khi con cái bận rộn công việc cuộc sống, không để ý tâm tư của cha mẹ, cứ tưởng lo lắng đầy đủ vật chất mà quên đi vấn đề chăm sóc tinh thần cho cha mẹ già. Đôi khi chỉ là vài câu chuyện vặt vãnh ở chỗ làm, trên đường về nhà cũng có thể giúp kết nối gia đình, giúp cha mẹ cảm thấy mình vẫn là một phần trong đời sống của con cái. Ngoài ra, tâm lý thương đứa ở xa.  Nhiều khi nhìn thấy xã hội bên này vật chất đầy đủ, cứ nghĩ còn  đứa con ở lại Việt Nam, hay họ hàng còn nghèo túng thì mấy ông bà lại tâm tâm niệm niệm, chắt chiu có khi xin thêm để có quà cáp cho người ở Việt Nam. Làm con như Mị a, có nhiều lúc cũng nổi khùng nghĩ, "mình làm cực muốn chết a, sao toàn nghĩ cho bên Việt Nam không dậy Tám?   cũng là bình thường. Nhưng nếu đặt mình ở địa vị cha mẹ thì Mị hoàn toàn thông cảm. Cho nên, mỗi khi có trợ giúp được bất cứ điều gì, Mị luôn sẵn lòng. Nếu cứ nghĩ tại sao phải giúp thì không phải đâu, chỉ là mua thêm tí niềm vui cho cha mẹ mình thôi mà.

  Cũng may là bà Tám tân thời. Luôn thoải mái và vui vẻ với mọi người kể cả bạn của con. Có khi bạn Mị còn nói chuyện với bà Tám nhiều hơn với Mị. Bà Tám còn tự tìm vui với khu vườn nho nhỏ của mình. Trừ khoản khiêng đất thì dĩ nhiên là bà Tám không tự làm rồi? Ai khiêng? Còn ai trồng khoai đất này chứ?! Làm vườn vừa giúp vận động cơ thể vừa thư giãn đầu óc. Rồi nhờ kỹ thuật tân tiến mà kết nối bè bạn, gia đình khắp nơi, ngày ngày lên Facebook chém gió, khoe thành quả vườn nhà. Lại còn biết tham gia vào nhóm trồng cây Vườn Việt USA trên Facebook để xem ảnh vườn nhà mọi người, trao đổi thông tin, xin hạt giống, nói chung cũng xôm tụ rôm rả lắm. Bởi vậy ngoài lý do thứ 8 trong nhà ra thì đây cũng là lý do má của Mị nổi danh "bà Tám".

 Bà Tám nói: "ở tuổi nào cũng vậy, chỗ nào cũng vậy, con đâu mẹ đó là mừng rồi. Nơi nào cũng có niềm vui, nỗi buồn riêng, có thuận lợi, khó khăn riêng. Nhưng chỉ cần giữ gìn sức khỏe, giữ tinh thần an vui, đừng so sánh nơi này hay nơi khác thì tâm thân của mỗi người sẽ được an lạc." Và Mị cũng chỉ mong mỗi người con đều có được cha mẹ già minh mẫn, khỏe mạnh sống an vui với con cháu. Đấy cũng là phước phần của mỗi người.

 

Temecula, Nov 10th 2019

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
08/06/202416:06:19
Khách
Also, you may be able to continue to take them depending on what they are <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>buy cialis 10mg</a> However, scientists and clinicians alike have become intrigued with the finding that many patients who are diagnosed at an early stage, with small tumours and no evidence of regional lymph node metastases, can have a high level of recurrence when followed for greater than 10 to 15 years, in excess of 25 to 30 2, 3
12/03/202316:02:58
Khách
Fulvestrant, an estrogen receptor antagonist that downregulates the estrogen receptor but has no known agonist effects, has been evaluated in 2 randomized trials involving postmenopausal women with hormone receptor positive, progressive advanced stage breast cancer after disease progression with antiestrogen therapy <a href=http://cialisshop.best>brand cialis online</a>
18/11/201902:30:00
Khách
>>Thế mà sang Mỹ, Mị không những biết sửa ống nước, mà còn thay vòi nước rửa chén trong bếp.

“Thời thế tạo nên anh hùng” . (Không phải “Anh hùng tạo nên thời thế“)
After leaving school of engineering and joined the workforce, one had to go back to community college because of "nhu cầu của chiến trường" to take income tax, personal finance, residential electrical, home plumbing (overkill), automotive electronic, auto performance (sensors, valves) because you had house, cars, refrigerators (thermosensor, relay, ), washer &amp; fryer (coil, heat element, sensors), cooker (cut off heat)
16/11/201917:04:05
Khách
Dạ, em cảm ơn anh Từ Huy và Nam Lê!
16/11/201909:50:09
Khách
Chúc mừng Nguyệt Mị đã được đoàn tụ với bà Tám!
Bài viết thiệt là hay, dí dỏm. Đọc tui thích quá trời.

Kể cái này cho Nguyệt Mị nghe mà nhớ đừng cười tui. Đọc đâu chừng nửa bài hay gần cuối bài gì đó, trong vô thức tui nghe mình kêu... “A Tố!”
Nghĩa là, có một cái gì đó mà Nguyệt Mị với A Tố rất giống nhau. Xưa nay tui biết tui... linh lắm nên điều tui nghĩ chắc chắn là chính xác!
Hai người thử liên lạc kết bạn với nhau đi. Ừa, mơi mốt nếu hai người biết được mình rất giống nhau ở những điểm nào nhớ kể cho tui với nha. Xin cám ơn trước 🤓‼️

Đọc bài mới của Nguyệt Mị tui thấy lòng mình có một cái gì đó hơn cả vui nữa!
15/11/201917:29:09
Khách
Hay lắm! Chúc gia đình tác giả luôn được bình an và mạnh khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến